Lưu ý:

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016

Ông Nguyễn Đức Tài: Cứ làm tốt đi rồi tự khắc có người mang tiền tìm đến bạn

Tổng giám đốc TGDĐ chia sẻ, đừng ngại vì thiếu tiền mà không dám khởi nghiệp. Điều quan trọng vẫn là sản phẩm. Sản phẩm mình tạo ra tốt thì tự khắc sẽ có nhà đầu tư tìm đến.

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Đức Tài – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Thế giới Di động, về quản lý chuỗi tại sự kiện Diễn đàn Lãnh đạo trẻ Việt Nam 2016 (Vietnam Young Leaders Forum 2016) ở TP HCM ngày 2/12.

Trong cuộc đối thoại giữa bà Trương Lý Hoàng Phi - người điều phối chương trình và ông Nguyễn Đức Tài, lãnh đạo Thế giới Di động, nhiều câu hỏi về chuỗi bán lẻ mà người điều phối và các bạn sinh viên, startup, doanh nghiệp đặt ra và làm nóng khán phòng.

- Đâu là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng chuỗi cửa hàng bán lẻ?

- Hai yếu tố quan trọng nhất trong việc phát triển chuỗi cửa hàng bán lẻ là có vũ khí và có chiến sỹ cầm súng lên bắn. Chuỗi phân tán nên nếu bạn không có hệ thống quản lý, quản trị, giám sát tốt thì sẽ rất khó. Thế nên phải có công cụ ngon lành, hệ thống giám sát tốt. Thế nhưng, nếu có công cụ mà chiến sỹ không sẵn lòng bóp cò thì lấy đâu ra kết quả. Vậy nên, hai yếu tố đều quan trọng.

Thế giới Di động có cửa hàng TP HCM thì lãnh đạo thỉnh thoảng ngó qua, chứ ở tận Phú Quốc thì làm sao đi được. Phải xây dựng về con người, về hệ thống quản trị tốt. Nếu không thì thành xây dựng lâu đài trên cát, rất rủi ro.

- Phát triển chuỗi phải xây dựng vũ khí và con người, công nghệ. Theo anh, điều đó có xa xỉ đối với doanh nghiệp nhỏ?

Nguồn lực chỉ là cái cớ. Vấn đề là ý thức thôi. Ngày xưa, Thế giới Di động cũng phải đi mua máy cũ, server cũ với giá chỉ bằng 30% máy mới. Việc xây dựng chuỗi không phải một ngày mà là cả quá trình. Ban đầu cũng chỉ là xây dựng nhà kho. Do đó, nguồn lực chỉ là cái cớ thôi vì luôn luôn có nguồn lực phù hợp cho sự phát triển trong từng giai đoạn.

- Anh đã xây dựng các chuỗi Thế giới Di động, Điện Máy Xanh và bây giờ là Bách Hóa Xanh. Đâu là bài học xương máu trong xây dựng chuỗi cửa hàng?

- Đó là vấp váp năm 2011, 2012 khi phát triển nhanh quá tới một mức nào đó thì cần có những thay đổi trong cách thức vận hành doanh nghiệp. Nhưng Thế giới Di động đã không nhìn thấy và vẫn làm với cách làm cũ. Đến một lúc, tích lũy về lượng quá lớn rồi thì phải thay đổi.

- Bài học với cửa hàng Thế giới Di động và Điện Máy Xanh có áp dụng được với Bách Hóa Xanh hay không?

- Tôi thấy đó cùng là chuỗi nhưng sản phẩm khác. Ví dụ, mặt hàng của Thế giới Di động, Điện Máy Xanh thì có thể thì không bốc mùi khi để lâu. Tuy nhiên, các mặt hàng của Bách Hóa Xanh lại khác, để lâu sẽ bốc mùi vì có nhiều mặt hàng tươi sống.

- Quản lý chuỗi khó nhất là quản lý con người. Làm sao để 100 cửa hàng vẫn có dịch vụ tốt như nhau?

- Có hai động cơ để người ta gắn bó với một công ty, vì tiền và vì niềm vui. Niềm vui có thể là sự tôn trọng, đánh giá. TGDD tạo ra 2 giá trị đó: tạo ra thu nhập tốt, không bè phái trong nội bộ... Những yếu tố ấy tạo ra những con người máu lửa. Người nắm rõ tình hình nhất sẽ là người đưa ra quyết định, chứ không phải top lãnh đạo. Vì người đó hiểu rõ tình hình nhất. Tất nhiên Thế giới Di động có những nguyên tắc nhất định.

- Anh có nghĩ kinh doanh chuỗi là sân chơi quá hẹp cho người mới khởi nghiệp, tiền ít, con người ít?

- Có gì đâu đại gia, 5 người góp thành 2 tỷ thì đại gia gì. Bạn cứ làm cho tốt đi rồi những người có tiền sẽ tìm đến bạn. Họ có xu hướng tìm đến và đưa tiền cho bạn.

Thế Trần

Theo Trí Thức Trẻ

Đọc tiếp »

Sẽ có 300.000 căn hộ mang thương hiệu Vingroup với giá chỉ từ 700 triệu đồng

Là dòng bất động sản đại chúng, với mức giá bình quân chỉ từ 700 triệu đồng, VinCity sẽ được đồng loại triển khai tại 7 tỉnh, thành phố lớn gồm: Hà Nội, Hưng Yên, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nha Trang....

Ngày 3/12/2016, tại Hà Nội, Tập đoàn Vingroup chính thức công bố ra mắt thương hiệu bất động sản đại chúng VinCity. Sự ra mắt của VinCity đã đưa Vingroup trở thành nhà phát triển bất động sản có hoạt động toàn diện trên thị trường bất động sản, với các thương hiệu Vinhomes - nhà ở cao cấp, VinCity - nhà ở trung bình, Vincom - bất động sản thương mại và Vinpearl - bất động sản nghỉ dưỡng.

Là dòng bất động sản đại chúng, với mức giá bình quân chỉ từ 700 triệu đồng, các dự án VinCity sẽ được quy hoạch theo mô hình khu đô thị khép kín với hạ tầng tiện ích và dịch vụ đồng bộ, gồm: giáo dục, y tế, thể thao, văn hóa, mua sắm, vui chơi giải trí, cảnh quan…

Trong giai đoạn đầu, VinCity sẽ được đồng loại triển khai tại 7 tỉnh, thành phố lớn gồm: Hà Nội, Hưng Yên, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nha Trang. Tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, các dự án của VinCity sẽ được đầu tư ở các quận huyện ngoại thành, góp phần hình thành các khu Đô thị vệ tinh, giảm tập trung dân số và tránh ùn tắc giao thông cho các khu vực trung tâm của 2 thành phố lớn nhất cả nước.

Theo kế hoạch dự kiến, Vingroup sẽ xây dựng từ 200.000 - 300.000 căn hộ VinCity có mức giá đặc biệt hợp lý trong vòng 5 năm tới, tạo điều kiện cho đông đảo người tiêu dùng tiếp cận và sở hữu cuộc sống chất lượng và tiện ích tại các khu đô thị do Vingroup phát triển.

Với việc chính thức gia nhập phân khúc nhà ở trung bình, Vingroup đã trở thành nhà phát triển bất động sản hàng đầu Việt Nam, hoạt động toàn diện trên tất cả các phân khúc của thị trường: bất động sản cao cấp, bất động sản đại chúng, bất động sản thương mại và bất động sản nghỉ dưỡng.

Nếu Vinhomes cung cấp đến khách hàng tiêu chuẩn sống vượt trội, kết hợp hoàn chỉnh giữa bất động sản nhà ở với hệ thống dịch vụ tiêu chuẩn cao thì VinCity hướng đến số đông người tiêu dùng với mức phù hợp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng - đồng bộ - tiện ích theo xu hướng của các nước khác trên thế giới.

Ông Lê Khắc Hiệp, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup phát biểu:“Với việc đầu tư mạnh mẽ để xây dựng các dự án VinCity, chúng tôi mong muốn góp phần vào sự thay đổi diện mạo đô thị để dần dần Việt Nam sẽ có các thành phố đẹp, hiện đại như các thành phố lớn trên thế giới. Đặc biệt, thông qua VinCity, chúng tôi mong muốn mang đến cho đồng bào những tổ ấm hiện đại, an toàn và phù hợp với thu nhập trung bình của số đông”.

Theo Trí Thức Trẻ

Đọc tiếp »

"Cửa thoát hiểm" nào cho VietinBank?

Việc phải trả cổ tức bằng tiền mặt giống như người “anh em” là BIDV và Vietcombank chắc chắn khiến cho VietinBank gặp khó trong việc tăng vốn. Liệu nhà băng này có tính toán đến phương án nào khác?

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank - CTG ) vừa thông báo ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông để lấy ý kiến bằng văn bản thông qua việc trả cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt. Đây là động thái tưởng chừng bất ngờ nhưng lại được nhiều người dự đoán trước, bởi lẽ trong số 3 ngân hàng thương mại Nhà nước đã cổ phần thì Vietcombank và BIDV đã thực hiện chi trả cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt xong xuôi, chỉ còn VietinBank là chậm chân hơn.

Theo thông báo phát đi ngày 2/12 của VietinBank, ngân hàng sẽ chốt ý kiến cổ đông về việc chi trả cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt vào ngày 30/12/2016. Mà chiếu theo thường lệ, hễ cứ xin ý kiến cổ đông thì kiểu gì cũng…được thông qua. Như vậy, thay vì giữ lại lợi nhuận để bổ sung vốn tự có (nếu không trả cổ tức thì vốn tự có vào khoảng 61,3 nghìn tỷ đồng) để tăng thêm năng lực tài chính, VietinBank sẽ phải dành ra vài nghìn tỷ đồng để trả cho cổ đông.

Nâng vốn cấp 1 gần như là không thể trong năm 2016

VietinBank phải trả cổ tức tiền mặt là chuyện “ngoài ý muốn” của ngân hàng. Vì theo nội dung đã được cổ đông thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2016 thì ngân hàng sẽ không chia cổ tức 2015 mà giữ lại để tăng vốn trong bối cảnh phải thực hiện theo tiêu chuẩn Basel II và tăng năng lực tài chính trước làn sóng hội nhập ồ ạt.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính đã không đồng ý kế hoạch này mà yêu cầu cả VietinBank và BIDV (ban đầu dự định trả cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn) phải thanh toán cổ tức bằng tiền mặt. Cơ quan quản lý gọi, BIDV đã trả lời bằng việc đồng ý thanh toán cổ tức trong quý 4 này với khoảng 2.700 tỷ đồng bỏ ra, đến lượt VietinBank cũng phải hành động tương tự trong thời gian còn lại của năm nay và đầu năm 2016.

VietinBank dù chưa thông báo về việc sẽ trả cổ tức bao nhiêu, nhưng nhiều khả năng cũng phải nhìn ngân hàng bạn là Vietcombank (10%) và BIDV (8,5%) để hành động. Năm 2015, riêng ngân hàng VietinBank lãi sau thuế 5.718 tỷ đồng.

Việc phải trả cổ tức cho cổ đông bằng tiền mặt gây khó cho VietinBank trong bối cảnh nhà băng này đang rất “khát” tăng vốn khi thời gian áp dụng tiêu chuẩn Basel II chẳng còn bao lâu nữa. Theo tính toán của các chuyên gia, áp dụng cả 3 trụ cột của Basel II vào quản trị rủi ro, hệ số an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng Việt sẽ giảm ít nhất 15 – 20% so với hiện hành (phân loại rủi ro theo Thông tư 36 và 06), thậm chí tới 30% nếu ngân hàng nào không kiểm soát chặt chẽ. Cuối năm 2015, CAR của VietinBank dừng ở mức 10,58% và hiện khoảng 11% trong khi CAR theo yêu cầu của Basel II phải trên 8%.

Kế hoạch giữ lại cổ tức lỡ dở, một trong hai kế hoạch còn lại đã đưa ra đầu năm để nâng vốn cấp 1 đó là nhận sáp nhập xong PGBank để tăng thêm vốn khoảng 3.000 tỷ đồng song kế hoạch này có vẻ như cũng bất thành trong năm nay khi thời gian còn lại của 2016 chỉ còn có 4 tuần và đến thời điểm này ngân hàng cũng chưa có bất kỳ thông tin mới nào liên quan đến thương vụ M&A vốn đã bị trì hoãn nhiều lần.

Còn một hướng các ngân hàng có thể tăng được vốn cấp 1 đó là phát hành thêm riêng lẻ để tăng vốn điều lệ, hay nói cách khác là giảm tỷ lệ sở hữu của Nhà nước, nhưng với VietinBank thì không áp dụng được do sở hữu Nhà nước hiện đã ở mức tối thiểu cho phép (gần 65%).

Chính vì vậy, kế hoạch nâng vốn cấp 1 của VietinBank chắc chắn là không thể trong năm nay.

Theo chân Vietcombank và ACB phát hành trái phiếu

Cửa này bít lại thì sẽ có cửa khác mở ra. Để tăng được CAR, ngân hàng đã không thể nâng vốn cấp 1 trong ngắn hạn thì hoàn toàn có thể dùng đến phương án 2 qua việc giảm tổng tài sản, giảm cho vay hoặc phát hành trái phiếu kỳ hạn trên 5 năm.

Tuy nhiên, trong số các phương án để nâng vốn cấp 2, chẳng ai dại gì đi chủ động giảm cho vay hay giảm tài sản. Chính vì thế, việc phát hành trái phiếu, dù với chi phí là lãi suất huy động cao, thì ngân hàng vẫn phải thực hiện và đây là "cửa thoát hiểm" cho ngân hàng ngay lúc này. Hơn thế, “room” vốn cấp 2/vốn cấp 1 của VietinBank hiện ở mức 38% (tối đa là 50%) cũng đang ủng hộ điều đó.

Tất nhiên, phát hành trái phiếu không phải là động thái duy nhất để giúp ngân hàng cải thiện CAR. Song song đó VietinBank cũng cần đẩy nhanh lộ trình nhận sáp nhập PGBank để kịp tăng vốn trong năm sau thêm vài nghìn tỷ nữa.

Việc phát hành trái phiếu để tăng vốn cấp 2 gần đây cũng đã được Vietcombank và ACB – hai thành viên trong số 10 ngân hàng thí điểm áp dụng Basel II - thực hiện song song cùng gọi vốn cấp 1. Trong đó, Vietcombank đang phát hành 2.000 tỷ đồng trái với lại suất đảm bảo luôn cao hơn 1% so với trung bình lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân 12 tháng của Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank. Trước đó, NHNN đã cho phép Vietcombank phát hành trái phiếu bằng nội tệ năm 2016 với tổng mệnh giá là 8.000 tỷ đồng.

Hay như ACB cũng vừa công bố phát hành trái phiếu đợt 2 của năm nay với tổng 1.500 tỷ đồng. Trước đó hồi tháng 7 ngân hàng đã phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu để tăng vốn cấp 2 với lãi suất bình quân cộng biên độ 2% với lãi suất kỳ đầu tiên 30/06/2016-30/06/2017 là 8,5%/năm.

Trở lại với VietinBank, với các điều kiện hiện tại, chắc chắn ngân hàng này sẽ phát hành trái phiếu để tăng vốn cấp 2. Điều này được củng cố bởi dù chưa có thông báo chính thức, song mới đây ngân hàng đã tiết lộ ý định qua việc lựa chọn công ty con là công ty chứng khoán VietinBankSC là đại lý phát hành, đại lý đăng ký và đại lý thanh toán các loại trái phiếu trung dài hạn của ngân hàng, đồng thời nói rõ các trái phiếu này sẽ phát hành trong tháng 12/2016.

Theo Tùng Lâm

Theo Trí Thức Trẻ

Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2016

Sabeco và Habeco: “Kẻ cười, người khóc”

Sabeco và Habeco - hai trong số bốn “ông lớn” thống lĩnh thị trường bia Việt (Sabeco, Heineken, Habeco, bia Huế), vừa công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm.

Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) và Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) vừa công bố báo cáo tài chính quí III giữa lúc Sabeco đang gấp rút niêm yết trên sàn chứng khoán trước khi thực hiện thoái vốn.

Trong khi Sabeco cho thấy kết quả kinh doanh khởi sắc với lãi ròng hơn 3.200 tỷ đồng sau 9 tháng. Thì, Habeco trưng ra bức tranh kinh doanh khá ảm đạm, chỉ đạt 960 tỷ đồng, giảm 23,5% so với con số 1.255 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái, tương đương mức giảm 295 tỷ đồng.

Cụ thể, tính đến hết tháng 9, Sabeco đạt gần 22.000 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận sau thuế đạt gần 3.200 tỷ đồng, tăng 6,4% so với cùng kỳ.

Riêng trong 3 tháng gần nhất, Sabeco đạt 7.642 tỷ đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, gấp 3,6 lần so với quý 3 năm trước. Trừ giá vốn, lợi nhuận gộp còn 1.127 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần so với mức 207 tỷ đồng so cùng kỳ.

Không có được niềm vui như Sabeco, kết quả kinh doanh 9 tháng đầu 2016 của Habeco khá tệ. Cụ thể, doanh thu thuần của Habeco đạt mức 7.613 tỷ đồng sau 9 tháng đầu năm 2016, giảm 4,92% so với cùng kỳ năm 2015, tương đương mức giảm 394 tỷ đồng.

Lãi trước thuế của Habeco trong 9 tháng đầu năm 2016 đạt mức 960 tỷ đồng, giảm 23,5% so với con số 1.255 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái, tương đương mức giảm 295 tỷ đồng.

Tính riêng, quý III, lãi trước thuế của Habeco giảm 7,2%, tương đương 42 tỷ đồng.

Doanh thu giảm, ngoài nguyên nhân do lãi trước thuế giảm còn bởi chi phí bán hàng của Habeco bất ngờ tăng mạnh, từ mức 676 tỷ đồng năm 2015 lên mức 779 tỷ đồng tương đương mức tăng 103 tỷ đồng.

Sabeco và Habeco hiện đang nhận được nhiều quan tâm từ các nhà đầu tư, do sắp lên sàn và đang trong lộ trình thoái vốn nhà nước.

Sabeco tiến hành cổ phần hóa và bán đấu giá cổ phần ra công chúng lần đầu vào ngày 28/1/2008 với giá đấu thành công bình quân đạt 70.003 đồng/cổ phần. Theo chân Sabeco, hai tháng sau, HabecoIPO với giá 50.015 đồng/cổ phần.

Tuy nhiên, từ đó đến nay, tiến trình niêm yết và bán tiếp phần vốn nhà nước tại Sabeco và Habeco diễn ra khá chậm chạp.

Theo Hòa Bình

BizLIVE

Đọc tiếp »

Ở nhà vẫn bị lừa 3,4 tỉ đồng

Sau khi bị tác động và đe dọa qua điện thoại, trong các ngày 29 và 30-11, chị H. đã rút hết tiền trong các tài khoản, tổng cộng gần 3,4 tỉ đồng gửi vào các tài khoản “ma” do bọn tội phạm cung cấp.

Gần đây, trên địa bàn TP Vũng Tàu liên tiếp xảy ra các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua điện thoại, với số tiền bị lừa lên đến hàng tỷ đồng. Trước tình trạng này, Công an TP Vũng Tàu khuyến cáo người dân cần hết sức cảnh giác.

Khoảng 7 giờ ngày 30-11, chị M., ngụ tại phường 7, TP Vũng Tàu, đang ở nhà thì nhận được cuộc gọi từ điện thoại bàn. Từ đầu dây bên kia, một giọng nữ thông báo “gia đình chị M. đang nợ cước điện thoại tháng 10-2016 số tiền 8.930.000 đồng và sự việc đã được chuyển sang cơ quan Công an để giải quyết”. Sau đó, chị M. được nối máy để nói chuyện với một phụ nữ khác tên Anh tự xưng là “cán bộ Công an Quảng Ninh”. Người này thông báo, Công an Quảng Ninh đang điều tra đường dây mua bán ma túy do Nguyễn Quang Dũng cầm đầu, đối tượng Dũng khai chị M. có liên quan đến đường dây tội phạm này.

Trong lúc chị M. còn chưa hết bất ngờ thì lại được chuyển máy để gặp “Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh”. Vị “lãnh đạo Viện Kiểm sát” này đe dọa sẽ bắt chị M. nếu chị không tự giác làm theo các yêu cầu của “cơ quan pháp luật”.

Sau khi bị đưa vào “mê hồn trận” của bọn lừa đảo, chị M. liền làm theo yêu cầu của chúng. Ngay trong buổi sáng cùng ngày, chị M. đã đến ngân hàng rút toàn bộ số tiền 450 triệu đồng gửi tiết kiệm để chuyển vào số tài khoản: 37810000051250 mang tên Đinh Triệu Công Tuấn do bọn lừa đảo cung cấp. Trong thời gian chị M. đi rút và chuyển tiền, đối tượng lừa đảo còn yêu cầu chị để điện thoại di động ở chế độ “máy bay” để không thể liên hệ được với người khác và ngược lại. Sau khi chuyển tiền khoảng 30 phút, chị M. điện thoại hỏi người thân mới biết mình đã bị rơi vào bẫy của bọn lừa đảo nên đến Công an TP. Vũng Tàu trình báo.

Nhận được tin báo của chị M., Công an TP. Vũng Tàu đã nhanh chóng làm việc với ngân hàng để ngăn chặn việc rút tiền của bọn lừa đảo. Tuy nhiên, trong tổng số tiền 450 triệu đồng chị M. đã chuyển, bọn chúng đã kịp rút hơn 300 triệu đồng.

Trong khi cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Vũng Tàu đang tiến hành điều tra vụ chị M bị lừa đảo, thì sáng ngày 1-12, đơn vị lại tiếp nhận tin tố giác của chị H., ngụ ở phường 9, TP. Vũng Tàu, về việc bị lừa chiếm đoạt tiền cũng bằng thủ đoạn tương tự. Theo trình bày của chị H., nhóm đối tượng lừa đảo này cũng dùng cách thức giống như trong vụ lừa đảo chị M. Sau khi bị tác động và đe dọa qua điện thoại, trong các ngày 29 và 30-11, chị H. đã rút hết tiền trong các tài khoản, tổng cộng gần 3,4 tỉ đồng gửi vào các tài khoản “ma” do bọn tội phạm cung cấp. Từ thông tin của chị H., Công an TP.Vũng Tàu đã khẩn trương phối hợp các ngân hàng phong tỏa tài khoản, ngăn chặn việc rút tiền của bọn lừa đảo, tuy nhiên số tiền chị H. gửi đi đã bị rút hơn 3 tỉ đồng.

Trước tình hình phức tạp của loại tội phạm lừa đảo qua điện thoại, ngay trong ngày 30-11, Công an TP Vũng Tàu đã ra thông báo về phương thức, thủ đoạn, biện pháp phòng ngừa tội phạm này đến tất cả các ngân hàng trên địa bàn TP.Vũng Tàu, đề nghị các ngân hàng dán trên bảng thông báo của ngân hàng, đồng thời đưa trực tiếp cho khách hàng xem nội dung thông báo trước khi nhân viên ngân hàng thực hiện các giao dịch với khách hàng. Bên cạnh đó, Công an thành phố cũng chỉ đạo Công an các phường, xã, các đội nghiệp vụ tăng cường tuyên truyền đến người dân để nâng cao ý thức cảnh giác, nhằm góp phần đấu tranh, phòng ngừa hiệu quả với tội phạm nói chung, tội phạm lừa đảo qua điện thoại nói riêng.

Theo An Bình

Báo Bà Rịa Vũng Tàu

Đọc tiếp »

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2016

Từ câu hỏi lương 2.000 USD/tháng đến những giấc mơ bị ném đá của FPT, Viettel

Câu hỏi về mức lương khởi điểm 2.000 USD/tháng của sinh viên Phạm Thị Thanh bị công kích là “hoang đường, không có cơ sở”. Thực tế thì giấc mơ của người nổi tiếng cũng bị "ném đá" tương tự và những khát vọng lớn thường bị dè bỉu bởi những người yếm thế.

Giấc mơ bị “ném đá” và những người yếm thế

Trong một buổi toạ đàm, nữ sinh Phạm Thị Thanh, sinh viên Học viện Kỹ thuật Mật mã đã thẳng thắn hỏi về cách để có được mức lương khởi điểm 2.000 USD/tháng. Câu hỏi khiến Thanh trở thành tâm điểm của dư luận. Bởi lẽ, người ta viện dẫn những điều đang diễn ra, những dữ liệu đã có để chứng minh rằng Thanh đang sai, đang mơ mộng, thiếu thực tế... câu hỏi của Thanh là “hoang đường”.

Thực ra, Thanh chỉ là người bình thường nói lên một giấc mơ nổi tiếng và bị "ném đá" mà thôi. Điều này lan rộng và trở thành một cơn sốt bởi mạng xã hội. Trước đó, nhiều người nổi tiếng nói lên giấc mơ của mình cũng bị "gạch đá" không thương tiếc và Trương Đình Anh.- nguyên Tổng giám đốc FPT là một trường hợp điển hình.

Được bình chọn là một trong mười thanh niên tiêu biểu của Việt Nam năm 1998, nhận bằng khen của Thủ tướng... khi trả lời một tờ báo lớn, chàng thanh niên (lúc đó) Trương Đình Anh không ngần ngại chia sẻ giấc mơ của mình: thành tỷ phú năm 35 tuổi, thành Thủ tướng năm 40 tuổi.

Vào thời điểm đó (và thậm chí có thể cả hiện tại), giấc mơ lớn và được công khai như thế đều khiến cho dư luận dậy sóng và người nói phải gánh chịu những cơn bão chỉ trích là "hoang tưởng và viển vông".

Một cán bộ làm ở Trung ương đoàn, nơi đưa ra giải thưởng 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu lúc bấy giờ chia sẻ, Trương Đình Anh bị ném đá là bởi đã nói ra những thứ chưa ai nói, là một phát ngôn “đi trước thời đại” khiến cho người khác cảm thấy lạ lùng. Còn cá nhân cán bộ này, ông bày tở sự ngưỡng mộ đối với Trương Đình Anh.

Nhiều năm sau, thực tế đã cho thấy, mục tiêu trở thành tỷ phú (thực ra là triệu phú đôla) năm 35 tuổi của ông Trương Đình Anh đã hoàn thành còn giấc mơ Thủ tướng thì... "để dành cho con" - như tâm sự của cựu CEO FPT.

Trở lại câu chuyện của nữ sinh đặt câu hỏi về lương khởi điểm 2.000 USD/tháng, ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch SSI đã lên tiếng ủng hộ sinh viên này. Ông chia sẻ: " Tại sao chúng ta lại đi ném đá một bạn sinh viên hỏi học thế nào để đi làm lương 2.000 đôla Mỹ/tháng. Nếu đấy là kế hoạch bước vào đời của bạn ấy hay chỉ là mục tiêu mơ ước thì cũng đều đáng khen ngợi. Là một người bố, tôi sẽ rất tự hào nếu con mình đặt ra những mục tiêu lớn lao hơn bình thường".

Lãnh đạo cấp cao ở một công ty công nghệ lớn của Việt Nam nhận xét: "Những người yếm thế, thiếu tự tin mới đi ném đá giấc mơ của một bạn trẻ. Cuộc sống thiếu giấc mơ thật tẻ nhạt". Tuy nhiên, ông này cũng thừa nhận, việc chỉ trích những người như vậy (yếm thế và thiếu tự tin) cũng sẽ gây ra một làn sóng phản ứng dữ dội bởi tâm lý chung ở Việt Nam là như vậy.

Những giấc mơ vĩ đại bị kìm nén

Khi đã chiến thắng Line, Kakao Talk, Viber... để trở thành OTT số 1 Việt Nam, người được coi là cha đẻ của Zalo cũng mơ ước mình có thể sánh vai với những người khổng lồ công nghệ của thế giới. Thế nhưng, người đàn ông này chưa bao giờ dám phát ngôn về những điều to lớn kiểu như vậy với truyền thông hay bày tỏ trên mạng xã hội. Mọi thứ luôn ở mức an toàn để tránh gặp phản ứng từ cộng đồng giống như Trương Đình Anh - người mà ông này coi như "sư phụ" từng gặp.

Chỉ đến khi bước ra nước ngoài, đạt được thành công ban đầu là 2 triệu người dùng với Zalo ở Myanmar, giấc mơ được tuyên bố cũng chỉ là "học tập Viettel". Những giấc mơ lớn hơn luôn được giấu kỹ để tránh thị phi không cần thiết.

Ngay cả với FPT, công ty vốn có văn hóa "chém gió" đình đám thì kể cả những lãnh đạo kế cận tài năng nhất cũng không còn tuyến bố như kiểu Trương Đình Anh trước đây. Ông Hoàng Nam Tiến - Chủ tịch FPT Software, người được coi là CEO kế tiếp của tập đoàn này khi nói về mục tiêu 1 tỷ USD của công ty phần mềm vào năm 2020 cũng rất mềm mỏng. "Chúng tôi động viên nhau rằng, nếu năm 2020 không đạt được thì năm 2022 sẽ đạt được điều đó".

Người đứng đầu bộ phận năng động nhất FPT hiện nay cũng khuyên sinh viên là nên trở thành một người làm thuê xuất sắc trước khi khởi nghiệp. Và ông chia sẻ: "Tôi nghĩ có giấc mơ đẹp là tốt nhưng mơ xong rồi cũng phải tỉnh và vẫn phải đi làm". Ông Tiến khôn có giấc mơ lớn? Không phải. Cũng giống như vị lãnh đạo của Công ty VNG, họ muốn nói điều thực tế làm được, giấc mơ giữ cho nội bộ và riêng mình để đỡ gặp phiền phức.

Và ở công ty được nhiều người ngưỡng mộ nhất về làm điều không tưởng khi ra nước ngoài đầu tư - Viettel, tình hình cũng không có gì khác. Trong lần quyết định truyền giấc mơ "trở thành một công ty vĩ đại" tới mọi nhân viên, lãnh đạo công ty này đã cho in những băng rôn treo khắp các chi nhánh. Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian cực ngắn, tất cả các khẩu hiệu này đã bị dỡ xuống. Nguyên nhân rất đơn giản chỉ vì một vài phản ứng nói rằng đó là những tuyên bố "huyênh hoang, ngạo mạn"...

Trong khi đó, công ty này từng đoạt được những thành tựu mà trước đây nằm mơ cũng rất ít người Việt Nam nghĩ tới. Ra nước ngoài đầu tư và vươn lên trở thành công ty số 1 về viễn thông ở nhiều quốc gia (Campuchia, Lào, Mozambique, Đông Timor, Burundi...) chỉ sau 6 tháng đến 2 năm, vượt qua nhiều tên tuổi lớn của làng viễn thông thế giới kinh doanh tại đó nhiều năm.

Ban lãnh đạo Viettel có giấc mơ xây dựng một công ty vĩ đại, làm những điều vĩ đại nhưng họ chỉ nói với nhân viên của mình và chia sẻ điều đó với bạn bè chứ chưa thể tuyên bố với công chúng.

Làm thế nào để những công ty lớn, những người thành công không còn ngại ngùng khi nói về giấc mơ (có thể hơi viển vông của mình) và khích lệ những bạn trẻ không ngại giấc mơ lớn là một câu hỏi không dễ có câu trả lời.

Theo Đức Minh

Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Nữ sinh muốn lương khởi điểm 2.000 USD: Nếu làm công ty trong nước là không thể!

Nếu như bạn ấy có ý định làm tại các công ty của Việt Nam và chỉ muốn cống hiến khoảng 10 tiếng/ngày cho công việc thì mức lương như trên cho sinh viên mới ra trường là rất khó, gần như không thể.

Vừa qua trong buổi toạ đàm “Vai trò và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong xã hội thông tin” do Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức diễn ra tại Học viện Kỹ thuật Mật mã, nữ sinh Phạm Thị Thanh hỏi rành mạch: "Em phải học tập và làm việc như thế nào để các nhà tuyển dụng nhận em vào làm với mức lương khởi điểm 2.000 USD/tháng?”.

Câu chuyện của nữ sinh mơ ước về mức lương khởi điểm 2.000 USD/tháng đang khiến dư luận “nóng” lên khi họ nghĩ ước mơ của nữ sinh Phạm Thị Thanh kia là “điên rồ, hoang tưởng”.

Tuy nhiên, chia sẻ về vấn đề này, Đinh Thị Nho – cựu sinh viên tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân với điểm số “khủng”(9,29/10 điểm), hiện đang giữ chức giám đốc phát triển kinh doanh tại Công ty Antoree International ltd của Singapore cho hay: “Thực ra, với một sinh viên vừa mới ra trường hoàn toàn có thể được nhận vào doanh nghiệp với mức lương khởi điểm 2.000 USD. Mình có người bạn trước đó học ĐH Bách Khoa đã từng được một công ty nước ngoài mời về làm việc với mức lương 2.500 USD khi vừa mới ra trường. Nhưng bạn ấy là người thực sự giỏi.

Quay trở lại câu chuyện của nữ sinh tại Học viện Kỹ thuật Mật mã với câu hỏi: “Cần làm gì để khi ra trường có mức lương khởi điểm là 2.000 USD”. Trước khi trả lời thì chúng ta cần hỏi lại xem nữ sinh ấy định làm ở quốc gia nào với thời gian làm việc bao nhiêu tiếng/ngày và quan trọng là bạn ấy sẽ cống hiến được gì cho công ty.

Nếu như bạn ấy có ý định làm tại các công ty của Việt Nam và chỉ muốn cống hiến khoảng 10 tiếng/ngày cho công việc thì mức lương như trên cho sinh viên mới ra trường là rất khó, gần như không thể.

Tuy nhiên, bản thân mình nghĩ nữ sinh này nên nhìn lại năng lực của bản thân mình cũng như một số tiêu chuẩn của thị trường lao động trước khi đặt ra câu hỏi này. Khi bạn biết thị trường lao động đang cần điều gì bạn sẽ có định hướng cho chính mình.

Lời khuyên của mình là: Thời gian ngồi trên ghế giảng đường là thời gian bạn có thể tích lũy cho mình kỹ năng. Vì thế, đừng quá chú tâm vào việc kiếm tiền lúc này mà hãy xin đi làm thêm ở các công ty có liên quan đến công việc sau này của bạn, nó sẽ cho bạn những cọ xát và kinh nghiệm đắt giá.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần đầu tư thời gian cho việc học tiếng Anh. Hiện nay, nền kinh tế của các nước đang hội nhập, việc thông thạo tiếng Anh sẽ cho bạn lợi thế rất lớn nhất là với ngành bảo mật thông tin mà bạn đang theo đuổi.

Trước đó, khi chia sẻ với báo chí, nữ sinh Phạm Thị Thanh - sinh viên Học viện Kỹ thuật Mật mã cho hay: “ Tốt nghiệp và có mức lương khởi điểm 2.000 USD là mục tiêu khi em bước chân vào cánh cửa trường ĐH. Suốt quá trình học, em không cho phép mình được nghỉ ngơi, hưởng thụ mà luôn tranh thủ thời gian tích lũy kiến thức và kinh nghiệm. Việc nghiêm túc đặt câu hỏi cho chính mình và người khác giúp em có định hướng rõ ràng cho con đường bản thân sẽ đi”.

Đó là lý do nữ sinh Học viện Kỹ thuật Mật mã "đòi" mức lương khởi điểm 2.000 USD/tháng khi giao lưu cùng nhà tuyển dụng.

Theo Hoàng Thanh

Infonet

Đọc tiếp »

Hàng loạt dự án treo làm khổ người dân

Việc chậm triển khai các dự án đã được quy hoạch tại TP HCM đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của hàng chục ngàn hộ dân.

TP HCM hiện có hơn 1.200 dự án đang còn hiệu lực triển khai. Tuy nhiên, có đến gần 500 dự án chưa được khởi công. Hàng trăm dự án khác đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Vấn đề đặt ra đối với thành phố là làm thế nào để tháo gỡ những khó khăn cho các dự án này khi năm 2016 sắp hết.

Hàng nghìn ha đất bị bỏ hoang

Hàng loạt dự án có quy mô lớn tại TP HCM được quy hoạch từ 7 - 8 năm, thậm chí đến hơn 20 năm nay chưa được triển khai có thể kể đến như:

Dự án khu đô thị Đại học quốc tế tại xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn do Tập đoàn Berjaya Việt Nam làm chủ đầu tư rộng 900 ha; dự án Công viên Sài Gòn Safari nằm trên địa bàn 2 xã An Nhơn Tây và Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi với diện tích hơn 485 ha do Công ty TNHH Một thành viên Thảo Cầm Viên Sài Gòn làm chủ đầu tư.

Dự án ga Bình Triệu do Cục Đường sắt Việt Nam làm chủ đầu tư rộng hơn 47 ha tại phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức; khu Trung tâm dân cư Tân Tạo và khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng với quy mô thu hồi đất gần 500 ha do Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Bình Chánh làm chủ đầu tư; gần 200 ha thuộc dự án của một số trường đại học, trường chuyên ngành và trường cao đẳng, ký túc xá tại quận 9 nhiều năm chưa triển khai...

Ông Trần Văn Trai, người dân ở ấp Bàu Đưng, xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi than: “Tôi đề nghị thành phố cần đẩy nhanh các dự án này. Kéo dài như vậy, người dân không có đất để sản xuất, còn đất trong dự án bỏ hoang rất lãng phí. Dự án không khả thi đề nghị trả lại đất cho người dân sản xuất, phát triển kinh tế. Nếu cứ dùng dằng thế này, cuộc sống của người dân rất khó khăn”.

Việc chậm triển khai hàng nghìn ha đất trong các dự án đã được quy hoạch tại TP HCM đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của hàng chục ngàn hộ dân. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài.

Ông Nguyễn Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND phường 28, quận Bình Thạnh cho biết, dự án chậm triển khai dẫn đến những khó khăn của người dân liên quan đến xây dựng, sửa chữa nhà. Cũng do quy hoạch, người dân bị vướng trong việc tách thửa, cấp chủ quyền sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở. Phường mong mỏi quy hoạch sớm được triển khai thực hiện để bà con ổn định và an tâm trong cuộc sống.

Trong số 325 dự án đã khởi công trong thời gian qua tại TP HCM, có tới 97 dự án đã phải tạm ngưng hoạt động vì thiếu vốn.

Thu hồi dự án nhưng không thay đổi quy hoạch

Với quyết tâm xóa quy hoạch “treo”, UBND TP HCM mới đây đã thu hồi hàng loạt dự án không triển khai đúng kế hoạch. Trong đó, 3 khu công nghiệp Xuân Thới Thượng, Phước Hiệp và Bàu Đưng tại huyện Củ Chi và Hóc Môn đã bị xóa bỏ để điều chỉnh theo hướng điểm dân cư nông thôn hiện hữu và đất sản xuất nông nghiệp. Tuy xóa bỏ 3 khu công nghiệp nói trên nhưng thành phố vẫn giữ nguyên quỹ đất công nghiệp là 7.000 ha.

Đối với các dự án kéo dài, UBND thành phố đang chỉ đạo Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát và xử lý theo hướng: Dự án nào kéo dài mà có lý do chính đáng thì bổ sung hồ sơ, tháo gỡ khó khăn vướng mắc. Dự án nào kéo dài mà không hiệu quả, ảnh hưởng người dân sẽ bị thu hồi.

Ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng TP HCM cho biết: “Chúng ta xử lý các dự án chậm triển khai, nhưng quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng tại khu vực đó, tại vị trí có dự án đó vẫn tồn tại”.

Việc chậm triển khai các dự án tại TP HCM, ngoài nguyên nhân do chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính, còn có một nguyên nhân khác là vướng mắc trong khâu giải tỏa, đền bù.

Tại huyện Nhà Bè, trong 60 dự án đang còn hiệu lực triển khai, có đến 26 dự án chưa khởi công, 28 dự án đang thực hiện các khâu giải tỏa đền bù, san lấp mặt bằng và xây dựng công trình. Tuy nhiên, nhiều dự án chỉ còn thời hạn đến hết năm 2016 và sẽ khó hoàn thành đúng tiến độ.

Thậm chí, có những dự án dù đã giải tỏa đền bù được 80 - 90% nhưng vẫn chưa thể triển khai như: Dự án khu đô thị do Công ty Quốc Cường Gia Lai làm chủ đầu tư rộng 92 ha tại xã Phước Kiển; khu đô thị tại xã Phước Lộc do Công ty Tân Hải - Đại Nhân làm chủ đầu tư rộng 70 ha.

Ông Võ Thành Khả, Phó Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè cho biết, với vai trò của mình, chính quyền địa phương chỉ làm cầu nối giữa chủ đầu tư và người dân, cung cấp cho chủ đầu tư thông tin về quy hoạch và vận động người dân chấp thuận chủ trương giải tỏa, đền bù của huyện để dự án được triển khai thuận lợi hơn.

Tuy nhiên, kết quả công tác vận động, tuyên truyền nói trên còn rất hạn chế: Sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người dân chưa đạt được kết quả. Đây là khó khăn lớn nhất làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của các dự án tại huyện Nhà Bè. Huyện sẽ cùng các ngành, trong đó chỉ đạo các xã vận động, tuyên truyền và kết nối để kết quả thỏa thuận bồi thường giữa người dân và doanh nghiệp đạt kết quả cao hơn.

Theo chủ trương của UBND TP HCM, những dự án chủ đầu tư không đủ năng lực thực hiện sẽ bị thu hồi. Tuy nhiên, vị trí quy hoạch không thay đổi mà vẫn giữ nguyên. Trong khi thành phố chưa thu hút được các nhà đầu tư mới đối với các dự án đã bị thu hồi, người dân ở trong vùng quy hoạch vẫn bị hạn chế nhiều quyền lợi mà lẽ ra họ được hưởng./.

Theo Thành Trung

VOV

Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2016

Vụ Giám đốc lương “khủng” tại Cty Môi trường đô thị Hồng Lĩnh: Công nhân đã được nghỉ 4 ngày/tháng

Sau khi báo Lao Động có nhiều bài viết phản ánh tình trạng vi phạm Luật lao Động và nhiều bất cập tại Cty Môi trường Đô thị Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh), đến nay, công nhân (CN) đã được bố trí nghỉ 4 ngày/tháng.

Nhiều CN Cty Môi trường Đô thị Hồng Lĩnh vui mừng thông báo với PV như trên. "Trước đây, chúng tôi phải làm việc liên tục, cả năm chỉ được nghỉ một ngày duy nhất vào mồng Một Tết Nguyên đán. Những ngày khác nếu nghỉ sẽ bị trừ lương", một nữ CN phụ trách vệ sinh đường phố nói.

Về tiền làm thêm giờ vào ban đêm (từ 22 h đến 6h), CN đã phản ánh và được Cty cho biết đang xem xét.

Trước đó, báo Lao Động đã có nhiều bài phản ánh tình trạng vi phạm Luật Lao Động tại Cty Môi trường Đô thị Hồng Lĩnh: CN làm việc liên tục không có ngày nghỉ, không có chế độ làm việc ban đêm.

Mức lương CN dao động từ 3- 4 triệu, trong khi Giám đốc Cty lương 22 triệu/tháng.

Tháng 8.2016, UBKT Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã vào cuộc, phát hiện sai phạm về kinh tế tại Cty lên tới 800 triệu đồng, trong đó có nhiều hóa đơn, chứng từ khống.

Ngày 2.12, trao đổi với PV, một lãnh đạo UBKT Tỉnh ủy Hà Tĩnh cho biết cho đến nay vẫn chưa có kết luận về vụ việc tại Cty Môi trường Đô thị Hồng Lĩnh. "Khi nào có văn bản kết luận, chúng tôi sẽ thông tin cho báo theo quy định", vị này cho biết.

Theo Quang Đại

Lao động

Đọc tiếp »

“Thiên đường thuế” ồ ạt rót vốn vào Việt Nam trong 11 tháng

Giới đầu tư tài chính thường dùng thuật ngữ “thiên đường thuế” để chỉ những nền kinh tế gần như xóa bỏ mọi loại thuế với người kinh doanh. Đây là điểm đến của nhiều tập đoàn, công ty trên toàn cầu.

Tính chung trong 11 tháng năm nay, làn sóng các “thiên đường thuế” như British Virgin Islands, Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc), Cayman, Bermuda, Panama, Luxembourg, Bahamas, Panama … rót vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam ngày càng rõ nét.

Địa điểm lý tưởng

Tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm tại Việt Nam trong 11 tháng của năm 2016 là 18,103 tỷ USD, giảm 11,5% so với cùng kỳ. 68 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam trong 11 tháng, với Hàn Quốc dẫn đầu.

Singapore đứng vị trí thứ hai trong 11 tháng với tổng vốn đầu tư đạt 2,05 tỷ USD, chiếm 11,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Luỹ kế đến nay, Singapore là nhà đầu tư FDI lớn thứ ba tại Việt Nam với gần 38 tỷ USD, sau Hàn Quốc và Nhật Bản.

Nhiều năm qua, Singapore được coi là một “thiên đường thuế” đối với các doanh nghiệp muốn khởi nghiệp hay đặt chi nhánh, mở rộng kinh doanh tại quốc gia này. Các thủ tục thành lập được tối giản, chi phí thuế, duy trì doanh nghiệp ở mức thấp.

Đây là địa điểm lý tưởng của nhiều tập đoàn, công ty đa quốc gia từ Mỹ, châu Âu lập chi nhánh và từ đây đầu tư ra khu vực châu Á. Tại Việt Nam, nhà đầu tư Singapore nổi danh với 7 khu công nghiệp VSIP.

Vốn từ Hồng Kông (Trung Quốc) cũng đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng những quốc gia đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam trong 11 tháng, với số vốn khoảng 1,3 tỷ USD.

Luỹ kế đến nay, nhà đầu tư Hồng Kông đã rót khoảng 16,6 tỷ USD, thực hiện hơn 1.152 dự án tại Việt Nam. Vùng lãnh thổ có lợi thế nhờ môi trường kinh doanh thông thoáng, độ bảo mật cao và thuế suất thấp, nên được nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư chọn làm “cứ điểm”, từ đó, dòng vốn chảy sang các khu vực khác.

British Virgrin Islands (BVI) - hòn đảo nhỏ bé và cũng là một “thiên đường thuế” nổi tiếng - đã đầu tư khoảng 723 triệu USD trong 11 tháng, nâng tổng số vốn FDI tại Việt Nam lên 21,35 tỷ USD. Hiện BVI có hơn 850.000 doanh nghiệp, gấp nhiều lần dân số 28.000 người của nơi này.

Các doanh nghiệp mở trụ sở tại đây đương nhiên không chỉ hoạt động ở BVI. Họ mang những số tiền khổng lồ đi đầu tư khắp thế giới và trong những năm qua, đã có nhiều tỷ USD được đổ vào Việt Nam.

Các dự án lớn của các doanh nghiệp đến từ BVI tại Việt Nam là Công ty TNHH Trung tâm thương mại VinaCapital với vốn đầu tư 325 triệu USD; Công ty TNHH GVD Việt Nam 1 (300 triệu USD); Công ty TNHH Worldon Việt Nam (300 triệu USD); Công ty TNHH CJ CGV Việt Nam…

Cục Đầu tư nước ngoài còn cho biết, luồng vốn đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam có phần lớn thông qua một số chi nhánh của họ hoạt động tại BVI như các trường hợp của Intel, Chevron, Procter & Gamble hay ConocoPhillips…

Samoa đầu tư khoảng 504 triệu USD trong 11 tháng năm nay, nâng tổng số vốn đầu tư tại Việt Nam lên 6,5 tỷ USD, đứng thứ 12 trong danh sách các nước đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam. Samoa cũng được coi là một “thiên đường thuế” hấp dẫn.

Bảng xếp hạng FDI 11 tháng tại Việt Nam còn ghi nhận các nhà đầu tư đến từ các “thiên đường thuế” khác trên thế giới, như Cayman (419 triệu USD), Luxembourg (297 triệu USD), Panama (62,7 triệu USD), Bermuda (307 triệu USD), Seychelies (270 triệu USD)…

Trong số này, Seychelles là một trường hợp khá đặc biệt. Đây là quần đảo gồm 115 hòn đảo lớn nhỏ nằm ở phía Tây châu Phi. Khu vực này tràn ngập các rạn san hô, những bãi biển hoang sơ với bờ cát trắng trải dài cùng các khu nghỉ dưỡng xa xỉ. Ở đây không có thuế thu nhập, thuế đánh vào thặng dư vốn, quà tặng cũng như bất động sản.

Không chỉ FDI

Ngoài vốn FDI, dòng tiền từ “thiên đường thuế” ngày càng lưu tâm đến sở hữu cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam.

Theo cơ quan quản lý, từ 1/7/2015 đến nay, đã có khoảng 3.141 doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần với giá trị khoảng 2.9 tỷ USD, với tâm điểm là các lĩnh vực bất động sản, bán lẻ, vận tải hàng không... Singapore là quốc gia dẫn đầu về lượng vốn góp.

Một quỹ đầu tư thuộc hàng lớn nhất tại Việt Nam, có tài sản lên tới vài tỷ USD, cũng được thành lập tại BVI. Hiện quỹ này đang sở hữu cổ phần tại một loạt các doanh nghiệp lớn như HPG, VNM, DPM, HSG, FPT, REE...

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, luỹ kế đến tháng 11, các quốc gia trên thế giới đã đầu tư khoảng 292 tỷ USD vào Việt Nam. Trong đó, công nghiệp chế tạo là lĩnh vực thu hút lượng FDI lớn nhất với 172,5 tỷ USD rót vào 11.622 dự án.

Kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng 52 tỷ USD. Tiếp đó là các ngành sản xuất, phân phối khí, nước, điều hoà với 12,7 tỷ USD; dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 11,2 tỷ USD; xây dựng 10,7 tỷ USD; bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ôtô, xe máy đạt 5,2 tỷ USD; nông nghiệp đạt 3,5 tỷ USD; khai khoáng là 3,4 tỷ USD….

Trên thế giới, việc lập công ty ở “thiên đường thuế” của các tập đoàn đa quốc gia thường đối mặt với dư luận khá tiêu cực tại các nước châu Âu, Mỹ, do hệ quả là “nước mẹ” bị thất thu một nguồn thuế lớn.

Tại Việt Nam, để quản lý và hạn chế những rủi ro từ “thiên đường thuế”, Chính phủ đã ký kết nhiều hiệp định tránh đánh thuế hai lần với cùng một khoản thu nhập với các nước như Singapore, Mỹ, Pháp…

Các loại thuế được cam kết không đánh hai lần gồm thuế thu nhập cá nhân, lợi tức, lợi nhuận ra nước ngoài, thu nhập với các nhà thầu… Tuy nhiên, việc đánh thuế một lần cũng không đủ sức hấp dẫn so với việc miễn hoàn toàn từ các “thiên đường thuế”.

Theo Bạch Dương

VnEconomy

Đọc tiếp »

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2016

Bất thường phía sau vụ sếp Carlsberg “dìm hàng” cổ phiếu Habeco?

Trao đổi với PV Infonet về nhận định có phần “dìm hàng” của phía Carlsberg, ông Nguyễn Văn Việt, nguyên Tổng giám đốc Habeco – cho biết, ông không được nghe trực tiếp những gì ông Tayfun Uner nói nên không bình luận gì. Tuy nhiên, ông Việt cho biết Carlsberg vẫn luôn muốn tăng tỷ lệ sở hữu tại Habeco lên 30%.

Theo thỏa thuận hợp tác giữa Habeco và Carlsberg, đối tác Đan Mạch cũng được quyền ưu tiên khi mua cổ phần tại Habeco với điều kiện phải trả một mức giá cao hơn giá thị trường và phải được các cơ quan nhà nước chấp thuận theo luật pháp Việt Nam.

Mới đây, ông Tayfun Uner, Tổng Giám đốc Carlsberg Việt Nam, đã gây chú ý khi trả lời trên Bloomberg rằng cổ phiếu Habeco (BHN) đang được định giá ở mức quá cao. Ông Tayfun Uner cho rằng mức giá 48.000 đồng/cổ phiếu đối với BHN là hợp lý. Ông cũng cho rằng lực mua đầu cơ là yếu tố khiến giá cổ phiếu tăng mạnh.

Cổ phiếu BHN đang được giao dịch ở mức giá 109.500 đồng theo kết quả giao dịch ngày 01/12, có thời điểm cổ phiếu này tăng lên 140.000 đồng/cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 08/11 vừa qua. Carlsberg đang là cổ đông lớn thứ hai tại Habeco sau cổ đông nhà nước với tỷ lệ sở hữu là 17,03% kể từ sau khi Habeco được cổ phần hóa vào năm 2008. Có ý kiến đặt ra rằng, liệu có phải CEO của Carlsberg Việt Nam đã cố tình phát biểu như vậy để có cơ hội mua thêm cổ phiếu BHN với giá rẻ?

Trao đổi với PV Infonet về nhận định có phần “dìm hàng” của phía Carlsberg, ông Nguyễn Văn Việt – Chủ tịch Hiệp hội Bia – Rượu – NGK Việt Nam, nguyên Tổng giám đốc Habeco – cho biết, ông không được nghe trực tiếp những gì ông Tayfun Uner nói nên không có bình luận gì về việc này. Tuy nhiên, ông Việt cho biết Carlsberg vẫn luôn muốn tăng tỷ lệ sở hữu tại Habeco lên 30%. Theo thỏa thuận hợp tác giữa Habeco và Carlsberg, đối tác Đan Mạch cũng được quyền ưu tiên khi mua cổ phần tại Habeco với điều kiện phải trả một mức giá cao hơn giá thị trường và phải được các cơ quan nhà nước chấp thuận theo luật pháp Việt Nam.

“Họ vẫn luôn muốn tăng tỷ lệ sở hữu lên 30% từ mức hơn 17% như hiện nay. Theo chủ trương chung, nhà nước có thể thoái vốn hoàn toàn tại những doanh nghiệp ngành bia như Habeco và Sabeco, do vậy nhà đầu tư nước ngoài không bị hạn chế về tỷ lệ sở hữu như trước đây,” ông Nguyễn Văn Việt nói.

Là người trực tiếp triển khai việc cổ phần hóa của Habeco vào năm 2008 khi còn làm Tổng Giám đốc Habeco, ông Nguyễn Văn Việt cho biết: “Khi tiến hành bán cổ phần lần đầu ra công chúng tại Sabeco cũng chỉ bán được 10%, 90% còn lại do nhà nước nắm giữ. Khi đó nhà nước định giá 70.000 đồng/cổ phiếu và mức giá bán thành công bình quân khi đó là 70.003 đồng/cổ phần. Cùng thời điểm đó, nhà nước định giá Habeco 50.000 đồng/cổ phiếu và khi tiến hành IPO thì mức giá đấu thành công bình quân là 50.015 đồng/cổ phiếu. Như vậy, mức giá đấu thành công bình quân khá sát với giá khởi điểm do nhà nước định giá và cũng chỉ bán được 10% đối với Sabeco và 20% đối với Habeco”.

Trong giai đoạn hiện nay, khi thoái vốn nhà nước tại hai “ông lớn” ngành bia rượu này không chỉ là mệnh lệnh hành chính mà còn là “mệnh lệnh” của thị trường, chủ trương bán vốn nhà nước là hoàn toàn đúng đắn. Nhớ lại giai đoạn 2008 khi cổ phần hóa Habeco, ông Việt cho biết sau khi IPO khoảng 1 tháng, giá cổ phiếu Habeco trên thị trường OTC lùi về chỉ còn 35.000 đồng/cổ phiếu, nhưng tới hôm nay, sau 8 năm kể từ ngày cổ phần hóa, cổ phiếu Habeco đã đạt mức giá trên 100.000 đồng.

“Đây là cơ hội tuyệt vời để thúc đẩy việc bán vốn nhà nước bởi nhà nước cũng được lời rất nhiều. Sau khoảng 8 năm, giá trị doanh nghiệp của Habeco và Sabeco đểu tăng lên khoảng 4 lần về doanh thu, lợi nhuận và mức nộp ngân sách. Doanh nghiệp ngành bia có lợi thế nhất định khi được xã hội tiêu dùng lớn, nhưng vẫn cần phải quyết liệt cổ phần hóa vì chủ trương này có lợi cho nhà nước và doanh nghiệp, đồng thời phù hợp với xu thế của thời đại ngày nay,” ông Nguyễn Văn Việt nói.

Cũng theo ông Việt, năm 2015, ngành bia rượu nộp ngân sách xấp xỉ 35 nghìn tỷ đồng và giữ vai trò nhất định trong nền kinh tế.

Năm 1994 Carlsberg liên doanh với chính quyền thành phố Huế tại Hue Brewery theo tỷ lệ góp vốn là 50-50. Năm 2011, Carlsberg đã chi 1.880 tỷ đồng để mua lại 50% cổ phần còn lại và sở hữu hoàn toàn nhà máy bia này.

Cũng với phương thức như trên, Carlsberg đã dần sở hữu 100% cổ phần tại Nhà máy bia Đông Nam Á. Nhà máy bia Đông Nam Á cũng được hình thành từ năm 1994 là kết quả của liên doanh giữa Carlsberg và Công ty Bia Việt Hà. Năm 2014, Carlsberg hoàn tất quá trình thâu tóm bằng việc mua lại toàn bộ cổ phần của Việt Hà. Thương hiệu chính của Nhà máy bia Đông Nam Á là Halida, một thương hiệu trung cấp ở miền Bắc và có doanh thu không đáng kể.

Theo Nguyễn Tuân

Infonet

Đọc tiếp »

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016

Những câu hỏi "giải mã" động lực thành công của ông chủ biến 75 đô thành 69 triệu USD!

Tim Chen từng là một nhà phân tích quỹ đầu cơ. Sau khi mất việc vào năm 2009, anh nảy ra ý tưởng xây dựng một website về tư vấn tài chính khi em gái xin lời khuyên về việc sử dụng thẻ tín dụng.

Website Nerdwallet của Tim là nguồn tài nguyên trực tuyến giúp mọi người cập nhật thông tin từ ngân hàng về tài khoản tín dụng và tư vấn cách đầu tư tài chính. Tim tin rằng, không có chuẩn mực chung cho vấn đề tài chính của mỗi người, vì vậy Nerdwallet tập trung vào phương án cho từng cá nhân.

Bắt đầu với doanh thu 75 USD trong năm đầu tiên, hiện nay, doanh thu của Nerdwallet đã lên tới 69 triệu USD, với 450 nhân viên và hơn 7 triệu lượt người dùng mỗi tháng.

Chia sẻ với Enterpreneur, Tim Chen tiết lộ 17 câu hỏi đã trở thành động lực thôi thúc anh khởi nghiệp:

1. Bắt đầu mỗi ngày như thế nào?

Tim thường không làm việc vào buổi sáng. Thời gian này, anh dùng để suy nghĩ về các mục tiêu trong ngày và sắp xếp lịch trình cho 24 tiếng.

Nếu không dừng lại để lên kế hoạch, bạn sẽ không có thời gian dành cho những điều quan trọng.

2. Kết thúc mỗi ngày?

Trước khi ngủ, Tim và vợ dành thời gian để nói chuyện về những việc đã xảy ra trong ngày. Đó là cách giúp anh đánh giá những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Thói quen này giúp bạn có thể biết nên làm gì tiếp theo và làm thế nào để tốt hơn. Nhìn lại mỗi ngày thực sự là một thói quen hạnh phúc.

3. Cuốn sách nào khiến tâm trí bạn thay đổi ?

Cuốn sách ưa thích của Tim Chen là Nguyên tắc của Ray Dallio. Cuốn sách đưa ra các lập luận thuyết phục về lí do nhiều người không đạt được thành công và đáp ứng được yêu cầu công việc. Qua đó, Ray Dallio nói về cách ông hành động để đạt được thành công.

Cuốn sách gây ấn tượng với Tim bởi anh nghĩ rằng, chính cái tôi là thứ ngăn cản chúng ta đối mặt với sự thật. Nếu điều gì đó hoạt động không đúng, bạn nên dừng lại và suy nghĩ về nguyên do thay vì tiếp tục mắc những sai lầm tương tự.

4. Bạn đề xuất cuốn sách nào cho người khác? Lí do?

Tim Chen thường quan tâm đên blog Farnam Street. Nội dung blog nói về một niềm tin tiềm ẩn cho những mô hình về tinh thần giải thích cách thế giới vận hành. Tim tin rằng, mọi sự sáng tạo và cách giải quyết vấn đề là cách các mô hình tinh thần giao thoa. Khi học một điều mới, nó sẽ giải thích tương ứng cho những vấn đề tương tự của bạn. Ông chủ Nerdwallet thường suy nghĩ về những vấn đề liên quan đến nhau và phát hiện ra câu trả lời hợp lý, cách vận dụng những khái niệm vào thực tế.

5. Làm thế nào để tập trung?

Mỗi thứ hai, Tim sẽ viết ra 2 mục tiêu quan trọng của tuần và tổng kết những điều anh đã thực hiện được vào cuối tuần. Tim thường xuyên chia sẻ những mục tiêu với nhân viên qua email. Đó là phương thức tuyệt vời để lên danh sách công việc cần làm cho nhân viên của bạn mà không cần suy nghĩ quá nhiều. Những gì Tim chia sẻ cũng chính là thứ anh mong muốn nhân viên thực hiện.

6. Ước mơ thời trai trẻ?

Tim lớn lên ở Houston gần trung tâm kỹ thuật của NASA. Anh đã luôn mơ ước trở thành một kĩ sư hàng không vũ trụ. Những chiếc máy bay không lồ thực sự là niềm mơ ước đối với mọi cậu bé.

7. Ông chủ tệ nhất đã dạy anh bài học gì?

Cái tôi quá lớn là một vấn đề. Khi làm việc tại quỹ đầu tư, những ý tưởng của Tim Chen thường không được trọng dụng. Cái tôi khiến Tim khá khó khăn khi đối mặt với sự thật này.

8. Ai ảnh hưởng đến cách tiếp cận công việc nhiều nhất?

Khi rời khỏi công việc ở quỹ đầu tư, Tim cho rằng thành lập công ty là một lựa chọn đúng đắn. Thực tế đã chứng minh điều ngược lại. Trong thời gian qua, Tim đã học được nhiều điều từ chính nhân viên của Nerdwallet. Anh biết cách tiếp cận với nhiều điều mới bằng một tâm trí cởi mở và sẵn sàng tiếp nhận. Mỗi người có một tài nguyên để góp sức vào công việc chung.

9. Điều gì khơi cảm hứng cho bạn?

Bạn có thể nhìn thấy rất nhiều tiềm năng ở các lĩnh vực khác nhau. Tim thực sự hào hứng với việc nắm bắt cơ hội thay đổi và thực hiện nó. Ông chủ Nerdwallet tin rằng những sự kết hợp có thể nảy sinh ra nhiều tiềm năng mới. Hợp tác với đúng người giúp bạn khai sáng và tìm ra con đường đúng đắn.

10. Ý tưởng kinh doanh đầu tiên của Tim

Khi mới học lớp 8, anh có ý tưởng kinh doanh Magics Cards đầu tiên. Tim mua các gói Magics cards với giá rẻ sau đó bán lẻ cho bạn cùng lớp để lấy lãi.

11. Lời khuyên quan trọng nhất ?

Một CEO từng nói với Tim, cơ hội của mỗi người giống như một đồ thị. Một trục là những điều bạn đã làm được và một trục là những điều thất bại. Những sai lầm trong quá khứ không đủ để đánh giá nhiều thành tích bạn đạt được.

12. Lời khuyên tệ nhất?

Cha của Tim từng nói rằng: Con chỉ cần nhẫn nhịn và chăm chỉ làm việc, giá trị của mỗi người thể hiện qua công việc chứ không phải lời nói. Tuy nhiên, Tim cho rằng, giao tiếp tốt có lợi rất nhiều trong công việc và cuộc sống.

13. Không ngừng học hỏi

Sự hiểu biết đa ngành sẽ hữu ích để bạn tìm ra câu trả lời tốt nhất. Ở Nerdwallet, nhiều người có kinh nghiệm khác nhau, họ chia sẻ và giao tiếp với nhau để tìm ra phương án tối ưu nhất.

14. Công cụ để giữ mọi thứ hoạt động đúng lộ trình?

Nút tắt. Tim tắt điện thoại và mọi thứ có thể gây phân tâm khi anh làm việc. Tập trung cao độ sẽ cho một kết quả rất khác.

15. Sự cân bằng trong cuộc sống có ý nghĩa thế nào?

Tim tin rằng, thành công nên được đánh giá dựa vào năng suất công việc chứ không phải thời gian làm việc. Cân bằng cuộc sống là sự kết hợp của cả 2 thứ thực tế và mộng tưởng. Bạn sẽ thành công khi kết hợp chúng hợp lí.

16. Làm thế nào để không kiệt sức

Sự hào hứng thực hiên mục tiêu sẽ giúp bạn luôn tràn năng lượng làm việc. Bước ra khỏi vùng an toàn của bạn và thiết lập một mục tiêu mà bạn cảm thấy thực sự hấp dẫn. Tuy nhiên, đừng quá mơ mộng những điều xa tầm với.

17. Chiến lược khi cần sự sáng tạo?

Tim Chen thường dừng lại và đọc một cuốn sách. Đọc sách là cách để não bộ tư duy về vấn đề sáng tạo hiệu quả nhất.

Theo Hoài Trần

Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Coteccons: “Chúng tôi đã phải từ chối nhiều nhà đầu tư trong đợt phát hành vừa rồi”

Đại diện Coteccons cho biết: “Trong đợt phát hành này, Coteccons ưu tiên nhà đầu tư trả giá cao và cam kết đầu tư lâu dài. Chúng tôi không quá ưu tiên nhà đầu tư mang lại nguồn việc vì công việc của Coteccons hiện nay rất dồi dào và công ty đang ở thế có quyền lựa chọn nhà đầu tư chuyên nghiệp để cùng hợp tác chứ không phải tham gia đấu thầu".

Sau bài viết “ Những bí mật tạo nên Coteccons danh tiếng và gót chân Achilles ” mà chúng tôi đăng tải, đại diện Coteccons đã lên tiếng khẳng định rằng: “Công ty đã phải từ chối nhiều nhà đầu tư lớn, nhỏ trong đợt phát hành vừa rồi. Con số 80% không có nghĩa là Coteccons không còn hấp dẫn”.

Theo đại diện Coteccons, có ý kiến cho rằng Coteccons chỉ phát hành được 80% số lượng cổ phiếu đã đăng ký và cổ phiếu CTD không hấp dẫn nhà đầu tư là vì họ không biết rằng thực tế, công ty đã phải từ chối nhiều nhà đầu tư lớn, nhỏ.

Đại diện Coteccons cho hay, nhờ kết quả kinh doanh ấn tượng và mô hình quản trị minh bạch nên trên thực tế đợt phát hành riêng lẻ vừa qua của Coteccons đã có rất nhiều nhà đầu tư quan tâm và muốn tham gia mua. Lý do Coteccons chỉ phát hành thành công 80% là vì theo ghị quyết của đại hồi đồng cổ đông tại tháng 4 vừa rồi, Coteccons chỉ giới hạn nhiều nhất là 6 nhà đầu tư. Do đó Coteccons chỉ tập trung chủ yếu là các định chế tài chính, các quỹ đầu tư với tầm nhìn và chiến lược lâu dài.

“Chúng tôi đã phải từ chối nhiều nhà đầu tư nhỏ và lớn nhằm giới hạn 6 nhà đầu tư và giữ cơ cấu cổ đông theo một cách cân bằng nhất. Đợt phát hành đã mang về cho CTD gần 1800 tỷ và là một thành công lớn cho chúng tôi, chúng tôi đã thu đủ tiền như dự kiến trong khi cổ đông hiện hữu giảm bớt bị ảnh hưởng pha loãng cổ phiếu mới, ổn định cơ cấu cổ đông.”-vị đại diện này phân trần.

Thực tế, trong đợt phát hành vừa qua, giá phát hành bình quân đạt hơn 153.000 đồng. Đây là mức giá cao kỷ lục trên thị trường chứng khoán tại thời điểm này mà Coteccons đã chào bán thành công theo hình thức riêng lẻ cho 6 nhà đầu tư. Theo thông tin chúng tôi có được, ít nhất có 3 nhà đầu tư có tiếng trên thị trường là Vinacapital, Dragon và SSI có tham gia mua cổ phần riêng lẻ đợt này.

“Trong đợt phát hành này, Coteccons ưu tiên nhà đầu tư trả giá cao và cam kết đầu tư lâu dài. Chúng tôi không quá ưu tiên nhà đầu tư mang lại nguồn việc vì công việc của Coteccons hiện nay rất dồi dào và công ty đang ở thế có quyền lựa chọn nhà đầu tư chuyên nghiệp để cùng hợp tác chứ không phải tham gia đấu thầu. Khả năng tăng trưởng lợi nhuận của công ty cũng rất tốt khi giá trị các hợp đồng xây lắp đã ký là 22.000 tỷ đồng nhưng nếu nhìn vào hợp đồng có thể ước tính giá trị các hợp đồng ký tiếp chắc chắn lên đến con số 40.000 tỷ đồng vì một công trình thường chia nhỏ gói thầu để thực hiện”.

Khi Coteccons trình đại hội cổ đông thông qua phương án phát hành riêng lẻ, giá cổ phiếu trên sàn lúc đó là 160-170.000 đồng/cổ phiếu. Sau đó, có lúc cổ phiếu CTD đã tăng lên tới hơn 220.000 đồng/cổ phiếu trước khi thực hiện chia thưởng theo tỷ lệ 3:1. Sau khi chốt quyền, tại thời điểm chốt giá chào bán riêng lẻ vào tháng 10/2016 thì mức giá chào bán cho cổ đông chiến lược được xác định theo giá bình quân 20 phiên và chiết khấu 15% tức là 153.000 đồng/cổ phiếu. “Đây là mức giá chúng tôi cho rằng là hợp lý và cân bằng quyền lợi của cổ đông hiện hữu và cổ đông mới”-vị đại diện Coteccons cho biết.

Khi được hỏi về việc liệu có phải Coteccons có thể đang bị chững lại tăng trưởng, đại diện Coteccons không trực tiếp nhận định nhưng cho hay: “Trong lĩnh vực xây dựng, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời gian ghi nhận doanh thu của công ty. Tại CTD, chúng tôi luôn tuân thủ các quy định về kế toán, do đó điểm rơi về doanh thu và lợi nhuận từng quý có thể không thể hiện hết bức tranh sức khỏe tài chính. Do đó nhận định CTD tăng trưởng có thể chững lại sẽ là dấu chầm hỏi để công ty có thể trả lời tại kết quả kinh doanh của toàn năm 2016”.

Về ý kiến liên quan đến quản trị công ty, Coteccons cho biết, tại cấp độ Hội Đồng Quản Trị luôn có Ban Kiểm Soát đồng hành cùng các tiểu ban của HĐQT để kiểm soát và theo dõi thực hiện các kế hoạch, chiến lược mà cổ đông đặt ra cho công ty. Tại cấp độ quản lý, công ty đã thành lập & hoạt động “Ban kiểm soát nội bộ”, với các chức năng: kiểm toán, đánh giá, nhận xét & đưa ra các hướng giải quyết kịp thời cho BGĐ nhằm luôn đảm bảo tính minh bạch và kịp thời cho các dự án,công trường và phòng ban.

Khi được hỏi với nguồn tiền dồi dào, công ty dự kiến làm gì thì lãnh đạo Coteccons cho biết, với nguồn vốn huy động được (1.800 tỷ-PV) cộng với 2.000 tỷ đồng tiền mặt sẵn có, Coteccons tập trung phá thể độc canh xây lắp hiện nay thông qua chiến lược mua bán các công ty vật liệu xây dựng, nội thất phục vụ hoạt động chính, đầu tư cơ hội vào bất động sản, đầu tư hạ tầng. Hiện đã có nhiều cơ hội mở ra. Chúng tôi có thể đàm phán để đầu tư một phần dự án cùng với chủ đầu tư hoặc có những mối quan hệ với các đối tác trên thế giới để đầu tư khách sạn hạng trung thuê họ quản lý mang lại lợi nhuận tốt”.

Theo Phương Chi

Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Hãy theo học lập trình ngay! Chủ tịch FPT Trương Gia Bình vừa cho biết mức lương trong ngành CNTT khởi điểm 2.000 USD không phải là cao

"Tôi nghĩ lương trong ngành công nghệ thông tin khởi điểm 2.000 USD/tháng không cao. Có thể nói có nhiều người có thể thu nhập là hơn tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, để được 2.000 USD thì về nguyên tắc bạn phải ở vị trí là kiến trúc sư của hệ thống".

Đó là chia sẻ của ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT, tại sự kiện do group Quản trị và Khởi nghiệp tổ chức ngày 4/12 tại TP HCM về câu chuyện sinh viên mới ra trường có thể nhận được lương 2.000 USD/tháng.

Trả lời câu hỏi bên lề sự kiện về câu chuyện một sinh viên mới ra trường muốn lương 2.000 USD/tháng, có phải là ảo vọng? Lãnh đạo FPT cho biết: Tôi nghĩ lương trong ngành công nghệ thông tin khởi điểm 2.000 USD/tháng không cao.

"Có thể nói có nhiều người có thể thu nhập là hơn tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, để được 2.000 USD thì về nguyên tắc bạn phải ở vị trí là kiến trúc sư của hệ thống. Như vậy, đòi hỏi bạn muốn được 2.000 USD/tháng thì ngay từ năm đầu tham gia sản xuất phần mềm, tham gia dự án lớn, đứng ở vị trí trên trưởng dự án.

Bảo làm chuyện này được hay không thì được, nhiều người làm được vì thực ra họ làm phần mềm từ trước khi vào đại học. Tóm lại, được nhưng rất khó", ông Bình chia sẻ.

Chủ tịch FPT cũng nói thêm: Thường ra trường, lương khởi điểm của các bạn là 500 USD/tháng. Bạn muốn gấp 4 lần, chắc chắn bạn giỏi. Giỏi và có kinh nghiệm để chỉ huy các bạn khác rồi.

Theo Business Insider, lương Tổng thống Mỹ Barack Obama là 400.000 USD/năm, tương đương khoảng 33.000 USD/tháng. Như vậy theo lời ông Bình, lương của người mới ra trường làm trong ngành công nghệ thông tin có thể cao hơn 33.000 USD/tháng.

Thế Trần

Theo Trí Thức Trẻ

Đọc tiếp »

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2016

Bán cháo giá gấp 10 lần đối thủ, tuyệt chiêu kinh doanh đại tài của ông chủ người Hoa

Làm kinh doanh không sợ không có người mua, chỉ sợ hàng hóa của bạn không đặc biệt, sợ không ai biết đến.

Tiểu Trương mở một cửa hàng bán cháo, đối tượng chủ yếu là dân văn phòng và những người có thu nhập trung bình. Thu nhập của cửa hàng chủ yếu dựa vào những món cháo đắt tiền, có tác dụng dưỡng sinh, bồi bổ cơ thể. Giá một bát cháo dao động trong khoảng 10 đến 30 tệ, lợi nhuận như vậy cũng không tồi.

Nhưng rồi xung quanh cũng mọc lên mấy cửa tiệm cháo với giá cả và chất lượng phục vụ y hệt, số lượng khách của Tiểu Trương bị kéo sang cũng không nhỏ. Bên cạnh đó, đối tượng thực khách của cửa hàng cháo khá đặc biệt, số thực khách không đông nên không thể bằng những tiệm ăn có những món nhiều người ưa thích khác. Do đó khách quen cũng chỉ vài người. Vậy là mỗi khi có một tiệm cháo mới mọc lên là cửa tiệm của Tiểu Trương lại vắng khách thêm. Tất nhiên là số khách quen không thể bằng khách vãng lai đến ăn cháo.

Tiểu Trương cũng từng nghĩ đến việc giảm giá để hút khách nhưng không khả thi. Giảm giá sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận, mặt khác, nếu mình giảm giá thì các tiệm khác cũng sẽ giảm theo. Cuối cùng thì mọi người cũng đều không kiếm được tiền. Điều quan trọng hơn, giảm giá chỉ có thể giữ chân khách hàng cũ chứ không thu hút được khách hàng mới, thị trường không được mở rộng thì cũng không thể giir quyết căn nguyên của vấn đề.

Tiểu Trương trăn trở không biết làm thế nào mới có thể chi ít tiền mà vẫn quảng cáo hiệu quả, khiến nhiều người biết và đến thưởng thức.

Hôm đó, Tiểu Trương ở nhà xem TV, một tin tức đã thu hút chú ý của anh. Các phóng viên đang phỏng vấn một chủ quán mì, một bát mì ở đó có giá 108 tệ. Mọi người đều nghĩ ông chủ quán bị điên bởi bình thường một bát mì chỉ có giá 10 tệ, đắt nhất cũng chì 20 tệ mà thôi.

Chính cái giá “trên trời” này đã thu hút giới truyền thông, phóng viên hỏi ông chủ quán mì:

- Tại sao mì của bác đắt đến vậy?

Ông chủ quán mì điềm tĩnh trả lời:

- Mỗi ngày chúng tôi chỉ bán 20 bát mì loại này, đảm bảo nước dùng được nấu từ xương bò hảo hạng, thịt bò là loại nhập khẩu, giá thịt cao đương nhiên giá bán mì cũng phải cao rồi.

Phóng viên còn phỏng vấn những thực khách đã ăn món mì có giá cao ngất ngưởng này. Trong đó có một cặp tình nhân trẻ, người thanh niên chỉ gọi một bát mì thường còn cô gái chọn bát mì bò đặc biệt giá 108 tệ. Người thanh niên ngại ngùng cúi mặt nói:

- Bạn gái tôi muốn thử món mì đặc biệt nên dù giá đắt tôi vẫn gọi, có 108 tệ mà cũng tính toán thì chắc chắn cô ấy sẽ nghĩ tôi không quan tâm đến cô ấy, chắc chắn tình cảm sẽ bị rạn nứt. Còn tôi thì thôi, không có nhu cầu nên chỉ gọi bát mì thường.

Ngoài ra phóng viên còn phỏng vấn thêm một vị khách đi ăn một mình, người này nhìn thẳng vào ống kính nói rất tự nhiên:

- Tôi nghe nói ở đây có bán một bát mì 108 tệ nên đến ăn thử xem sao.

Xem đến đây vợ Tiểu Trương ngồi bên cạnh cười phá lên và nói:

- Trên đời này đúng là lắm chuyện kỳ lạ. Thanh niên thì thích sĩ diện còn người giàu có thì lại thích tiêu tiền không đâu. Ông chủ này đúng là biết cách kiếm tiền.

Tiểu Trương không nói gì. Vốn là người khá nhạy bén trong kinh doanh, anh cứ mải nghĩ đến cửa hàng của mình. Hay là anh cũng thử làm như ông chủ quán mì? Hàng ngày anh đã gặp không ít khách hàng không để tâm đến chuyện giá cả. Chỉ cần món ăn đặc sắc, khác biệt, thể hiện đẳng cấp của thực khách thì 100 tệ cũng không phải là đắt. Khách hàng chủ yếu của tiệm là giới văn phòng, chỉ cần món ăn hợp khẩu vị của họ thì 100 tệ cũng có người mua. Điều quan trọng nhất là khi mình bán món cháo đắt tiền như vậy, khách hàng sẽ nghĩ rằng món ăn của mình rất ngon, đáng đồng tiền và thể hiện đẳng cấp. Cái lợi hơn nữa là sẽ thu hút được sự quan tâm của giới truyền thông.

Tiểu Trương nói chuyện này với vợ, vợ anh ngạc nhiên nói:

- Anh phải nghĩ cho kỹ đấy, một bát cháo giá 100 tệ, khách hàng chắc chắn sẽ chú ý đến, chúng ta sẽ trở nên nổi tiếng. Nhưng nói dại, tiếng tốt không tạo được mà lại mang tiếng xấu thì sao? Biết đâu khách hàng nghe tin lại cho rằng chúng ta học đòi, thích chơi trội?

Tiểu Trương cười nói:

- Anh đã nghĩ kỹ rồi, chúng ta có thể nhờ thầy thuộc Đông Y nổi tiếng phối hợp các loại nguyên liệu quý hiếm với nhau, tạo ra loại cháo dưỡng sinh gây lòng tin cho khách hàng. Chúng ta cũng có cơ sở quảng cáo. Về truyền thông, nếu có phóng viên đến phỏng vấn, chúng ta sẽ nhân tiện giới thiệu những loại cháo khác. Từ đó mọi thực khách đều biết rằng thực đơn của cửa hàng có giá cả từ trung bình đến cao cấp, cháo bình thường không hề đắt. Thế là giải quyết được vấn đề rồi.

Sau khi ra mắt món cháo đắt tiền này, quả nhiên hàng cháo của Tiểu Trương đã trở thành tâm điểm truyền thông, người khen nhiều kẻ chê cũng chẳng ít. Đài truyền hình cũng đến phỏng vấn nên càng ngày càng có nhiều người biến đến cửa hàng của anh và tìm đến với tâm lý “ăn thử xem sao”. Tuy không nhiều người gọi món cháo 100 tệ nhưng các món cháo bình dân khác bán rất chạy.

* Trích nội dung trong cuốn “ Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ”, tác giả Lão Mạc.

Bảo Dương

Theo Trí Thức Trẻ

Đọc tiếp »

Doanh thu Vietlott chính thức cán mốc nghìn tỷ

Chỉ trong 15 ngày gần đây nhất, doanh thu Vietlott đã đạt con số 266 tỷ đồng.

Sáng nay ngày 5/12/2016, tại trụ sở Bộ Tài chính, Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 5 năm thành lập Công ty và vận hành hệ thống kinh doanh tự chọn số điện toán tại Thành phố Hà Nội.

Tại buổi lễ, một con số đáng chú ý đã được đại diện Vietlott công bố: Tính đến sáng ngày 4/12/2016, doanh thu của Công ty đã cán mốc nghìn tỷ.

Theo con số công bố trước đó, đến ngày 20/11/2016, doanh thu Vietlott đạt 734 tỷ đồng. Như vậy, chỉ trong 15 ngày tiếp theo, doanh thu Vietlott đã nhanh chóng tăng thêm 266 tỷ đồng. Tốc độ tăng doanh thu của Vietlott đặc biệt nhanh sau khi liên tục xuất hiện các giải Jackpot của sản phẩm Mega 6/45 với trị giá giải thưởng lên tới hàng chục tỷ đồng. Theo tính toán của Báo Đấu thầu, trong giai đoạn từ 30/9 – 20/11/2016, doanh thu của Vietlott đạt 575 tỷ đồng – đã là mức tăng siêu tốc so với giai đoạn trước đó.

Với mức tăng trưởng này, việc thu về 500 – 600 tỷ đồng doanh thu mỗi tháng của Vietlott là hoàn toàn khả thi.

Doanh thu tăng trưởng mạnh cùng với địa bàn hoạt động ngày càng trải rộng trên nhiều tỉnh thành cả nước, Vietlott đang là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với hình thức xổ số kiến thiết truyền thống – mặc dù phía Vietlott từ chối thừa nhận sự ảnh hưởng này. Trong một lần trả lời báo chí trước đây, đại diện Vietlott cho biết khách hàng của Công ty phần lớn là những khách hàng mới, chưa từng chơi xổ số điện toán lẫn xổ số truyền thống, hoặc những khách hàng của xổ sổ truyền thống nhưng “mua thêm” sản phẩm của Vietlott.

Theo Đan Nguyên

Báo Đấu Thầu

Đọc tiếp »

Ông Trương Gia Bình: Khởi nghiệp đầu tiên là phải có tiền, nhưng sáng tạo lúc không tiền lại cực kì tốt

Hãy nghĩ đến chuyện ăn mì gói, đừng nghĩ đến việc ăn ở hoành tráng như những người thành công. Sáng tạo lúc không tiền là cực kì tốt.

Đó là chia sẻ của ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT, về khởi nghiệp, về người đồng sáng lập tại sự kiện đối thoại với ông Bình do group Quản trị và Khởi nghiệp tổ chức ngày 4/12 tại TP HCM.

Khởi nghiệp đầu tiên là phải có tiền

Lãnh đạo FPT cho rằng chỉ nên làm những việc mà mình giỏi nhất và nên chọn cách khởi nghiệp đơn giản, tinh gọn, hiệu quả.

“Nếu làm thương mại điện tử như Lazada thì tốn phết, tốn hàng 5-7 chục triệu USD (ở Mỹ). Nhưng startup thành công là khoảng 50.000 USD là đạt. Lãnh đạo Sendo từng nói với nói tôi: Em cám ơn anh vì anh không bơm nhiều tiền. Không tiền giúp bạn sáng tạo hơn. Cái nào tốt thật thì không cần quảng cáo vẫn lên”, ông Bình nói.

Ông Bình cho hay, khởi nghiệp phải theo kiểu từng bước qua sông, dò đá ta đi, đừng làm ý tưởng lớn mà phải từ những thứ đơn giản. Ở Việt Nam, số tiền dành cho khởi nghiệp khoảng 10.000 USD, huy động từ bạn bè, gia đình.

"Hãy nghĩ đến chuyện ăn mì gói, đừng nghĩ đến việc ăn ở hoành tráng. Sáng tạo lúc không tiền là cực kì tốt, vì khi có nhiều tiền thì dễ lừa mình lắm, kiểu như đổ tiền vào quảng cáo qua Google, Facebook rồi tưởng sản phẩm mình tốt, đến lúc cắt các khoản này thì đảm bảo sập luôn. Không phải lấy được quỹ lần đầu là tốt mà phải chứng minh chỉ số đo lường kết quả hoạt động (KPI) tăng trưởng trên 30%/tháng thì mới có thể gọi được vốn tiếp. Các doanh nghiệp thường thì tăng gấp 3 lần/năm. Các bạn đạt được các chỉ số đó thì nhiều người đưa tiền cho bạn chơi", ông Bình chia sẻ.

Người đồng sáng lập: Hãy chọn người hay cãi mình

Một trong số các keyword mà những người tham dự buổi nói chuyện của ông Trương Gia Bình tại TP HCM là co-founder (người đồng sáng lập) và lãnh đạo cao nhất của FPT đã đưa ra quan điểm về vấn đề này.

“Trong đám bạn bè, người nào bù trừ là người hay cãi mình, chính là phần mình thiếu thì chọn. Còn mình thích nhau quá chưa chắc đã hợp tác tốt. Ở FPT là bạn học”, ông Bình nói.

Tuy nhiên, theo Chủ tịch FPT, việc hợp tác sẽ rất khó khăn và phải rõ ngay từ đầu. Bill Gates và Steve Ballmer cũng đưa ra những ranh giới rõ ràng, giới hạn rõ ràng. Ngay từ đầu, vạch ra được biên giới ấy thì rất hay.

Thế Trần

Theo Trí Thức Trẻ

Đọc tiếp »

Tìm hướng đi mới, Panasonic bất ngờ thâu tóm hãng sản xuất phụ kiện ô tô ZKW Group với giá trị 1 tỷ USD

Hầu hết các tập đoàn điện tử lớn của Nhật Bản đều đang gặp khó khăn trong việc bắt kịp xu hướng mới của công nghệ và phải sống phụ thuộc vào quỹ đầu tư của Nhà nước. Họ bắt buộc phải tìm hướng đi mới.

Tập đoàn điện tử Panasonic của Nhật Bản bất ngờ tiết lộ họ đang trong giai đoạn cuối cùng của cuộc đàm phán để mua lại ZKW Group với giá trị 1 tỷ USD. Nikkei cho biết Panasonic đã đưa ra lời đề nghị từ đầu tháng 12 và các thỏa thuận cuối cùng của thương vụ này đang được hoàn tất.

ZKW Group là hãng sản xuất các thiết bị chiếu sáng như đèn pha diode, đèn LED cho các hãng ô tô và xe máy hàng đầu thế giới hiện nay. Các khách hàng của ZKW Group có cả General Motors và BMW, doanh thu của nhà sản xuất này dự kiến đạt 900 triệu Euro trong năm 2016.

Với thương vụ thâu tóm ZKW Group, tập đoàn Panasonic đang muốn tìm một hướng đi mới, khi mà smartphone và các thiết bị điện tử gia dụng đem lại lợi nhuận thấp. Với mảng kinh doanh thiết bị chiếu sáng, Panasonic có thể mở rộng mảng kinh doanh phụ kiện ô tô của mình, trước đó là hệ thống pin và định vị trên xe ô tô.

Năm ngoái, Panasonic cũng đã đầu tư 1,6 tỷ USD vào Tesla Motor và 5 tỷ USD vào nhà máy sản xuất pin của Elon Musk. Cho thấy tham vọng thực sự của tập đoàn điện tử Nhật Bản này trong lĩnh vực ô tô.

Không chỉ có Panasonic mà ngay cả Samsung cũng nhận thấy tiềm năng phát triển của mảng kinh doanh này, khi mà mảng kinh doanh smartphone không thực sự thuận lợi. Samsung đã bỏ ra 8 tỷ USD để mua lại hãng sản xuất phụ kiện ô tô Harman International Industries, bao gồm cả bộ phận loa Harman/Kardon .

Các công ty điện tử Nhật Bản đã từng có một thời rất hùng mạnh, nhưng đó là chuyện của quá khứ. Hầu hết các tập đoàn điện tử lớn của Nhật Bản, trong đó có Panasonic và Sharp, đều đang gặp khó khăn trong việc bắt kịp xu hướng mới của công nghệ và phải sống phụ thuộc vào quỹ đầu tư của Nhà nước. Họ bắt buộc phải tìm hướng đi mới.

Theo Trí Thức Trẻ

Đọc tiếp »

Ông Dominic: NĐT lớn nhất của Dragon Capital rút khỏi Việt Nam

Các sự cố môi trường là những vấn đề thế giới nhìn thấy và ảnh hưởng không tốt tới uy tín quốc gia. Cùng đó, tăng tính an toàn cho thị trường chứng khoán, thành lập NĐT có tổ chức là kiến nghị nhóm công tác thị trường vốn tại VBF 2016.

Chia sẻ tại Diễn đàn Doanh nghiệp thường niên năm 2016 đã được tổ chức với chủ đề "Nâng cao vai trò kinh tế tư nhân", đại diện Nhóm công tác Thị trường vốn, ông Dominc Scriven hoan nghênh đề án Tái cơ cấu 2016-2020 với trọng tâm phát triển thành phần tư nhân trong đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa, thậm chí cả doanh nghiệp vừa và to.

Cùng đó, đại diện quỹ đầu tư lớn nhất Việt Nam cũng ca ngợi việc giảm bội chi ngân sách bằng các biện pháp thị trường hóa; chú trọng phát triển thị trường vốn trong đó thị trường chứng khoán đặt mục tiêu đạt mức vốn hóa năm 2020 dự kiến gấp hơn 2 lần năm 2016.

Ông Dominic cũng tán đồng với ý kiến của bộ trường Nguyễn Chí Dũng phát triển nội lực là yếu tố quyết định.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: "Chính phủ tạo con đường, các doanh nghiệp cần tự bước đi trên đôi chân của mình"

Để phát triển thị trường vốn sâu mạnh và an toàn, theo ông Dominic, Việt Nam cần khẩn trương thành lập các nhà đầu tư tổ chức trong nước thay vì việc NĐTNN đang chiếm tỷ trọng lớn hiện nay, thêm biện pháp để tăng an toàn trên thị trường chứng khoán và các chính sách và hành động cần thiết để bảo vệ môi trường.

Lý do khiến ông Dominic cho rằng cần sớm có những nhà đầu tư có tổ chức - những nhà cung cấp sản phẩm đầu tư an toàn cho NĐT Việt Nam- được đưa ra là bởi thiếu các nhà đầu tư tổ chức sẽ khó cho doanh nghiệp niêm yết (DNNY) có nguồn huy động vốn dễ dự báo. Không chỉ có lợi cho DNNY, việc phát triển các NĐT có tổ chức sẽ biến nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội từ ngắn hạn thành dài hạn. Cùng đó, các NĐT tổ chức là người mua trái phiếu Chính phủ.

Về quỹ hưu trí tự nguyện, nhóm công tác thị trường vốn cho rằng chính sách ưu đãi thuế hiện nay chưa phù hợp để tạo được động lực và hấp dẫn để người lao động và người sử dụng lao động tham gia quỹ hưu trí tự nguyện.

Nhóm kiến nghị Chính phủ nâng tỷ lệ khấu trừ đối với quỹ hưu trí tự nguyện từ 1 triệu đồng/ người lên 3 triệu đồng/người.

Thứ hai, theo ông Dominic, thị trường vốn cần tăng tính an toàn. Tại những thị trường mới nổi như Việt Nam, các vấn đề xung đột quyền lợi, gian lận,… là khó tránh khỏi. Giá trị doanh nghiệp bị định giá thấp hơn so với khu vực, hay việc chỉ có 1,5 triệu tài khoản chứng khoán đang giao dịch sau 20 năm thành lập thị trường chứng khoán cũng xuất phát từ nguyên nhân Việt Nam thiếu uy tín thị trường.

Ông Dominic cho rằng tình trạng này đến từ việc các vi phạm hiện đang được xử lý bằng biện pháp hành chính. “Mức phạt trên TTCK Việt Nam mới đây dù tăng nhưng vẫn không phải con số thuyết phục nếu so với các ngân hàng bị phạt hàng trăm triệu USD trong các năm vừa rồi.”, đại diện Nhóm công tác Thị trường vốn chỉ ra.

Để giải quyết vấn đề này, theo ông Dominic, Chính phủ cần tăng quyền hạn của UBCK và có thể thành lập liên bộ để giải quyết vấn đề này.

Vấn đề thứ ba đối với thị trường vốn về môi trường. Theo ông Dominic, các sự cố lớn tại miền Trung, sông Mê Kông, buôn bán động vật hoang dã là những vấn đề thế giới nhìn thấy và ảnh hưởng không tốt tới uy tín quốc gia.

Hé lộ thông tin bất ngờ và không mấy vui, ông Dominic cho biết vừa rồi NĐT lớn nhất của Dragon Capital đã rút khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam vì sự cố môi trường.

Mặc dù theo cách nhìn từ chính sách vĩ mô Việt Nam đã có thị trường vốn nhưng theo đánh giá của nhóm công tác, thị trường vốn hiện nay chưa vận hành một cách hiệu quả, vốn huy động từ thị trường này rất nhỏ so với vốn đầu tư trực tiếp.

Đại diện Nhóm công tác thị trường vốn, ông Terence Mahony đề xuất Việt Nam cần làm rõ và tạo một môi trường thuận lợi cho việc tăng sở hữu nước ngoài. Dù Nghị định 60 được ban hành nhưng tác động còn rất hạn chế.

Các biện pháp được nhóm đề xuất tới Chính phủ bao gồm việc phải phân định rõ đối tượng điều chỉnh của Luật Đầu tư và Luật Chứng khoán theo hướng quy định cụ thể Luật Đầu tư không áp dụng đối với các công ty đại chúng và quỹ đầu tư đại chúng. Cùng đó, Nhóm kiến nghị Việt Nam đối xử với các công ty đại chúng và quỹ đầu tư đại chúng như nhà đầu tư trong nước không kể tỷ lệ sở hữu nước ngoài là bao nhiêu, trừ Luật pháp Việt Nam và điều ước quốc tế có quy định cụ thể và cho phép room ngoại tăng lên 100% trừ Luật pháp Việt Nam và điều ước quốc tế có quy định cụ thể và rõ ràng.

Đáng chú ý, nhóm cũng nêu lên kiến nghịtăng sở hữu nước ngoài đối với lĩnh vực ngân hàng cho phép NĐTNN sở hữu 35% đối với các ngân hàng TMCP và 100% đối với ngân hàng bị NHNN mua lại giá 0 đồng.

Cùng với đề xuất về tỷ lệ sở hữu của NĐTNN, Nhóm cũng kiến nghị Chính phủ cụ thể hóa lộ trình cổ phần hóa và buộc các công ty đã cổ phần hóa tuân thủ thời hạn niêm yết; tăng mức phạt đối với vi phạm quy định về quản trị doanh nghiệp của công ty đại chúng.

Theo Thanh Thủy

Người đồng hành

Đọc tiếp »

VinGroup làm nhà giá rẻ từ 700 triệu đồng, thị trường BĐS sẽ ra sao?

Với động thái này của tập đoàn Vingroup, nhiều chuyên gia nhận định thị trường BĐS sẽ khắc phục được tình trạng lệch pha cung cầu, các doanh nghiệp khác trong cùng phân khúc sẽ có sự điều chỉnh chiến lược cạnh tranh...

Theo kế hoạch dự kiến vừa được công bố, Vingroup sẽ xây dựng từ 200.000 - 300.000 căn hộ thương hiệu VinCity có mức giá đặc biệt hợp lý trong vòng 5 năm tới tại nhiều tỉnh thành trong cả nước, tạo điều kiện cho đông đảo người tiêu dùng tiếp cận và sở hữu cuộc sống chất lượng và tiện ích tại các khu đô thị do Vingroup phát triển.

Đánh giá về vấn đề này, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM - cho rằng đây là một tín hiệu mới trên thị trường. Thời gian qua, nhiều người vẫn luôn nghĩ rằng nhiều doanh nghiệp lớn chỉ bung tiền đầu tư dự án nhà ở cao cấp vì lợi nhuận lớn, tuy nhiên, Vingroup đang làm thị trường phải có một cách nhìn nhận lại vấn đề.

"Với tiềm lực mạnh, quản lý chuyên nghiệp và đặc biệt là có nhiều kinh nghiệm phát triển dự án dồi dào, người mua nhà thời gian tới chắc chắn sẽ được hưởng lợi từ những sản phẩm nhà ở của doanh nghiệp này trong tương lai" ông Châu nói.

Còn theo quan điểm của chuyên gia Lê Bá Chí Nhân, quỹ đất giá rẻ để phát triển nhà ở tại các thành phố lớn như Hà Nội và Tp.HCM là không nhiều. Đây là một bài toán mà không phải doanh nghiệp địa ốc nào nhanh chóng tìm được lời giải.

"Bằng hướng đi riêng của mình cộng với các chính sách hiện hữu, giá đất tại các vùng ngoại thành thành phố như Củ Chi và Hóc Môn... hiện tương đối rẻ, Vingroup chắc sẽ tạo nên một cơn sốt nhà ở giá rẻ trên thị trường trong thời gian tới. Tôi nhận thấy nhà ở giá rẻ trong thời gian qua vẫn được nhiều doanh nghiệp chú ý, nhưng với cách làm nhanh và hiệu quả của Vingroup chắc chắn các doanh nghiệp khác sẽ có sự điều chỉnh chiến lược cạnh tranh", TS. Nhân nói thêm.

Còn theo nhận định của chuyên gia BĐS Phan Công Chánh, bằng việc chuẩn bị khá kỹ càng trong nhiều năm qua, kế hoạch phát triển nhà giá rẻ trải dài trên 7 tỉnh, thành của Vingroup có thể được xem là táo bạo và đầy tham vọng.

"Theo tôi, thị trường nhà ở giá rẻ sẽ được phân chia lại bởi có sự tham gia với một chiến lược khá dài hơi của Vingroup. Đây là "cuộc chơi" lớn có nhiều yếu tố bất ngờ, sẽ tạo ra sự cạnh tranh rất gay gắt trong thời gian tới. Nhiều doanh nghiệp đang làm nhà ở giá rẻ phải xem lại chiến lược đầu tư của mình nếu như muốn cạnh tranh thị phần cùng doanh nghiệp địa ốc số 1 Việt Nam này", vị chuyên gia này nhận xét.

Trao đổi với chúng tôi chiều 4/12, Ông Ngô Quang Phúc - Phó Tổng Giám đốc Him Lam Land, cho biết đã làm lĩnh vực BĐS thì mọi doanh nghiệp đều muốn đa dạng hoá sản phẩm của mình nhằm phục vụ nhiều đối tượng khách hàng và tăng tính thanh khoản.

Trong bất kỳ giai đoạn nào doanh nghiệp cũng có chiến lược đầu tư phù hợp, vấn đề quan trọng là doanh nghiệp nào chuẩn bị được quỹ đất tốt và phù hợp với phân khúc nào. "Đây là một kế hoạch dài hơi và xuyên suốt của một tập đoàn lớn như Vingroup. Tôi cho rằng việc này sẽ giúp thị trường giảm sự lệch pha cung cầu. Đây là tín hiệu tốt cho thị trường lúc này, nhất là phân khúc nhà ở giá rẻ khi có một đại gia địa ốc bắt đầu thực hiện lộ trình đầu tư dài hơi của họ", ông Phúc nói.

Thời gian qua, trên thị trường đã có khá nhiều DN địa ốc tham gia vào phát triển nhà ở có giá trung bình. Có thể kể tới tham vọng của Công ty CP Xây dựng và Phát triển Hạ tầng Đô thị - BID Việt Nam cũng đã công bố chiến lược đầy tham vọng của mình khi muốn đầu tư hàng chục nghìn căn hộ giá rẻ tại một thị trường lớn như TP.HCM.

Theo đó, từ năm 2016-2018, BID Việt Nam sẽ triển khai dự án BID Edu-Home 1 tại quận 9 cung cấp 1.200 căn hộ với tổng mức đầu tư 580 tỷ đồng. Dự án BID Edu-Home 2 tại huyện Bình Chánh có quy mô 1.500 căn, tổng mức đầu tư 900 tỷ. Từ năm 2018-2022, công ty sẽ triển khai dự án BID Edu-Home 3 tại huyện Nhà Bè, quy mô 3.000 căn, tổng mức đầu tư 1.400 tỷ.

Quan sát trên thị trường cho thấy một số doanh nghiệp cũng đang chuyển sang xu hướng làm nhà giá rẻ cho những gia đình trẻ. Có thể kể đến Công ty Nam Long đã "bắt tay" với các nhà đầu tư Nhật Bản để làm dòng sản phẩm EHomeS; L&L đang đồng loạt triển khai các khu căn hộ Asa Light, Âu Dương Lân Tower, The Avila; Kiến Á với dự án Citisoho II; Him Lam Land với 2.000 căn nhà giá rẻ tại một số khu đất đắc địa ở khu Đông trong năm nay... Tất cả các sản phẩm này đều có giá chào bán trên dưới 1 tỷ đồng, trải dài trên tất cả khu vực Đông và Nam của TP.HCM.

Ngoài những đơn vị đang phát triển nhà ở hợp túi tiền trên, tại TP.HCM hiện có một số công ty địa ốc nước ngoài khác cũng đang "lấn sân" vào phân khúc này. Điển hình như một quỹ đầu tư BĐS tới từ Luxembourg từ năm 2015 đã đặt hàng nhiều đối tác trong nước săn lùng quỹ đất sạch ở các địa bàn quận 8, 9, Bình Tân, Thủ Đức, Nhà Bè, Tân Phú để phát triển chung cư. Trong năm 2016-2017, diện tích đất đơn vị này đang tìm kiếm từ 3.000-30.000m2, phân khúc được xác định là căn hộ giá trên dưới một tỷ đồng, vừa túi tiền.

Trao đổi với chúng tôi mới đây, ông Ang Wee Gee, CEO Keppel Land (Singapore) cho rằng với một nền kinh tế khởi sắc, Việt Nam được kỳ vọng sẽ trở thành một trong những quốc gia tăng trưởng tốt nhất khối Đông Nam Á trong những năm sắp tới. Việt Nam, đặc biệt là TP.HCM sẽ tiếp tục thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Theo ông Ang Wee Gee, đối với thị trường bất động sản Việt Nam, ngoài lĩnh vực nhà ở cao cấp thì phần lớn nhu cầu của người dân vẫn là phân khúc nhà ở hợp túi tiền. Trong chiến lược hợp tác với các doanh nghiệp địa ốc trong nước hiện nay, Keppel Land sẽ cùng phát triển loại hình nhà ở giá rẻ tại một số địa điểm không quá xa trung tâm thành phố, nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ nhu cầu sống của khách hàng.

Nhận định của nhiều chuyên gia cũng cho thấy trong tương lai việc khai thác quỹ đất đầu tư cho BĐS tại những thành phố lớn như TP.HCM và Hà Nội sẽ vô cùng khó khăn, cạnh tranh gay gắt. Trong khi nhu cầu nhà ở bình dân tại những địa phương này luôn ở mức khá cao, quỹ đất lại không rẻ nên trong 3-5 năm tới phân khúc này sẽ khan hiếm đến mức “đáng báo động”.

Chỉ tính riêng tại TP.HCM với khoảng 13 triệu dân đang có khoảng 500.000 gia đình cần chỗ ở cấp thiết, mỗi năm có có 50.000 cặp vợ chồng mới cần nhà ở. Hầu hết trong số này là những người có thu nhập tầm trung và thuộc nhóm khách hàng trẻ tuổi.

Và với chiến lược "tấn công" vào phân khúc nhà ở giá rẻ, Vingroup đang làm thị trường địa ốc bỗng chốc "hưng phấn" trở lại. Nhiều ý kiến nhận xét rằng với một doanh nghiệp có tiềm lực khá mạnh như Vingroup, quỹ đất sạch "để dành" nhiều năm qua sẽ giúp doanh nghiệp này thực hiện chiến lược trên một cách nhanh chóng, giúp người thu nhập thấp có được căn nhà chất lượng tốt để sinh sống.

Theo Đăng Khải

Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

155 cán bộ công nghệ cấp tập đoàn trong tổng số 30.000 nhân viên FPT có thu nhập trên 2.000 USD/tháng, nhưng...

... không có ai mới ra trường.

Theo nguồn tin của chúng tôi, tính đến hết tháng 11/2016, tổng số cán bộ công nghệ cấp tập đoàn của FPT là 155 cán bộ và mức mức thu nhập tối thiểu của mỗi cán bộ là 500 triệu đồng/năm. Năm 2013, FPT có 54 cán bộ công nghệ cấp tập đoàn.

Lãnh đạo của FPT đã ban hành Quy định chế độ đãi ngộ dành cho cán bộ công nghệ cấp tập đoàn. Theo đó, cán bộ công nghệ cấp tập đoàn sẽ được hưởng mức thu nhập tối thiểu 500 triệu đồng/năm (tương đương khoảng 2000 USD/tháng).

Trong đó, cán bộ công nghệ cấp tập đoàn là những cá nhân đảm nhiệm 5 chức danh. Đó là quản lý sản phẩm, kiến trúc sư hệ thống, chuyên gia công nghệ, tư vấn nghiệp vụ và tư vấn kỹ thuật.

155 người có thu nhập 2000 USD/tháng trên không bao gồm các lãnh đạo tập đoàn.

Ngoài ra, các quyền lợi của cán bộ công nghệ hiện tại ngoài thu nhập còn có quyền lợi về đào tạo, thi chứng chỉ công nghệ, tham gia hội thảo quốc tế tại trong và ngoài nước…

Có thể thấy, mặc dù trước đó Chủ tịch FPT Trương Gia Bình nhận định mức lương 2.000 USD/tháng trong ngành công nghệ không hề cao, nhưng tại chính tập đoàn FPT, gần như không có khả năng sinh viên mới ra trường nhận được mức lương khởi điểm cao như vậy.

Thế Trần

Theo Trí Thức Trẻ

Đọc tiếp »

Lazada trần tình về cáo buộc sử dụng chiêu trò giảm giá ảo

Trước thực tế bị tố sử dụng chiêu trò giảm giá sốc để câu khách, đại diện Lazada cho hay doanh nghiệp này không sử dụng "chiêu trò", mà chỉ đưa vào giá khuyến nghị ban đầu để đảm bảo khách quan. Tuy nhiên, giải thích này không thỏa đáng.

Như thông tin ICTnews từng phản ánh, trong thời gian qua, website thương mại điện tử Lazada.vn đã bị khá nhiều phản ánh của người tiêu dùng về việc sử dụng “chiêu” giảm giá sốc để thu hút.

Một trường hợp mới đây nhất là vào ngày Black Friday 25/11/2016, Lazada.vn công bố chương trình bán iPhone 7 màu vàng hồng 32GB với giá 15,2 triệu đồng, đồng thời cho rằng đây là mức giá đã giảm tới 42% so với giá 25,999 triệu đồng.

Cho dù 15,2 triệu đồng là mức giá bán khá rẻ trên thị trường, tuy nhiên một số người tiêu dùng khẳng định Lazada đã sử dụng “chiêu trò” cũ là niêm yết giá bán cũ của iPhone 7 xách tay cách đó hàng tháng trời rồi công bố giảm 42%, khiến cho người tiêu dùng không có kinh nghiệm dễ hiểu lầm trong ngày Black Friday doanh nghiệp này giảm mức giá rất lớn.

Liên quan đến câu chuyện Lazada.vn giảm giá ảo gây sốc để thu hút người tiêu dùng, trao đổi với phóng viên ICTnews hôm 3/12, ông Phạm Thông, Giám đốc Marketing Lazada.vn cho hay: Đối với các sản phẩm bán trên Lazada.vn, doanh nghiệp này luôn công bố hai mức giá, bao gồm giá niêm yết khuyến nghị của hãng và mức giá thứ hai là giá bán đến tay người tiêu dùng. Lazada cũng như các nhà bán lẻ khác đều phải đưa vào giá khuyến nghị của hãng để đảm bảo khách quan nhất.

“Chúng tôi biết là có những khách hàng quan ngại về việc công bố giá đầu tiên và giá bán cuối cùng. Mọi người thường quan tâm đến mức giá đang bán trên thị trường tại thời điểm đó để xem sản phẩm đã giảm xuống bao nhiêu. Tuy nhiên đây là vấn đề khó khi giá trên thị trường là giá rất mơ hồ do giá bán giữa các doanh nghiệp khác nhau”, ông Phạm Thông trao đổi, đồng thời khẳng định Lazada không sử chiêu trò giảm giá sốc.

Ông Thông cũng khuyến cáo người tiêu dùng nên so sánh giá bán trên mạng trước khi quyết định “rút ví” mua, vì việc so sánh rất dễ dàng.

Tuy nhiên, giải thích không sử dụng chiêu trò giảm giá sốc của đại diện Lazada chưa được thỏa đáng. Bởi nếu trở lại với ví dụ trường hợp chiếc iPhone 7 32GB bán trong ngày Black Friday nêu trên, thì giá công bố của hàng phân phối chính hãng (vốn luôn cao hơn hàng xách tay tại thời điểm bán) ngay khi lần đầu tiên bán tại Việt Nam cũng không có mức giá khuyến nghị cao như Lazada.vn công bố.

Cụ thể, tại thời điểm ngày 25/11/2016, giá bán của iPhone 7 32GB hàng phân phối chính hãng có giá công bố tại thị trường Việt Nam chỉ là 18,79 triệu đồng, thậm chí với iPhone 7 Plus 32GB cũng chỉ ở mức 22,29 triệu đồng.

Còn đối với hàng xách tay, ngay trong ngày cho đặt hàng tại Việt Nam 16/9/2016, giá iPhone 7 rất "loạn xới". Trong đó, iPhone 7 32GB cũng chỉ được chào giá 25 triệu đồng vào sáng cùng ngày và đến buổi chiều cùng ngày đã hạ còn 22-23 triệu đồng, không rõ mức giá 25,999 triệu đồng để Lazada làm cơ sở giảm 42% được áp dụng từ đâu, thời điểm nào.

Do đó, để đảm bảo khách quan như mục tiêu Lazada đang hướng tới, nếu để mức giá ban đầu hoặc giá khuyến nghị của hãng, Lazada.vn nên công bố giảm giá bao nhiêu % so với mức giá trên thị trường vào thời điểm nào, để câu chuyện "giảm giá" trở nên tường minh hơn, không bị người tiêu dùng nghi ngờ, thất vọng cho rằng doanh nghiệp này thiếu uy tín, vẫn sử dụng chiêu trò "giảm giá sốc" - vốn là căn bệnh khó chữa của rất nhiều website thương mại điện tử.

Trao đổi thêm với ICTnews, bà Ivy Nguyễn, phụ trách PR và Thương hiệu của Lazada thừa nhận trong thời gian qua Lazada cũng đã nhận được nhiều phản ánh của người tiêu dùng về việc có hay không mức giá giảm “khủng”.

Để người tiêu dùng không phải bận tâm về vấn đề này, thời gian tới Lazada sẽ không để mức giảm bao nhiêu phần trăm nữa mà chỉ để mức giá bán cuối cùng là bao nhiêu, để người tiêu dùng đỡ cảm thấy có gian dối trong câu chuyện này.

Theo Nguyên Đức

ICTnews

Đọc tiếp »

Bán nhà rẻ hơn cả đối thủ, Vingroup sẽ khiến các doanh nghiệp chuyên bán chung cư giá rẻ phải "xanh mặt"?

"Nhiều doanh nghiệp đang làm nhà ở giá rẻ sẽ phải xem lại chiến lược đầu tư của mình nếu như muốn cạnh tranh thị phần cùng doanh nghiệp địa ốc số 1 này".

Cuối tuần vừa qua, Tập đoàn Vingroup bất ngờ công bố thông tin gây xôn xao thị trường bất động sản khi tuyên bố cho ra mắt thương hiệu bất động sản đại chúng VinCity. Đáng chú ý, Vingroup tuyên bố, đây là phân khúc bất động sản có mức giá bình quân chỉ từ 700 triệu đồng, con số có thể coi là rất rẻ nếu so với mặt bằng chung cư giá rẻ hiện nay, thường dao động trên dưới 1 tỷ đồng.

Bước chân của ông lớn chuyên cung ứng BĐS trung và cao cấp vào phân khúc nhà giá rẻ ngay lập tức khiến dư luận xôn xao. Chủ đề này nhanh chóng trở thành đề tài khiến nhiều người bất ngờ và tò mò.

Nhiều ý kiến cho rằng, đây là bước đi sáng suốt của VinGroup, bởi trên thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay, nhu cầu chủ yếu của người dân vẫn là phân khúc nhà ở giá rẻ.

Phân tích báo cáo từ phòng quản lý nhà và bất động sản thuộc Sở Xây dựng Thành Phố Hà Nội, thì hiện nay nhu cầu về chung cư giá rẻ Hà Nội đang là khá cao, lượng người đang có nhu cầu vào khoảng 400.000 trường hợp. Trong đó tập trung tại trung tâm thành phố là 300.000 trường hợp. Còn lại 100.000 trường hợp là tập trung ở vùng ven Hà nội.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là lượng người lao động đang đổ dồn về làm việc tại các khu đô thị và các căn hộ chung cư cao cấp ngày một nhiều, trong khi đó thì lượng người lao động này lại chưa có cho mình một căn hộ chung cư giá rẻ. Theo các chuyên gia bất động sản, với thực trạng tăng tốc chóng mặt các căn hộ chung cư cao cấp như hiện nay thì lượng căn hộ chung cư được xây thêm, dẫn đến dư thừa là rất khó giải quyết.

Theo số liệu nghiên cứu của JLL, thị trường nhà ở tại TPHCM chứng kiến lượng cung và cầu tiếp tục tăng trong quý 3 vừa qua. Lượng bán đạt 8.133 căn, tăng 5% theo quý. Tại Hà Nội, lượng bán cũng tăng lên 8.015 căn, trong đó, căn hộ trung cấp chiếm 52% và căn bộ bình dân chiếm 37% thị trường.

Hơn thế nữa, đầu tư vào nhà ở thu nhập thấp, Vingroup sẽ được hưởng một loạt những ưu đãi dành cho chủ đầu tư vào loại hình này, như chủ đầu tư được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong phạm vi dự án, được áp dụng thuế suất ưu đãi thuế giá trị gia tăng ở mức cao nhất (thuế suất 0%), được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm tiếp theo và được áp dụng thuế 10% trong suốt thời gian hoạt động, được hỗ trợ tín dụng, được Nhà nước hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào dự án (giao thông, cấp điện, cấp thoát nước)...

Đe dọa thị phần của các đối thủ hiện có

Sự gia nhập của Vingroup vào mảng BĐS bình dân cũng khiến giới đầu tư đặc biệt chú ý. Bởi lâu nay, các ông lớn trên thị trường bất động sản thường chỉ làm các dự án nhà ở cao cấp, các trung tâm thương mại đắt tiền, hay bất động sản nghỉ dưỡng, resort... Phân khúc nhà ở dành cho người thu nhập thấp không có nhiều tên tuổi đáng chú ý.

Các công ty trong phân khúc nhà ở trung bình chắc chắn sẽ cảm thấy lo lắng khi phải cạnh tranh với các căn hộ 700 triệu đồng do một tập đoàn tên tuổi đầu tư, đồng thời lại có nhiều hạ tầng tiện ích và dịch vụ đồng bộ.

Tên tuổi tiêu biểu nhất trong phân khúc này, có lẽ không thể không nhắc đến là doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 Điện Biên của đại gia "điếu cày" Lê Thanh Thản.

Khoảng vài năm trở lại đây, ở Hà Nội, nhắc đến cụm từ "nhà của ông Thản" sẽ được hiểu là chung cư giá rẻ dành cho người thu nhập trung bình.

Xây nhanh, bán nhanh, phù hợp với người thu nhập trung bình nhờ mức giá hợp lí và diện tích nhỏ, các căn hộ của ông Thản được thị trường hấp thụ rất nhanh mấy năm qua, ngay cả khi thị trường BĐS không mấy khởi sắc.

Tuy nhiên, đi kèm với mức giá rẻ thì chất lượng công trình luôn là dấu hỏi lớn. Các dự án của doanh nghiệp này từng gặp phải nhiều sự cố cháy nổ, cùng các phản ánh chất lượng công trình như thang máy, nội thất hư hỏng sớm... khiến cư dân ở các dự án này sống trong sợ hãi.

Khi chất lượng của các căn hộ chung cư giá rẻ thường khiến người tiêu dùng nghi ngại, việc góp mặt của doanh nghiệp lớn nhất thị trường như Vingroup hứa hẹn sẽ góp phần gia tăng sự cạnh tranh và nâng cao chất lượng ở nhóm sản phẩm này.

"Nhiều doanh nghiệp đang làm nhà ở giá rẻ sẽ phải xem lại chiến lược đầu tư của mình nếu như muốn cạnh tranh thị phần cùng doanh nghiệp địa ốc số 1 này", một chuyên gia trong ngành bất động sản nhận xét.

Tuy nhiên, Vingroup mới chỉ cung cấp những thông tin sơ bộ ban đầu, về giá bán, các tỉnh thành góp mặt, trong khi một số yếu tố quan trọng khác để người mua lựa chọn vẫn chưa được tiết lộ, như diện tích các căn hộ là bao nhiêu hay khoảng cách tới các khu trung tâm là bao xa.

Theo dự kiến, Vingroup sẽ xây dựng từ 200.000 - 300.000 căn hộ VinCity trong vòng 5 năm tới. 7 tỉnh, thành phố lớn sẽ có sự góp mặt của VinCity gồm Hà Nội, Hưng yên, TPHCM, Hải Phòng, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Nha Trang.

Hà My

Theo Trí Thức Trẻ

Đọc tiếp »

Thoái vốn đầu tư ngoài ngành: VNPT thu về 1.044 tỷ đồng

VNPT đã thực hiện thoái vốn toàn bộ được 16 danh mục, vốn đầu tư của tập đoàn tại các doanh nghiệp khác. VNPT thoái vốn được 602 tỷ đồng/2002 tỷ đồng đầu tư trên sổ sách. Tổng giá trị thu về được 1.044 tỷ đồng, bằng 174% so với giá trị vốn đầu tư trên sổ sách của VNPT.

VNPT đang tiếp tục thực hiện thoái vốn tại 16 danh mục theo phương thức tích tụ, thực hiện thoái vốn tại 36 danh mục theo phương thức thoái vốn trực tiếp (khớp lệnh, thỏa thuận, đấu giá, sáp nhập, giải thể). Tuy nhiên, việc triển khai tại các đơn vị này khá khó khăn, VNPT đã thực hiện thủ tục công bố bán cổ phần nhiều lần nhưng chưa có nhà đầu tư nào quan tâm.

Ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐTV VNPT đã nhiều lần báo cáo với Bộ TT&TT về việc VNPT gặp khó khăn trong việc thực hiện thoái vốn tại nhiều đơn vị, nhất là những đơn vị nhỏ thuộc khối xây lắp. Đánh giá về những việc chưa hoàn thành khi triển khai tái cơ cấu VNPT trong 2 năm qua, ông Trần Mạnh Hùng cho hay: “Triển khai thoái vốn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ chưa hoàn thành, việc giảm tích tụ vốn của VNPT trong khối công ty cổ phần chưa hoàn thành, việc sắp xếp lại khối bệnh viện cũng chưa hoàn thành”.

Trong thời gian qua, VNPT cũng sắp xếp lại hoạt động của 3 bệnh viện theo cơ chế tự chủ tài chính. Thực hiện tổ chức lại trường Trung học Bưu chính viễn thông và CNTT II thành Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ III trực thuộc Tập đoàn. Trong thời gian tới, VNPT dự kiến đề xuất Bộ TT&TT xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép VNPT được giữ lại Trường Trung học Bưu chính viễn thông và CNTT III để sáp nhập vào Trung tâm CNTT của VNPT Tiền Giang.

Đối với Công ty Tài chính Bưu điện, VNPT đã có phương án báo cáo Bộ TT&TT, Ngân hàng Nhà nước phương án sắp xếp lại công ty này theo hướng chuyển nhượng vốn của VNPT tại Công ty cho các tổ chức tài chính, tín dụng.

Liên quan đến việc tái cơ cấu VNPT và MobiFone, ông Phạm Đình Trọng, Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ TT&TT đã cho biết, khó khăn trong công tác thoái vốn tại Công ty Tài chính Bưu điện, Bộ TT&TT đã có văn bản báo cáo Ngân hàng Nhà nước đề nghị cho ý kiến chỉ đạo, đề nghị VNPT bám sát văn bản của Bộ TT&TT để chủ động kết nối, làm việc với Ngân hàng Nhà nước tìm biện pháp tháo gỡ.

Còn với phần vốn góp tại Maritime Bank, việc thoái vốn tại các tổ chức tín dụng có những quy định riêng rất chặt chẽ, do đó VNPT phải chủ động có giải pháp để thoái vốn theo đúng quy định của Nhà nước.

Ông Trọng cũng cho hay, trong năm qua việc thoái vốn tại các tổ chức tín dụng gặp nhiều khó khăn và có dấu hiệu chững lại. Tính đến đầu tháng 10, MobiFone mới thoái được một phần vốn tại một ngân hàng chứ chưa thoái được hết vốn. Còn tại một ngân hàng khác thì chưa thoái vốn được.

“Theo chỉ đạo của Thủ tướng, lẽ ra VNPT phải thoái vốn đầu tư ngoài ngành trong năm 2015 rồi. Do đó VNPT phải lên kế hoạch để thực hiện tiếp không chỉ là phần vốn ở các ngân hàng mà còn phải thoái vốn tại 50 doanh nghiệp khác”, ông Trọng nói.

Hồi tháng 6/2016, ông Lê Nam Trà, Chủ tịch HĐTV MobiFone cũng cho biết, việc thoái vốn đầu tư tại hai ngân hàng của MobiFone gặp khó khăn. Vì đến thời điểm này vẫn chưa có nhà đầu tư nào tham gia mua cổ phần tại SeaBank, còn cổ phiếu ngân hàng TPbank có 6 nhà đầu tư tham gia đấu giá và đã bán được một phần vốn ở ngân hàng này. Việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành nằm trong kế hoạch tái cơ cấu MobiFone và triển khai cổ phần hóa nhà mạng này.

Theo Đình Anh

ICTnews

Đọc tiếp »

Cổ phiếu Sabeco sẽ tạo sóng trên HOSE?

Sau 8 năm mong chờ, nhà đầu tư, đặc biệt là các tổ chức ngoại đối với Sabeco đã được đáp ứng. Khi ngày 6.12, cổ phiếu Sabeco sẽ chính thức niêm yết trên sàn HOSE với mức giá 110.000 đồng/cổ phiếu tương đương lượng vốn hóa hơn 70.000 tỉ đồng, lớn thứ 5 trên sàn HOSE sau Vinamilk, Vietcombank, PV Gas và Vingroup. Dự kiến, sau khi lên sàn, Bộ Công Thương sẽ thoái vốn khỏi Sabeco theo 2 đợt: đợt 1 thoái 53,59% vốn ngay năm 2016; đợt 2 sẽ bán tiếp 36% còn lại trong năm 2017.

Hiện tại đang có nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đã bày tỏ ý định muốn có Sabeco như Công ty bia Heineken, Anheuser-Busch InBev, SABMiller, Asahi Group Holidings, Kirin Holdings. Tập đoàn Singha cũng không nằm ngoài cuộc chơi, sau khi đã bỏ ra 1,1 tỉ USD mua cổ phần của Masan Brewery và Masan Consumer Holdings, đơn vị đang sở hữu nhãn hàng bia Sư Tử Trắng vào năm ngoái.

Sự thèm khát của các doanh nghiệp ngoại cũng là điều dễ hiểu. Doanh thu của Sabeco năm 2015 lên đến hơn 27.000 tỉ đồng, lợi nhuận ròng vào khoảng 3.600 tỉ đồng, dẫn đầu thị trường bia Việt Nam với hơn 40% thị phần. Trong khi đó Công ty Heineken Việt Nam chiếm vị trí thứ 2 với 21%, Habeco đứng thứ 3 với 19,62%. Như vậy, chiếm được Sabeco hoặc Habeco sẽ là con đường tắt để các tập đoàn vươn lên vị trí dẫn đầu một trong những thị trường cạnh tranh sôi động nhất khu vực.

Trong khi đó, báo cáo tài chính của công ty mẹ quý III/2016 của Sabeco cho thấy doanh thu thuần đạt 7.043 tỉ đồng, riêng mặt hàng bia chiếm 86%, gấp 3,6 lần so với cùng quý năm ngoái. Sau khi trừ đi giá vốn, lợi nhuận gộp còn 1.127 tỉ đồng, gấp hơn 5 lần so với mức 207 tỉ đồng của cùng kỳ năm 2015.

Trước Sabeco là Habeco cũng đã lên sàn Upcom vào cuối tháng 10.2016, cổ phiếu của Habeco đã tăng kỷ lục đến 100-200% chỉ trong một số phiên giao dịch sau khi lên sàn. Ở mức giá 110.000 đồng/cổ phiếu của Sabeco sau khi lên sàn có thể sẽ còn vượt xa con số này. Chỉ tính trong ngày 30.11, cổ phiếu của Sabeco giao dịch trên sàn OTC đã ở mức 160.000 -168.000 đồng/cổ phiếu, tăng hơn gấp đôi so với khi chưa có thông tin niêm yết. Bên cạnh đó, mức cổ tức hằng năm mà Sabeco chi trả đều ở mức khá cao. Điển hình, Sabeco đã chia cổ tức năm 2014 bằng tiền tỷ lệ 30% vốn điều lệ cho cổ đông và dự kiến sẽ duy trì mức này cho các năm tiếp theo.

Nếu theo mức giá 110.000 đồng/cổ phiếu, quy mô vốn hóa của Sabeco ước đạt 3,18 tỉ USD. Tương ứng với P/E khoảng 18,7 lần. So sánh các chỉ số tài chính khác như ROE (lợi nhuận/vốn chủ sở hữu), ROA (lợi nhuận/tài sản), Sabeco cũng nổi bật như ROA 2015 của Sabeco là 16,7%, ROE là 25,6%.

Có thể thấy, Sabeco đang có những lợi thế nhất định so với các đối thủ khác. Với lịch sử phát triển hơn trăm năm, các thương hiệu bia truyền thống như 333, Saigon đỏ, Saigon Special… đã ăn sâu trong tiềm thức người tiêu dùng Việt ở phân khúc tầm trung. Ngoài việc phủ kín khu vực miền Nam, sản lượng tiêu thụ của Sabeco tăng trưởng đều tại tất cả các tỉnh thành trên toàn quốc. Đặc biệt là dòng Saigon Special được người dân các tỉnh phía Bắc ưa chuộng, tăng trưởng hằng năm hai con số.

Mặc dù, Sabeco còn chiếm tỷ lệ thấp trong phân khúc cao cấp so với các đối thủ ngoại. Tuy nhiên trong báo cáo của Nielsen cho thấy, 6 tháng đầu năm nay, ở phân khúc cao cấp và đặc biệt là khu vực thành thị, Sabeco đạt 10,9% thị phần, tăng 1,7 điểm phần trăm so với 9,2% năm ngoái.

Đáng chú ý, Sabeco đã tạo bức tranh kinh doanh tăng trưởng khả quan như thế suốt nhiều năm qua và chính thức trở thành doanh nghiệp tỉ đô từ năm 2012. Với tiềm năng của ngành bia, thị phần hiện đứng đầu, hoạt động kinh doanh của Sabeco dự báo sẽ còn tăng trưởng, mạng lưới phân phối rộng khắp của Sabeco, với 23 công ty con, 17 công ty liên kết và 5 liên doanh là đích nhắm tới của các nhà sản xuất bia lớn trên thế giới.

Tuy nhiên, ngoài những khó khăn đối mặt với việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt như các đối thủ trong ngành Sabeco còn bị áp lực cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ ngoại. Để tiếp tục dẫn đầu thị phần Sabeco chắc chắn sẽ có nhiều việc phải làm. Đặc biệt, bên cạnh việc giữ vững và tăng trưởng tại phân khúc phổ thông, Sabeco sẽ tập trung nguồn lực để cạnh tranh tại phân khúc cao cấp và cận cao cấp, trong đó hướng vào tầng lớp khách hàng trẻ và năng động bằng việc đa dạng hóa các dòng sản phẩm. Cùng với đó là quá trình đổi mới trong các chiến dịch quảng bá, marketing và bán hàng… Chẳng hạn, trong hoạt động đầu tư công nghệ sản xuất, bao bì sản phẩm, hãng đã giám sát chặt và đẩy nhanh tiến độ dự án thay đổi bao bì, điều chỉnh hình ảnh nhận diện cho một số nhãn nhằm phục vụ chiến lược làm mới bao bì, mẫu mã các sản phẩm Bia Saigon để tăng khả năng cạnh tranh. Trong năm 2016, Sabeco đã làm mới nhận diện hình ảnh của 2 dòng sản phẩm chủ lực là Saigon Special và 333 và rất được thị trường đón nhận, góp phần vào kết quả kinh doanh ấn tượng của Sabeco năm 2016.

A.D

Theo Trí Thức Trẻ

Đọc tiếp »