Lưu ý:

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2016

FDA siết chặt quy định với doanh nghiệp xuất khẩu vào Mỹ

Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) vừa ban hành quy định mới nhằm thắt chặt vệ sinh an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu.

Theo quy định này, kể từ ngày 17/9 tới, các doanh nghiệp đang xuất khẩu thực phẩm và đồ uống cho người và động vật vào thị trường Mỹ buộc phải xây dựng và triển khai Chương trình Hành động về vệ sinh an toàn thực phẩm ngay tại cơ sở sản xuất của mình.

Tham tán Thương mại Việt Nam tại Mỹ - ông Đào Trần Nhân cho biết quy định này yêu cầu các cơ sở sản xuất phải có nhân viên đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn để xây dựng và triển khai chương trình hành động theo đúng yêu cầu của FDA.

Đối với mỗi sản phẩm cần xác định rõ các thông tin về mô tả sản phẩm như thành phần, quy trình sản xuất, đóng gói, lưu trữ, phân phối và vận chuyển, cũng như thời hạn và mục đích sử dụng của sản phẩm, đối tượng khách hàng...

Ngoài ra, các doanh nghiệp cần xác định vòng đời của sản phẩm ngay từ khi bắt đầu quy trình sản xuất cho đến khi vận chuyển hoặc giao hàng thành phẩm.

Cơ sở sản xuất phải đánh giá các nguy cơ trong quá trình sản xuất, bao gồm các nguy cơ về sinh học, hóa học (trong đó có việc chiếu xạ) và tự nhiên, từ đó xác định các biện pháp ngăn chặn và kiểm soát ở tất cả các khâu.

Các doanh nghiệp cũng phải đề xuất các biện pháp khắc phục khi việc kiểm soát phòng ngừa không được tiến hành đúng quy trình, sản phẩm bị ảnh hưởng do mất kiểm soát hoặc do giả mạo hay sai nhãn mác.

Ở mức độ tối thiểu, các sản phẩm bị ảnh hưởng phải bị cách ly trong lúc tiến hành các biện pháp khắc phục, hiệu chỉnh.

Các doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra các thiết bị đo đạc, rà soát hồ sơ để đảm bảo Chương trình Hành động về an toàn vệ sinh thực phẩm được thực hiện đúng đắn và thích hợp nhất.

Chủ cơ sở sản xuất, người vận hành hay cá nhân chịu trách nhiệm phải xác nhận chắc chắn việc giám sát đang được quản lý tốt, đồng thời cũng phải xác nhận rằng những quyết định hợp lý để sửa chữa khắc phục đã được đưa ra để triển khai.

Theo quy định mới của FDA, khi có sản phẩm bị lỗi, doanh nghiệp phải có kế hoạch thu hồi theo đúng thủ tục như: trực tiếp thông báo cho người nhận hàng về sản phẩm bị thu hồi, trực tiếp thông báo cho công chúng, đồng thời kiểm tra để xác minh rằng việc thu hồi được thực hiện và có biện pháp thích hợp để xử lý các sản phẩm bị thu hồi.

Chương trình hành động về an toàn vệ sinh thực phẩm phải được đánh giá, phân tích lại và cập nhật thường xuyên ít nhất 3 năm một lần và phải được lưu trữ tại cơ sở sản xuất để luôn sẵn sàng cung cấp cho FDA khi có yêu cầu.

Các chuyên gia đánh giá đây là quy định bắt buộc mới của FDA. Các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng thực phẩm và đồ uống của Việt Nam vào thị trường Mỹ cần cập nhật và triển khai thực hiện kịp thời, tránh để sản phẩm bị ách lại do không đáp ứng quy định mới của phía Mỹ về vệ sinh an toàn thực phẩm, gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

Theo TTXVN

Đọc tiếp »

Chân dung người đã đưa Lehman Brothers đến đỉnh vinh quang rồi lại đẩy xuống vực thẳm

​CEO Dick Fuld là người gắn bó với Lehman trong suốt 4 thập kỷ. Nhưng chính quyết định thay đổi chiến lược đầu tư của ông đã đẩy ngã Lehman.

Richard S. Fuld Jr. (Dick Fuld) là sinh năm 1946, là một nhân viên ngân hàng Mỹ. Ông được biết đến nhiều nhất với tên gọi: CEO cuối cùng của Lehman Brothers (LB). Fuld trở thành chủ tịch kiêm CEO LB từ năm 1994, sau khi công ty này tách ra khỏi American Express cho đến năm 2008.

Fuld có biệt danh là "Gorilla của phố Wall" bởi tính đua tranh của mình. Ngay trước hôm LB đệ đơn phá sản, tờ Reuters nói rằng chính sự xấc xược của ông đã khiến cho LB sụp đổ. Ông trở thành tội đồ của thế giới và được xếp thứ hạng đầu tiên trong danh sách những CEO tồi tệ nhất lịch sử nước Mỹ do Condé Nast bình chọn.

Người đưa Lehman Brothers vượt khủng hoảng đến đỉnh vinh quang

Fuld đến với LB năm 1969 với công việc đầu tiên là một nhân viên giao dịch thương phiếu. Tính tổng quãng thời gian làm tại đây, ông đã gắn bó với LB gần 40 năm cùng với nhiều cương vị khác nhau. Ông chứng kiến và tham vào tất cả những thay đổi lớn của tập đoàn trong đó có đợt sáp nhập với Kuhn, Loeb & Co, khi bị American Express mua lại, đợt sáp nhập với E.F.Hulton và cuối cùng trở lại thành Lehman Brothers sau khi tách ra khỏi American Express năm 1994.

Năm 1994, American Express từ bỏ chiến lược “siêu thị tài chính” của mình. Kết quả là Lehman Brothers tách ra từ tập đoàn này và quay trở về với tên gọi ban đầu. Đó là lý do tại sao, nhiều người vẫn nói rằng, Lehman không phải là một ngân hàng đầu tư 158 tuổi, mà chỉ là một công ty 14 tuổi với cái tên 158 tuổi.

Tiếp nhận vị trí CEO trong bối cảnh công ty vừa trải qua một năm thua lỗ lên tới 102 triệu USD, Fuld đã thành công vực dậy Lehman Brothers, không những thế còn đưa công ty tăng trưởng. Kể từ sau khi Fuld trở thành chủ tịch kiêm CEO của LB, công ty đạt lợi nhuận 14 năm liên tiếp trong đó bao gồm cả năm 2007 - thời điểm giá cổ phiếu LB tăng ở mức cao kỷ lục 86,18 USD/cổ phiếu với giá trị vốn hóa thị trường lên tới 60 tỷ USD.

Fuld đã giúp vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 - 1998 - thời điểm cổ phiếu LB đã rơi xuống còn 22 USD cùng với sự sụp đổ của quỹ đầu cơ “Long-Term Capital Management” là một khách hàng lớn của Lehman Brothers. Nhưng tiếc rằng đó chính là cuộc khủng hoảng đầu tiên mà cũng là cuối cùng Fuld nắm vai trò lèo lái con thuyền Lehman Brothers.

... Rồi lại đẩy xuống vực thẳm

Vào thập niên 1980, Fuld nắm giữ vai trò là người đứng đầu bộ phận giao dịch trái phiếu của Lehman. Còn bộ phận ngân hàng do hai nhân vật Steve Schwarzman và Pete Peterson đứng đầu. Ở thời điểm đó, Fuld là người cực kỳ thận trọng. Bộ phận ngân hàng chủ trương sử dụng nguồn vốn nợ để thực hiện các phi vụ làm ăn có tính rủi ro cao, nhưng Fuld đã kiên quyết phản đối.

Đến năm 1994, sau khi Lehman tách ra khỏi American Express, lúc đó Schwarzman and Peterson ra đi để thành lập quỹ đầu tư Blackstone và trở thành hai tỷ phú, Fuld trở thành CEO của LB.

Sự thay đổi vị trí đã khiến Fuld trở nên liều lĩnh hơn. Ông thả lỏng mô hình làm ăn kiểu đi vay kết hợp đầu tư tại bộ phận ngân hàng. Chính sự lỏng lẻo từ bên trong đã đẩy Lehman Brothers lao dốc không phanh kể từ khi khủng hoảng bắt đầu tấn công vào phố Wall và kết thúc bằng một bản tuyên bố phá sản chỉ sau 1 năm.

Lehman đã vay quá nhiều vốn và dùng phần lớn khoản tiền này vào những vụ đầu tư tài sản đáng ngờ và đặc biệt là sự tham gia vào thị trường bất động sản.

Năm 2005, giám đốc toàn cầu phụ trách dòng sản phẩm có thu nhập cố định của Lehman Brothers là Michael Gelband đã phải ra đi vì có quan điểm trái ngược về chiến lược kinh doanh này của ông Fuld.

Trong cuốn A Colossal Failure Of Common Sense của Larry McDonald - một cựu chuyên viên giao dịch cấp cao tại Lehman Brothers đã viết rằng, chính sự thèm khát âm ỉ muốn cạnh tranh với Goldman Sachs và nhiều đối thủ trên phố Wall khác đã che mờ mắt Fuld, khiến ông phớt lờ mọi cảnh báo từ các giám đốc điều hành tại Lehman về viễn cảnh của một cơn sụp đổ.

Theo Anh Sa

Trí thức trẻ/CafeF

Đọc tiếp »

Muốn làm việc nhàn mà hiệu quả vẫn gấp đôi người khác, hãy dùng mẹo sau!

Suy nghĩ vào buổi sáng. Hành động vào buổi chiều. Ăn vào buổi tối. Ban đêm dành để ngủ.

Cùng quỹ thời gian 24 giờ nhưng không phải ai cũng sử dụng giống ai. Những người thông minh thành đạt sử dụng một ngày hiệu quả như thể họ có tới 30 giờ để làm rất nhiều việc. Không có bí mật nào lớn lao ngoài việc sắp xếp mọi việc phù hợp với mức năng lượng tinh thần làm việc trong ngày.

"Suy nghĩ vào buổi sáng. Hành động vào buổi chiều. Ăn vào buổi tối. Ban đêm dành để ngủ”, nhà thơ người Anh William Blake từng đúc kết.

Suy nghĩ vào buổi sáng

Bạn đã bao giờ thầm ngưỡng mộ những nhà tư tưởng, nhà lãnh đạo vĩ đại rằng họ luôn tràn đầy năng lượng để làm việc liên tục không ngừng nghỉ. Tuy nhiên sự thật không phải vậy. Sự khác biệt là các nhà lãnh đạo vĩ đại biết cách làm thế nào để quản lý sức mạnh ý chí của mình.

Tất cả chúng ta (ngay cả những thiên tài) thức dậy mỗi buổi sáng với một lượng sức mạnh ý chí nhất định. Bạn có thể tưởng tượng được rằng nó giống như một cục pin. Mỗi quyết định của bạn bất kể vấn đề nhỏ hay lớn đều làm vơi đi nguồn năng lượng của cục pin này. Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao Steve Jobs chỉ mặc màu đen áo thun? Đây là cách ông loại trừ rằng quyết định lựa chọn trang phục hàng ngày để có thể tập trung sức mạnh ý chí cho những điều khác.

Sáng tạo, động não và lập kế hoạch là tất cả các hoạt động đòi hỏi những quyết định được nâng lên đặt xuống. Chúng ngốn không ít năng lượng ý chí. Đây cũng chính là lý do tại sao những hoạt động này nên được thực hiện vào buổi sáng, khi bạn vẫn tràn đầy năng lượng của một ngày.

Tác giả Ackzepplin từng thực hiện các cuộc phỏng vấn tất cả 17 giám đốc điều hành và được cho biết họ làm việc hiệu quả hơn khi họ bắt đầu sớm hơn. Sự yên tĩnh của buổi sáng là thời điểm tốt nhất để lập kế hoạch một ngày và bắt tay vào những nhiệm vụ đòi hỏi nhiều tư duy nhất trước khi bất cứ ai xuất hiện và làm phiền bạn.

Hành động vào buổi chiều

Nếu bạn đã hoàn tất những suy nghĩ và kế hoạch vào buổi sáng thì buổi chiều là lúc bạn bắt tay vào thực hiện. Khoảng thời gian nên dành cho những hoạt động mang tính thường xuyên, thói quen mà bạn biết mình sẽ làm bằng cách này hoặc cách khác.

Hộp thư của bạn đã đầy? Bạn biết mình sẽ phải đọc những email này vào hôm nay, hãy dành cho buổi chiều khi năng lượng trí não của bạn xuống mức thấp và nhiệt huyết một ngày đang dần cạn kiệt.

Buổi chiều là thời gian tốt nhất để "quản lý" nhiệm vụ của mình thay vì tập trung vào bức tranh lớn hơn. Bạn không cần tất cả sức mạnh ý chí như đã sử dụng trong buổi sáng để làm những việc mang tính quán tính. Ngoài ra bạn đã lên kế hoạch trong ngày vào buổi sáng nên giờ hãy đơn giản là thả lỏng và thực hiện chúng.

Ăn vào buổi tối

Rất nhiều người nói rằng bữa ăn sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Tuy nhiên cũng có những chuyên gia cho rằng quan niệm này sai lầm và cho rằng ăn tối có thể là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Rõ ràng bạn từng có cảm giác muốn ăn gì đó trước khi chờ đến bữa tối. Bạn cần phải cung cấp nhiên liệu trong suốt cả ngày, nhưng bữa ăn tối giúp ích cho các bộ phận cơ thể bạn hơn bất kỳ bữa ăn khác.

Đầu tiên, ăn tối là một phần không thiếu của một người hạnh phúc. Các mối quan hệ xã hội là rất quan trọng và nhiều giao tiếp xã hội được dựa trên bữa tối. Không chỉ có vậy, những gia đình thường xuyên ăn tối với nhau sẽ hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn và tốt hơn cho trẻ em. Không chỉ quan trọng với niềm hạnh phúc, liệu bữa tối cũng quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta?

Chắc chắn rồi.

Theo nghiên cứu của Mental Healthy, nó giúp ích cho việc đi ngủ. Để ngủ ngon, chúng tôi cần nguồn cung cấp ổn định đường huyết suốt đêm cho các bộ phận cơ thể. Nếu chúng ta không ăn uống lành mạnh, cơ thể phải sử dụng hệ thống dự trữ glucose, có thể khiến chúng ta thức dậy và khó ngủ lại.

Ban đêm dành để ngủ

Giấc ngủ rất quan trọng bởi vì cơ thể của chúng ta thực hiện các chức năng phục hồi quan trọng trong khi ngủ. Chắc bạn từng biết cảm giác thức dậy tỉnh táo và sẵn sàng bước vào một ngày hay cảm giác uể oải vì mất ngủ. Đó là bởi vì cơ thể chúng ta chỉ thực hiện chức năng tái sinh trong khi ngủ.

Cụ thể, khi ngủ cơ thể bạn thực hiện những công việc sau:

- Chữa lành các tế bào bị hư hỏng

- Tăng cường hệ thống miễn dịch

- Lưu trữ phục hồi các hoạt động trong ngày

- Nạp lại năng lượng cho trái tim và hệ thống tim mạch.

Và quan trọng nhất đối với thói quen hàng ngày của bạn, giấc ngủ sẽ cải thiện lại sức mạnh ý chí của bạn. Một giấc ngủ tốt sẽ tạo ra sự khác biệt giữa hoàn thành công việc tuyệt vời và năng suất kém vào ngày hôm sau.

Thảo Nguyên

Theo Trí Thức Trẻ/Lifehack

Đọc tiếp »

Starbucks mở nhiều quá, nhanh quá, thế là hết vị thế "sang chảnh"

Việc phát triển chuỗi cà phê quá nhanh và quá rộng lớn và thiếu đột phá khiến Starbucks đang mất dần vị thế ban đầu khiến cà phê hãng này trở thành thức uống "phổ thông".

Từ một cửa hàng đầu tiên được mở tại thành phố Seatlle vào năm 1971, ngày nay Starbucks đã lan tỏa hầu như khắp mọi nơi trên thế giới với 24.000 cửa hàng. Thậm chí, người ta còn ước tính rằng cứ mỗi ngã tư ở New York lại có 2 cửa hàng Starbucks: một ở góc này và một ở góc bên kia, để phục vụ cho khách bộ hành đi hai lề đường khác nhau.

Thường thì tiệm nào cũng đông nghẹt. Người Mỹ coi những cửa hàng Starbucks như ngôi nhà thứ 3 (sau văn phòng và ngôi nhà theo đúng nghĩa đen của mình). Tại đây, người ta có thể gặp gỡ, giao lưu với bạn bè và thậm chí là trò chuyện với người lạ.

Tuy nhiên, dường như việc quá phổ biến và giống nhau giữa các cửa hàng trên thế giới cũng chính là nguyên nhân khiến thương hiệu này đang dần bị lu mờ và trở thành phổ thông thay vì được biết đến như một nhãn hàng cà phê cao cấp như trước. Không thể phụ nhận rằng thiết kế cửa hàng cũng như hương vị cà phê của Starbucks khá hợp thời tuy nhiên lại không có sự thay đổi phá cách.

Sự rập khuôn đối với tất cả các cửa hàng trên thế giới khiến khách hàng, đặc biệt là giới trẻ đang dần trở nên "chán". Tất cả các cửa hàng của Starbucks trên thế giới đều phải theo một chuẩn mực chung. Sẽ không có chuyện một cửa hàng đơn lẻ có thể tự ý cho thêm một thức uống mới vào thực đơn của mình hoặc thay đổi hương vị sao cho phù hợp với khẩu vị của từng vùng.

Ngay cả sự phổ biến của rộng khắp của Starbucks cũng đang bị đe dọa bởi các đối thủ mạnh khác như Dunkin' Donuts và McDonald's khi các hãng này đang lần lượt mở rộng độ bao phủ chuỗi cửa hàng của mình trên toàn thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc, khách hàng có nhiều sự lựa chọn khác đến từ các hãng nổi tiếng nước ngoài thay vì chỉ trung thành với Starbucks.

Chuyên gia Robin Lewis nhận định rằng việc quá phổ biến giống như "nụ hôn của thần chết đối với những nhãn hiệu nổi tiếng, đặc biệt là những nhãn hàng nhắm vào đối tượng giới trẻ". Ông còn cho rằng để tiếp tục duy trì vị thế và thương hiệu cà phê cao cấp thay vì bị tụt lùi trở thành thứ cà phê "phổ thông", Starbucks cần nỗ lực nhiều hơn nữa.

Trước tình hình đó, Starbucks đã đầu tư hàng triệu đô la để xây dựng hệ thống cà phê rang xay tại chỗ Roastery.

Cửa hàng Roastery đầu tiên được mở tại Seattle rộng tới 1400 mét vuông. Tại đây khách hàng được trực tiếp chứng kiến công đoạn rang xay cà phê cũng như thưởng thức những ly Nitro Cold Brew Float ( Cà phê được pha cùng với ni tơ hóa lỏng dùng cho thực phẩm giúp tạo bọt giống như bia) giá 10$.

Cửa hàng này được xem là tương lai cũng như là lối đi dành cho Starbucks trong thời điểm hiện tại đồng thời là lời tuyên bố quyết tâm đổi mới trong nền văn hóa cà phê đang thay đổi liên tục.

Hiện tại, Starbucks đang mở tiếp 2 quán cà phê Roastery tại New York và Thượng Hải, dự kiến sẽ mở thêm 10 cửa hàng khác tại các thành phố lớn. Bên cạnh đó, hãng này còn có kế hoạch mở thêm 500 cửa hàng Starbucks Reserve Coffee ( cửa hàng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn phục vụ những đồ uống hảo hạng nhất của Starbucks).

Ngoài ra, Starbucks còn liên tục đưa vào menu những đồ uống mới với những phương thức pha chế mới lạ như Nitro Cold Brew Float, Latte Macchiato...

Phát biểu tại hội nghị được tổ chức ở New York hôm thứ 5 tuần trước, CEO của Strarbucks, ông Howard Schultz cũng đã thừa nhận những thách thức và thiếu xót của việc mở rộng quá lớn trên chuỗi cửa hàng của mình: " Đây là những nỗ lực nhằm giải quyết những thách thức nảy sinh từ việc mở rộng quá lớn trên chuỗi cửa hàng của mình. Cửa hàng của chúng tôi có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới nhưng chất lượng cà phê lại không được ngon so với ngày đầu thành lập khi mới chỉ 5 cửa hàng Starbucks".

Ông còn tin tưởng rằng: "với kinh nghiệm gần 40 năm hoạt động của cửa hàng cùng với gần 200.000 con người đang làm việc cho Starbucks ở Mỹ tôi vô cùng tự hào về những gì đã đạt được. Và tôi tin rằng đây là thời điểm tốt để chúng tôi đầu tư để thay đổi".

Đức Quỳnh

Theo Trí Thức Trẻ

Đọc tiếp »

Chuyên gia World Bank: “Lọc dầu Dung Quất thua lỗ là điều khó hiểu”

“Tại sao nó lại chịu thua lỗ mặc dù có lợi thế về chi phí và được trợ cấp nhiều?” Bình Sơn đã được ưu đãi đến 2 lần thuế với số tiền không hề nhỏ.

Đó là ý kiến của bà Masami Kojima, đại diện Ngân hàng thế giới tại Hội thảo đánh giá trợ cấp năng lượng Việt Nam, sáng 13/9.

Báo cáo của Ngân hàng thế giới về Trợ cấp năng lượng ở Việt Nam nhằm mục tiêu Hỗ trợ Chính phủ Việt Nam có hiểu biết tốt hơn về trợ cấp năng lượng và tác động của giảm dần trợ cấp năng lượng để nâng cao hiệu quả trong sản xuất và tiêu thụ năng lượng.

Diễn biến khó hiểu ở lọc dầu Bình Sơn

Theo bà Masami Kojima tác động kinh tế của các khoản trợ cấp không phải lúc nào cũng tiêu cực. Một số trợ cấp phổ biến, ngay cả ở các nước có thị trường năng lượng lớn mạnh. Ví dụ như trợ cấp chéo cho người sử dụng điện vùng nông thôn bởi cư dân đô thị và hỗ trợ sưởi ấm cho người nghèo ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Trợ cấp cũng nhằm mục tiêu thúc đẩy ứng dụng sớm các nguồn năng lượng mới như mặt trời, gió, sinh học.

Tuy nhiên “Câu hỏi về chính sách đặt ra đối với Chính phủ là liệu các lợi ích thu được có vượt xa chi phí không và thách thức đối với chính sách là làm thế nào để đảm bảo các khoản trợ cấp này không gây méo mó thị trường về lâu dài”, bà nói.

Theo bà Masami Kojima, nhà máy lọc dầu Dung Quất, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) là nhà máy lọc dầu duy nhất tại Việt Nam đi vào hoạt động từ năm 2009 và sử dụng nguồn nguyên liệu dầu thô trong nước và chuyển sang hoạt động thương mại từ tháng 5/2010.

Nhìn vào quy mô thì nhà máy có đủ quy mô cạnh tranh, hiệu quả trong sản xuất. Bình Sơn dùng dầu thô ngay trong nước thì sản xuất, phân phối đáng lẽ ra phải thấp hơn các nơi khác. Nếu so sánh lọc dầu của Singapore, Hàn Quốc…phải nhập khẩu dầu thô và xuất khẩu các chế phẩm lọc dầu cho Việt Nam như vậy họ phải trả hai lần cho chi phí vận chuyển (nhập khẩu thô và xuất khẩu sản phẩm tinh chế).

Bên cạnh đó, nhà máy lọc dầu Bình Sơn còn được hưởng 2 ưu đãi thuế là thu nhập doanh nghiệp và giữ lại số tiền tương đương mức ưu đãi. Cụ thể thuế thu nhập doanh nghiệp trong 30 năm: 0% cho 4 năm đầu tiên, 5% cho 9 năm tiếp theo, 10% thay vì 20% cho 17 năm sau đó. Mức trợ cấp thuế này là sự hỗ trợ đáng kể đối với nhà máy. Tuy nhiên dù nhận được mức giảm thuế thu nhập doanh nghiệp lớn và có những lợi thế về chi phí, nhà máy vẫn gặp nhiều khó khăn để đạt được mức khả thi tài chính.

Thứ hai là có thể giữ lại số tiền tương đương mức ưu đãi: 10% với sản phẩm dầu mỏ, 7% đối với các sản phẩm khác, 5% đối với LPG và 3% đối với hóa dầu.

Nếu nhà máy không được phép giữ lại các khoản tương đương với mức giá ưu đãi đó, báo cáo tổng số lũy kế của nhà máy hóa dầu Bình Sơn có thể lên tới 27,6 nghìn tỷ đồng (hơn 1 tỷ USD) trong khoảng thời gian từ năm 2010- 2014. Nhưng khoản trợ cấp liên quan đến mức giá ưu đãi đã giúp giảm số lũy kế trong khoảng thời gian này xuống còn 1 nghìn tỷ đồng (khoảng 50 triệu USD). Khoản chênh lệch là phần doanh thu thuế mà Chính phủ đã mất đi.

"Diễn biến ở lọc dầu Bình Sơn hơi khó hiểu", bà Masami Kojima nói.

Theo bà Masami Kojima cần phải phân tích hiệu quả tài chính của nhà máy lọc dầu Bình sơn vì sao thấp như vậy mặc dù được hưởng rất nhiều ưu đãi.

Nói về nhà máy lọc dầu Bình Sơn, đại diện Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết: “Nhà máy Bình Sơn có nhiều ưu đãi và lợi thế về vận chuyển nhưng nếu nghiên cứu sâu lọc dầu Bình Sơn vẫn có khó khăn vì giá vận chuyển không phải giá họ tự quyết được. Bên cạnh đó, về công nghệ khi thiết kế thì Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sẽ tiêu thụ dầu thô ngọt từ mỏ Bạch Hổ. Do đó, khi bán ra thị trường giá rất cao bởi nhưng khi giá dầu xuống, họ buộc phải mua giá dầu ngọt của Bạch Hổ có mức chênh nhiều với giá dầu chua”.

“Nhìn chung, thị trường Việt Nam rất phức tạp, các chính sách trợ cấp cần phải đặt trong tổng thể lớn dựa trên các tiêu chí về kinh tế, an ninh năng lượng, phát triển về môi trường….”, đại diện PVN nói.

Ngành điện là ngành có giá cả bị bóp méo lớn nhất

Ngoài ra, Bà Kosima, đánh giá về trợ cấp năng lượng Việt Nam ở các dạng năng lượng như điện, than, khí gas…

Ngoài những trợ cấp như trợ cấp đầu vào, cho vay tín dụng, miễn thuế thì các doanh nghiệp đặc quyền nhà nước như Bình Sơn, EVN, Vinacomin được dễ dàng hơn trong việc tiếp cận Ngân hàng nhà nước. EVN hoạt động không có lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (trợ giá cho người tiêu dùng), được Chính phủ bảo lãnh ngầm các khoản vay, du di thanh toán chậm. Nguyên nhân cơ bản do giá điện được định giá thấp; Vinacomin được phép chậm nộp thuế; Bảo vệ Vinacomin trong bối cảnh giá than thế giới sụt giảm thông qua việc bán than cho EVN.

Cũng theo bà Masami Kojima, những quan sát cho thấy ngành điện là ngành có giá cả bị bóp méo lớn nhất (trợ cấp giá điện dưới dạng định giá thấp).

Cần đánh giá lại việc sử dụng quỹ bình ổn xăng dầu; chi cấp thuế lớn và ưu đãi cho các nhà máy lọc dầu và nhà máy điện; định giá khí than thiên nhiên và giá than theo nhiều mức. Một vấn đề quan trọng tiếp theo là ứng phó chính sách của chính phủ đối với cú sốc giá dầu tiếp theo.

Đại diện Tổng cục Năng lượng cho rằng, có thể một số số liệu nghiên cứu của World Bank đưa ra chưa được cập nhật.

Theo ông, Việt Nam cũng đã có nhiều cố gắng trong việc tăng giá năng lượng. “Nếu không tăng giá sản phẩm xăng dầu thì hiện nay không đủ ngân sách để bù lỗ. Hoặc giá than cũng đã cố gắng điều tiết, giá than bán cho ngành điện hiện nay cũng không phải dưới giá thành. Về trợ cấp giá điện, mục tiêu phải cấp đủ điện để phát triển kinh tế nên hiện nay các nhà tài trợ cũng đang cấp ODA cho ngành điện để phát triển các dự án ở vùng sâu vùng xa”.

Trước những đánh giá của World Bank, đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng bày tỏ, hiện nay các khoản vay ODA của tập đoàn đều vay lại của Chính phủ thông qua Bộ Tài chính, EVN phải trả lãi vay, phí rủi ro tương ứng với khoản vay thương mại nên vốn ODA với tập đoàn chỉ có ý nghĩa về việc kéo dài thời gian vay. Ngoài ra EVN cũng không được giãn nợ, các khoản vay đều phải thực hiện theo hợp đồng vay.

Theo Diệu Thùy

Infonet

Đọc tiếp »

Công ty niêm yết trên sàn chứng khoán có trụ sở là quán bò né chỉ còn 6 triệu đồng tiền mặt, cựu Giám đốc cầm 160 tỷ không bàn giao

Năm 2015, MTM lỗ gần 60 tỷ đồng, tiền mặt tại thời điểm cuối năm chỉ còn 6 triệu đồng, lỗ luỹ kế 57 tỷ đồng.

Công ty cổ phần mỏ và xuất nhập khẩu khoáng sản miền Trung (MTM) hồi tháng 6 vừa qua đã gây xôn xao giới đầu tư tài chính khi Tổng cục thuế thông báo doanh nghiệp này đã ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục đóng mã số thuế, trong khi cổ phiếu vẫn được giao dịch trên sàn chứng khoán.

Khi đó, lần theo những thông tin mà doanh nghiệp này công bố, trụ sở của công ty là quán bò né, sốt vang, bún lươn và đầu số điện thoại cố định không hề tồn tại.

Sau sự kiện này, cổ phiếu của công ty đã bị ngừng giao dịch, hàng loạt nhân sự chủ chốt bị thay thế. Mới đây, MTM đã công bố báo cáo tài chính tiết lộ nhiều thông tin về hoạt động của công ty.

Theo đó, năm 2015, MTM lỗ gần 60 tỷ đồng, tiền mặt tại thời điểm cuối năm chỉ còn 6 triệu đồng, lỗ luỹ kế 57 tỷ đồng.

Từ tháng 8/2015, MTM đã thay đổi người đại diện pháp luật từ ông Vũ Đại Dương sang ông Nguyễn Lê Trường. Tuy nhiên, công tác bàn giao tài sản, sổ sách, số liệu, chứng từ kế toán không được tổ chức.

Ban giám đốc MTM giai đoạn tháng 5 đến tháng 8 cũng không tổ chức bộ máy kế toán, không viết phiếu thu chi tiền mặt. Các uỷ nhiệm chi và giấy báo có ngân hàng không được lưu trữ đầy đủ, hoá đơn đầu vào đàu ra, biên bản giao nhận, thanh lý hợp đồng, kiểm kê tài sản cũng đều không được lưu trữ.

Trong năm 2015, các khoản tiền mặt tại ngày 1/1/2015 và khoản tiền mặt rút về từ ngân hàng từ 1/1 đến 29/8 tổng cộng gần 160 tỷ đồng không được bàn giao cho lãnh đạo mới. Khi kiểm kê tại ngày 31/12, toàn bộ số tiền mặt này đã không còn. Theo hồ sơ, chứng từ rút tiền (Séc, uỷ nhiệm chi) toàn bộ số tiền này do Giám đốc Vũ Đại Dương cầm.

Hội đồng quản trị và ban lãnh đạo đương nhiệm của MTM sẽ làm việc với từng đối tượng và gửi hồ sơ cho cơ quan chức năng xem xét nếu có hành vi chiếm đoạt tài sản của công ty.

Được biết, quý 1/2016 MTM lỗ gần 1 tỷ đồng và sang quý 2 lỗ tiếp 1,1 tỷ đồng. Đến ngày 30/6, Ban lãnh đạo công ty vẫn chưa làm việc được với những người cũ. Tiền mặt cuối tháng 6 chỉ còn gần 5 triệu đồng.

Minh Quân

Theo Trí Thức Trẻ

Đọc tiếp »

Hotgirl kể chuyện những cám dỗ khó cưỡng của nghề môi giới bất động sản

Môi giới BĐS là một nghề không ưu ái cho nam hay nữ, để thành công thì bắt buộc phải đánh đổi. Nữ có thiệt thòi hơn, nhưng cũng có những ưu điểm riêng của mình. Quan trọng nhất là phải yêu nghề, kiên trì và bản lĩnh mới thành công.

Hầu hết những sinh viên bước vào nghề môi giới bất động sản vì 2 lý do chính là thất nghiệp không còn việc gì để làm hoặc muốn kiếm tiền nhanh chóng. Và Kiều Dung là một trong số những người muốn kiếm tiền nhanh chóng từ nghề môi giới BĐS.

Kiều Dung sinh năm 1989, tốt nghiệp tại một trường trường đại học ngoại ngữ danh tiếng tại Hà Nội. Với gương mặt khả ái, nước da trắng bóc và chiều cao lý tưởng cô dễ dàng tìm cho mình một công việc văn phòng nhàn hạ với mức lương ổn định. Tuy nhiên, nhìn mức thu nhập cả chục triệu đồng của cô bạn cùng phòng đã thôi thúc Dung bước chân vào nghề môi giới bất động sản.

Dung kể lại, hồi mới ra trường nghe Dung nói vừa xin vào một sàn giao dịch BĐS để làm môi giới bố mẹ cô đã cật lực phản đối. Hàng xóm láng giềng điều ra tiếng vào: "Xinh xắn, học giỏi cuối cùng lại đi làm cò đất. Nghe nói trên thành phố cò nhà đất lừa đảo nhiều lắm". Không chỉ hàng xóm ở quê mà ngay cả bạn bè cũng khuyên can Dung nên từ bỏ ước mơ giàu nhanh với nghề này nhưng Dung vẫn nhất định theo đuổi đến cùng.

Tuy nhiên, "đời không như là mơ nên đời thường giết chết mộng mơ", con đường trải hoa hồng với thu nhập vài chục triệu dường như biến thành con đường đầy gai. Mức lương cho một nhân viên mới vào nghề như Dung rất thấp chỉ với 4 triệu đồng/tháng. Dung vất cả chạy ngược chạy xuôi, nhiều khi phải đứng đường phát tờ rơi dự án giữa cái nắng như thiêu như đốt, khói bụi oi bức của mùa hè Hà Nội. Nhiều khi bị nhầm là đa cấp Dung không khỏi buồn tủi.

Thêm vào đó, khái niệm về thời gian là không tồn tại khu Dung bước chân vào con đường môi giới, việc phải đi sớm về khuya đã thành thói quen. Nhiều lúc mệt mỏi, không còn thời gian để nghĩ đến chuyện cá nhân, kể cả những nhu cầu thiết yếu với con gái như mua sắm, làm đẹp hay dành thời gian cho người yêu cũng không có luôn. Có những hôm hẹn đi chơi với người yêu, khách gọi hẹn gặp xem nhà vẫn phải chiều khách.

Sau hơn 1 năm làm ở sàn, nhờ gương mặt xinh xắn lại ăn nói dễ nghe Dung nhanh chóng trở thành hotgirl của cả sàn giao dịch nơi cô làm. Chính vì thế khách hàng đến và những giao dịch được chốt ngày càng nhiều. Nhưng rồi, cái gì cũng có cái giá của nó, càng dấn sâu vào nghề môi giới Dung mới thấy hết được những cạm bẫy, những cám dỗ mà nếu như không có bản lĩnh sẽ khó vượt qua.

Dung chia sẻ: "Nếu như bác sĩ gặp bệnh nhân vào lúc họ đau khổ nhất thì môi giới BĐS lại gặp khách hàng vào lúc họ thành đạt nhất. Chính vì vậy, không ít khách hàng đã lợi dụng sự giàu có để tán tỉnh, nhiều khi có ý đồ xấu với những môi giới trẻ trung xinh đẹp".

“Lúc mới vào nghề, hễ có khách hàng nào gọi điện là mình mừng quýnh đi ngay, không nghĩ ngợi gì nhiều. Tuy nhiên, bây giờ mình phải thăm dò kỹ, xác định xem có phải khách hàng tiềm năng và đáng tin cậy không mới trực tiếp đến gặp. Hơn thế nữa, hẹn gặp cũng tuyệt đối tránh gặp tại nhà riêng, khách sạn để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra", cô môi giới BĐS xinh đẹp cho biết.

Dung kể, cô đã chứng kiến cảnh nhiều đồng nghiệp nữ không cưỡng lại được sự hào nhoáng bên ngoài của những đại gia đi ô tô mua nhà, nhiều cô đã phải lòng trước sự yêu chiều của khách với những món quà hàng hiệu, những cuộc vui thâu đêm...và cuối cùng nhận được cái kết bẽ bàng khi bị đánh ghen tại cơ quan.

Cũng theo tiết lộ của Dung, làm môi giới cũng như bất kỳ nghề nào, phải có tâm thì mới lâu dài. Những câu chuyện môi giới BĐS gian dối với khách không hề hiếm trong nghề môi giới bất động sản. Động lực để các môi giới địa ốc là hoa hồng được hưởng. Tuy nhiên, hoa hồng sau mỗi giao dịch cũng là cạm bẫy, thử thách sự tử tế ở người môi giới. Không phải môi giới nào cũng dễ dàng vượt qua cám dỗ đồng tiền để trở thành người tư vấn trung thực.

"Gần 6 năm trong nghề môi giới, mình chứng kiến không ít trường hợp đồng nghiệp nói dối khách hàng, bất chấp tất cả để dồn khách ký hợp đồng. Dự án không công viên, không có hồ bơi nhưng để bán được hàng, nhân viên tư vấn vẫn khẳng định như đinh đóng cột với khách hàng là sẽ có ở giai đoạn 2. Ngay cả những dự án có pháp lý chưa rõ ràng, môi giới cũng giấu nhẻm luôn chuyện này với khách. Đến khi mọi chuyện vỡ lỡ, khách hàng gọi điện phàn nàn thì môi giới trả lời qua loa rồi tắt máy.

Nhiều môi giới sẵn sàng bịa chuyện để thuyết phục khách hàng. Tại nhiều dự án chung cư thương mại giá rẻ, môi giới hứa với khách chắc chắn được vay gói lãi suất ưu đãi 30 nghìn tỷ dù giá trị căn nhà lên đến 1,2 tỷ. Cũng có môi giới lấy cớ quen biết người này người nọ để khách hàng yên tâm nhưng rồi sau khi ký được hợp đồng thì ngay lập tức "bỏ rơi" khách hàng", Dung cho biết.

Tuy nhiên, theo Dung với những môi giới làm ăn chụp giật thì sẽ khó để khách hàng quay lại lần thứ hai, cách làm ăn này sẽ không lâu bền. Những người môi giới thành công đều có điểm chung là luôn đặt lợi ích khách hàng lên cao nhất trong mỗi giao dịch. Khi môi giới hết lòng với khách thì họ sẽ nhận được hơn một giao dịch mà còn rất nhiều những giao dịch tiềm năng khác.

Mặc dù có những khó khăn, nhưng nhìn lại gần 6 năm lăn lộn trong nghề môi giới bất động sản, Dung không hề hối hận. Từ một cô gái bồng bột, sôi nổi và có phần tự ti về nghề môi giới của mình đến nay chính nghề này đã giúp cô rèn luyện được sự kiên trì, tự tin, khả năng giao tiếp và có con mắt nhìn đời cặn kẽ hơn, cô cũng tự hào là thiên sứ mang lại tổ ấm cho cả trăm gia đình trong suốt 6 năm qua.

Theo Mộc Lan

Trí thức trẻ/CafeF

Đọc tiếp »

Vietnam Airlines không thể no logo

Vietnam Airlines nổi bật với biểu tượng hoa sen 6 cánh màu vàng đậm với các đường nét hoạ tiết hiện đại và rất sắc nét.

No Logo được xếp vào loại sách best seller do tác giả Naomi Klein viết năm 2000. Cuốn sách được viết chỉ ít lâu sau cuộc biểu tình rầm rộ của khoảng 40.000 người chống toàn cầu hóa bên ngoài Hội nghị cấp bộ trưởng của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tại Seattle (Hoa Kỳ) năm 1999.

Vốn là nhà hoạt động xã hội nổi tiếng, Naomi Klein lên tiếng phản đối mặt trái của quá trình toàn cầu hoá, hậu trường sản xuất của những thương hiệu hào nhoáng làm loá mắt người tiêu dùng như Nike, Adidas, Coca Cola hay IBM.

Naomi Klein có lý khi đưa ra những bằng chứng để về cuộc sống vất vả của những lao động tại thế giới thứ ba. Những ví dụ như mỗi lao động tại nhà máy Nike của Trung Quốc chỉ nhận được tiền công bèo bọt 1,5 USD cho một đôi giày thể thao sau đó được bán với giá 250 USD thực sự là những thông tin đáng để quan tâm.

No logo. Thông điệp của Naomi có thể đúng với sự bất bình đẳng của toàn cầu hoá gây ra. Nhưng thế giới tiêu dùng vẫn cần một chi tên để gọi. Cần một biểu tượng để nhớ, để phân biệt với những biểu tượng khác. Còn bản thân doanh nghiệp, họ cần có công cụ thị giác để giao tiếp với khách hàng của họ.

Các thương hiệu lớn, mang tính đại diện cho một ngành nghề mang tầm quốc gia càng cần thiết có một biểu tượng mang tính hình ảnh để xác lập vị thế của mình. Các thương hiệu ngành hàng không là một ví dụ.

Hãng hàng không Quantas của Úc có logo là hình ảnh chú chuột túi Kangaroo màu đỏ nổi bật. Thiết kế logo này là biểu tượng của nước Úc và thể hiện chất lượng về hiệu suất và tốc độ mà Quantas Airlnes luôn theo đuổi. Tên thương hiệu với typo viết tay cũng là cách để gợi ý đến những yếu tố về con người và tự nhiên của nước Úc xinh đẹp.

Vietnam Airlinesnổi bật với biểu tượng hoa sen 6 cánh màu vàng đậm với các đường nét hoạ tiết hiện đại và rất sắc nét. Bông sen vàng 6 cánh tương ứng với 6 lĩnh vực trong hoạt động của hãng: Đội tàu bay; Mạng bay; Bảo dưỡng; An toàn bay; Dịch vụ mặt đất và Dịch vụ trên không.

Vừa qua, SkyTrax - Tổ chức đánh giá và xếp hạng hàng không Anh công nhận Vietnam Airlines là hãng hàng không 4 sao. Đối với khách hàng họ có thể không quan tâm ý nghĩa của Logo có thông điệp gì nhưng về quản trị thương hiệu, cách biểu đạt logo (cùng với các thành tố khác của bộ nhận diện thương hiệu) là phương tiện rất quan trọng của một thương hiệu để thể hiện tính cách độc đáo của mình.

Khi gia đình tỷ phú Mỹ Glazer mua câu lạc bộ Manchester United, họ đã từng có ý định đổi tên sân vận động “Old Trafford” để thu về một khoản tiền. Chuyện gì xảy ra? Biểu tình dữ dội từ các fan. Sao vậy nhỉ? Vẫn cái sân đó, vẫn là nó, đổi mỗi cái tên thôi sao phải làm dữ vậy? Không đơn giản như vậy. Old Trafford lớn hơn một cái tên. Đó là tình yêu. Mà đã là tình yêu. Không gì có thể thay thế.

No Logo. Naomi Klein đã chỉ ra sự bất công của quá trình toàn cầu hoá. Thế giới không hẳn phẳng như người ta nghĩ. Sẽ ra sao khi Quantas không còn hình ảnh chú Kangaroo, Man United bỏ logo Quỷ đỏ huyền thoại và Vietnam Airlines không còn hình bông sen vàng? Các chuyến bay vẫn bay và sân Old Trafford vẫn đầy kín 76.000 người mỗi tuần. Nhưng thế giới này “phẳng” về vai trò và sự tác động của một thương hiệu mạnh đối với hành vi của người tiêu dùng. Vì thế người ta vẫn cần một tên thương hiệu, một Logo như một dấu hiệu của giá trị.

Đức Sơn - Chủ Tịch học viện Thương hiệu Plato

LTS: Về cuốn sách No logo

Ra mắt vào năm 2000, No Logo được đánh giá là một bản tường trình toàn diện và xuất sắc về sự xâm lấn của các tập đoàn lên không gian cộng đồng và đời sống văn hoá.

Tuy nhiên, ngay từ đầu, khi giải thích về tiêu đề của cuốn sách, Naomi Klein nhấn mạnh rằng, không nên hiểu No Logo như một khẩu hiệu theo nghĩa đen - không logo nào nữahay đả đảo logo, mà nên hiểu cuốn sách như một nỗ lực nhằm nắm bắt thái độ chống lại các công ty lớn đã xuất hiện, kể từ khi ngày càng có nhiều người khám phá ra mặt khuất của thế giới thương hiệu.

Trong thế giới đó, thương hiệu chiếm lĩnh mọi khoảng trống để tiếp thị người tiêu dùng, và hồ hởi, khoa trương về một ngôi làng toàn cầu. Nhưng cũng trong thế giới đó, có những người thợ không hề có cơ hội được học cách vận hành chiếc máy tính do chính họ lắp ráp nên, có những công nhân phải làm việc hàng chục năm mới kiếm được khoản tiền tương đương thu nhập một giờ của một CEO, và cũng có cả những tập đoàn bán sản phẩm cao hơn hàng chục lần so với chi phí sản xuất thực tế.

Theo tác giả, một số tập đoàn giờ đây đã lớn tới mức có thể lấn át chính phủ nhưng không giống như chính phủ, họ lại chỉ chịu trách nhiệm với cổ đông của mình.

No Logo gồm bốn phần: Không khoảng trống (quá trình văn hoá và giáo dục đầu hàng trước marketing); Không lựa chọn (phổ lựa chọn của người tiêu dùng bị thu hẹp lại bởi các cuộc sáp nhập, nhượng quyền, hiệp đồng và sự kiểm duyệt của các công ty), Không việc làm (các xu hướng như chỉ thuê lao động phổ thông, tạm thời, bán thời gian hay gia công bên ngoài, khiến cơ hội có việc làm ổn định trở nên mong manh), và cuối cùng là Không logo (tìm kiếm giải pháp cho một hành tinh đang “bị bán”).

Theo Trí Thức Trẻ

Đọc tiếp »

Không lên mạng "chém gió" nhiều như Jack Ma, vị CEO Trung Quốc này vẫn được nhà đầu tư kính nể

Với Chao và cổ đông của Sina, kiến thức tài chính uyên thâm của vị CEO 50 tuổi này đã giúp họ hưởng trái ngọt trong năm nay.

Là CEO của Sina Corp., một trong những công ty Internet lớn nhất Trung Quốc, nhưng Charles Chao lại không giống với nhiều ông trùm công nghệ khác. Trong một ngành công nghiệp vốn hay vinh danh những lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược, ông lại nổi tiếng vì chuyên môn tài chính của mình hơn. Biệt danh của ông – Người kế toán đã nói lên sự khác biệt này.

Nhưng với Chao và cổ đông của Sina, kiến thức tài chính uyên thâm của vị CEO 50 tuổi này đã giúp họ hưởng trái ngọt trong năm nay.

Vị cựu giám đốc kiểm toán của PricewaterhouseCoopers đã thu về khoản lợi nhuận trị giá 423 triệu USD sau khi đầu tư 456 triệu USD vào cổ phiếu của Sina trong tháng 11 năm ngoái. Kể từ khi ông thực hiện khoản đầu tư trên, giá cổ phiếu của Sina đã tăng vọt. Các chuyên gia cho rằng, đó là nhờ cổ phần của Sina ở Weibo tăng giá trị và Chao quyết định phân bổ cổ phiếu ở Weibo cho nhà đầu tư của Sina.

Quyết định trên được đưa ra sau khi giá trị cổ phần của Sina ở Weibo tăng lên hơn 5 tỷ USD – gần bằng giá trị vốn hóa của công ty mẹ. Quyết định phân bổ cổ phiếu của Weibo cho nhà đầu tư của Sina đã làm dấy lên các đồn đoán rằng, ông làm vậy để nâng giá trị đầu tư của ông ty, bao gồm cổ phần ở Alibaba và Leju, một công ty môi giới bất động sản trực tuyến.

“Chao tin rằng cổ phiếu của Sina đã được định giá quá thấp và đó là lý do ông đầu tư vào công ty do mình điều hành”, Ricky Zhong, giám đốc đầu tư của iMeigu Fund cho biết. “Ông ấy hiểu công ty hơn bất cứ ai. Là CEO kiêm nhà đầu tư lớn nhất, Chao có nhiều công cụ để thúc đẩy giá trị của công ty”.

Khoản đầu tư trong tháng 11 năm ngoái đã nâng cổ phần của Chao ở Sina lên gần 18%. Chao đã vay 230 triệu USD từ Credit Suisse để mua cổ phiếu của Sina. Song, không rõ số tiền còn lại đến từ đâu và Chao có định bán cổ phiếu để trả nợ hay không.

Chao đã tỏ ra cao tay khi xác định thời điểm mua vào. Chốt phiên giao dịch ngày 9/9, cổ phiếu của Sina có giá 75,12 USD, tăng 81% so với mức giá 41,49 USD khi Chao mua vào. Chao cũng sẽ nhận thêm 1,1 triệu cổ phiếu của Weibo, hiện có giá 53 triệu USD, trong đợt phân bổ cổ phiếu vào tháng 10 tới.

Weibo bay cao

Cổ phiếu của Weibo đã tăng gấp 4 lần trong một năm qua nhờ các dịch vụ nội dung mới và quyết định hợp tác với Alibaba. Số người dùng tích cực của Weibo trong tháng 6 đã tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 282 triệu. Con số này chỉ kém đôi chút so với mạng xã hội Twitter của Mỹ với 313 triệu người dùng.

Sự tăng trưởng phi mã của Weibo đã giúp kết quả kinh doanh của Sina trở nên xán lạn hơn bao giờ hết. Hiện nay, 60% lợi nhuận của Sina đến từ Weibo. Lợi nhuận của Sina đã tăng lên 27% trong quý hai, vượt mức dự đoán 15% của hãng tin Bloomberg.

“Tình hình tài chính của Sina và Weibo là rất tích cực”, Brendan Ahern, giám đốc tài chính của KraneShares nhận định. “Các cổ đông hiểu rằng họ sẽ còn ăn nên làm ra chừng nào vị CEO tài ba của họ còn tại vị”.

Phù thủy tài chính

Chao có một lịch sử hiển hách về các ngón nghề tài chính. Là giám đốc tài chính của Sina vào năm 2005, ông đã góp công đánh bại nỗ lực thâu tóm Sina của nhà phát triển game trực tuyến Shanda Interactive Entertainment.

Và vào tháng 9/2009, Chao cùng với các giám đốc khác của Sina đã đầu tư 180 triệu USD vào công ty này, đem lại cho ông 9% cổ phần. Trước đó một tháng, Sina đã ra mắt Weibo, mạng xã hội giúp giá cổ phiếu của Sina tăng gấp 3 vào hai năm sau.

Tuy nhiên, Chao cũng bị nhiều người chỉ trích vì không thúc đẩy được sự sáng tạo ở Sina, khiến mảng kinh doanh Internet của công ty thất thế so với đối thủ. Ngay cả sau đợt tăng giá cổ phiếu gần đây, giá trị thị trường 5,2 tỷ USD của Sina vẫn thấp hơn 20% so với Netease, một công ty Internet khác của Trung Quốc.

“Chao thích các thủ thuật tài chính”, Henry Guo, chuyên gia phân tích của M Science LLC cho biết. “Với Chao, không có gì thú vị và hấp dẫn hơn các nghiệp vụ tài chính”.

Sina vẫn được định giá thấp hơn thị trường và Chao cho thấy ông còn nhiều ngón nghề để đem lại lợi nhuận cao hơn cho cổ đông, theo Tian Hou, nhà sáng lập của TH Data Capital. “Chao đã mạo hiểm cực lớn khi ông đặt cược toàn bộ những gì mình có. Nhưng sự mạo hiểm của ông đã đâm hoa kết trái”, Hou nói.

Nam Nguyễn

Theo Trí Thức Trẻ/Bloomberg

Đọc tiếp »

Tương lai của Coca Cola và Pepsi vẫn phụ thuộc vào “mánh khóe tiếp thị thế kỷ”?

Khi mua nước đóng chai, người tiêu dùng cảm thấy họ đang mua sắm thông minh và bảo vệ sức khỏe trong khi thực tế là có thể họ đang uống nước máy đắt hơn giá trị thật… 2.000 lần.

Khi doanh thu của các loại nước ngọt soda giảm, Coke và Pepsi đều tìm cách thúc đẩy doanh số bằng cách tập trung vào thị trường nước lọc đóng chai.

Doanh thu ngành nước lọc đóng chai tại Mỹ đã tăng gấp đôi trong khoảng 15 năm qua, trong đó riêng người Mỹ đã tiêu thụ 11,7 tỷ gallon (tương đương khoảng 44,3 tỷ lít) nước lọc đóng chai trong năm 2015. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi nổ ra xung quanh vấn đề sức khỏe của loại đồ uống này.

“Trong khi các nhà máy xử lý nước trong thành phố phải công khai thông tin về quy trình xử lý và kết quả thử nghiệm ô nhiễm với người tiêu dùng thì các công ty này lại không bị yêu cầu công khai quy trình” - Paul Pestano, một chuyên gia thuộc nhóm nghiên cứu về môi trường cho biết.

Theo ông Paul Pestano, người tiêu dùng không thể yên tâm hoàn toàn khi chưa biết được quy trình xử lý hoặc các công nghệ lọc đã được sử dụng thế nào trong nước đóng chai. Nói cách khác, nước đóng chai vẫn được quảng cáo là tốt hơn, an toàn hơn nhưng các công ty hoàn toàn không đưa ra được bằng chứng cụ thể để chứng minh.

Trong một nghiên cứu năm 2008, nhóm nghiên cứu về môi trường đã phát hiện 38 hợp chất gây ô nhiễm có trong nước đóng chai của 10 thương hiệu nổi tiếng. Trong đó, có 2 thương hiệu đã xử lý hóa chất từ nước máy.

Vậy tại sao người tiêu dùng vẫn sẵn sàng bỏ tiền ra mua nước đóng chai của các hãng nổi tiếng dù chưa kiểm soát được chất lượng?

Câu trả lời ở đây chính là THƯƠNG HIỆU!

“Nước đóng chai thực chất chỉ là mánh khóe tiếp thị của thế kỷ. Các công ty sản xuất nước đóng chai đã cố gắng thuyết phục người tiêu dùng rằng mua nước lọc đóng chai giúp bảo vệ sức khỏe tốt hơn các loại nước ngọt có đường” - biên tập viên John Jewell của tờ The Week từng phát biểu.

Tuy nhiên, nước đóng chai không đơn thuần là đồ uống thay thế soda, đây còn là thứ nước máy rẻ và thân thiện với môi trường. Khi mua nước đóng chai, người tiêu dùng cảm thấy họ đang mua sắm thông minh và bảo vệ sức khỏe trong khi thực tế là có thể họ đang uống nước máy đắt hơn giá trị thật… 2.000 lần.

Mánh khóe tiếp thị tập trung vào vấn đề sức khỏe và bảo vệ môi trường chính là những gì mà hai ông lớn Coke và Pepsi đang theo đuổi để gia tăng doanh số bán hàng.

Nước lọc hiện đang là loại đồ uống hot nhất trên thị trường đồ uống không cồn với mức tiêu thụ lớn nhất từ các thương hiệu Dasani, Aquafina và Poland Springs đã tăng từ 6,5% lên 11,4% trong năm 2015. Trong khi đó, lượng tiêu thụ của Coca Cola tại Mỹ đã giảm 1% và lượng tiêu thụ của Pepsi giảm mạnh hơn ở mức 3,2%.

Đó là lý do cả hai ông lớn trong ngành đồ uống này đều đang nỗ lực tìm ra giải pháp tăng doanh thu trên thị trường đồ uống.

Trong một bài phát biểu hồi tháng tư, Indra Nooyi – CEO Pepsi cho biết 25% doanh số bán hàng toàn cầu của công ty này đến từ các loại soda. Công ty cũng đang tập trung vào các loại đồ ăn nhẹ lành mạnh và đồ uống không carbon.

Tương tự, Coco Cola cũng tập trung phát triển các loại đồ uống lạnh mạnh như trà, nước hoa quả và nước đóng chai do doanh số bán các loại soda sụt giảm.

Hiện nay, ngành kinh doanh nước đóng chai – một ngành vốn không cần đầu tư, đang có giá trị khoảng 13 tỷ USD và hứa hẹn sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh. Và đây là cơ hội cho Coke cũng như Pepsi duy trì vị thế của mình trong ngành đồ uống.

Khánh Ly

Theo Trí Thức Trẻ

Đọc tiếp »

Mỹ mất 1.000 tỷ USD nếu Donald Trump làm tổng thống

Công ty nghiên cứu kinh tế Oxford Economics dự đoán nếu Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ thì nước này sẽ thất thoát 1.000 tỷ USD trong nhiệm kỳ của ông.

Theo Oxford Economics, các chính sách của Trump hướng đến những biện pháp bảo hộ thương mại và trục xuất người nhập cư trái phép quy mô lớn. Những chính sách này được dự đoán sẽ vấp phải cản trở từ quốc hội, tuy nhiên nếu nó thực sự được thông qua thì sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực.

"Nếu ông Trump thành công trong việc ban hành các chính sách của mình, hậu quả sẽ vượt ngoài tưởng tượng khi nền kinh tế Mỹ tổn hại 5% GDP, làm ảnh hưởng đến sự hồi phục của tăng trưởng toàn cầu", Oxford Economics nhận định.

Oxford Economics từng dự đoán nếu bà Hillary Clinton chiến thắng thì GDP của Mỹ có thể tăng khoảng 2% vào năm 2017 và sẽ đạt 18.500 tỷ USD vào năm 2021. Do nữ ứng viên đảng Dân chủ sẽ duy trì phần lớn các chính sách hiện hành.

Nhưng nếu Trump đắc cử và thực hiện các chính sách của ông, tăng trưởng sẽ giảm dần và chạm 0 vào năm 2019, làm giảm chung GDP còn 17.500 tỷ trong năm 2021.

Đội vận động tranh cử của ông Trump chưa phản hồi trước thông tin này. Trong buổi vận động ở Clive, bang Iowa, đêm 13/9, ông khẳng định sẽ thúc đẩy tăng trưởng của Mỹ.

Ứng viên của đảng Cộng hòa tuyên bố sẽ khôi phục lại khối sản xuất của Mỹ qua việc cấm các công ty lớn trong nước như Apple đưa khâu gia công sản phẩm ra nước ngoài, đàm phán lại về các hiệp định thương mại và bỏ đi nhiều loại thuế liên bang.

"Chúng tôi sẽ mang lại cơ hội, sự thịnh vượng và an ninh cho tất cả người Mỹ", Trump nói.

Trong các cuộc thăm dò mới nhất, cựu ngoại trưởng Mỹ vẫn dẫn đầu so với đối thủ ở khoảng cách xa. Tuy nhiên, tỷ phú Trump đang nỗ lực thu hẹp khoảng cách với bà Clinton.

Khảo sát của Reuters công bố ngày 10/9 cho thấy bà Clinton hiện có 83% cơ hội giành chiến thắng, với 47 phiếu bầu từ đại cử tri đoàn. Tuy nhiên, vào cuối tháng 8, các con số này của bà Clinton lần lượt là 95% và 108.

Theo Minh Anh

Zing

Đọc tiếp »

Tổng công ty cà phê phải dứt ruột bán Vinacafe Biên Hòa, nếu không sẽ lỗ khủng

Năm 2015, Tổng công ty cà phê Việt Nam lãi ròng gần 90 tỷ đồng, phần lớn là nhờ doanh thu tài chính lên đến gần 600 tỷ đồng.

Không bán Vinacafe Biên Hòa, sẽ lỗ khủng

Theo báo cáo tài chính của Tổng công ty cà phê Việt Nam (Vinacafe), năm 2015, Vinacafe lãi ròng gần 90 tỷ đồng – tăng 65% so với năm 2014 mặc dù doanh thu thuần cũng như lợi nhuận gộp giảm mạnh. Nguyên nhân đến từ khoản doanh thu tài chính lên đến 587 tỷ đồng, trong đó riêng lãi từ bán các khoản đầu tư là 489 tỷ đồng.

Đây chính là lợi nhuận từ việc bán đi toàn bộ 3,41 triệu cổ phần tương đương tỷ lệ sở hữu 12,85% tại Vinacafe Biên Hòa (mã: VCF ) hồi cuối năm 2015. Khi đó, VCF được chuyển nhượng với giá 153.000 đồng/cp, đem về cho Vinacafe 533 tỷ đồng.

Có thể thấy, nếu không nhờ việc bán đi VCF thì với khoản lãi gộp chỉ có hơn 100 tỷ đồng - không đủ để chi trả cho những khoản chi phí lớn, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp hơn 400 tỷ đồng - Vinacafe sẽ đối mặt với con số lỗ hàng trăm tỷ đồng trong năm vừa qua.

Đó là chưa kể đến hàng loạt ý kiến ngoại trừ của kiểm toán về các khoản công nợ và dự phòng phải thu chưa ghi nhận chi phí.

Sau giao dịch thoái vốn của Vinacafe, hiện tại cơ cấu cổ đông lớn của VCF bao gồm Công ty TNHH MTV Masan Beverage nắm gần 16 triệu cổ phiếu (60,16%) và Gaoling Fund L.P nắm 6,2 triệu cổ phiếu (23,33%).

Vì sao lại là dứt ruột?

Vinacafe Biên Hòa tiền thân là nhà máy cà phê Coronel, ra đời từ năm 1969. Cùng với nhiều thăng trầm của lịch sử, đây chính là đơn vị đã tạo ra thương hiệu Vinacafe và đưa thương hiệu này vươn ra tầm quốc tế trước cả khi về với Tổng công ty cà phê Việt Nam vào năm 1988.

Khi tiến hành niêm yết trên sàn HOSE, Tổng công ty cà phê là cổ đông lớn nhất nắm giữ hơn 50% vốn cổ phần của Vinacafe Biên Hòa. Tuy nhiên trong các năm sau đó, Vinacafe đã thoái vốn dần. Trước đợt bán nói trên, lần lượt vào tháng 6/2011 và tháng 12/2013, Tổng công ty cà phê Việt Nam đã bán ra 3,4 triệu cổ phần và 6,5 triệu cổ phần VCF, thu về hơn 1.000 tỷ đồng.

Các đợt thoái vốn trước đây khỏi Vinacafe Biên Hoà cũng giúp Vinacafe "vớt vát" được phần nào hoạt động kinh doanh chính không mấy sáng sủa của mình.

“Bán đứt” Vinacafe Biên Hòa đồng nghĩa với việc Tổng công ty cà phê Việt Nam đã bán đi tài sản giá trị nhất của mình và những gì còn lại là những đơn vị kinh doanh cà phê đang ở trong tình cảnh vô cùng khó khăn. Một trường hợp điển hình là Vinacafe Buôn Ma Thuột - một công ty liên kết của Vinacafe - với khoản lỗ hơn nghìn tỷ đồng.

Với tình hình hiện tại, bán đi những tài sản giá trị là giải pháp nhanh nhất giúp Tổng công ty này có tiền tươi thóc thật để làm những gì cần thiết, nhưng trong những năm tới, khi không còn tài sản như Vinacafe Biên Hòa nữa, Tổng công ty cà phê Việt Nam sẽ cải thiện các con số tài chính như thế nào?

Theo Minh Châu

Trí thức trẻ/CafeF

Đọc tiếp »

Nhìn Zara làm mưa làm gió ở "sân nhà", nhớ Foci thời oanh liệt nay còn đâu?

Trong khi Zara - một thương hiệu quốc tế đang làm mưa làm gió tại Việt Nam những ngày khai trương, thì trong nước, rất nhiều thương hiệu nội lại đang sống mòn, dù từng gây dựng được tên tuổi nổi tiếng 1 thời. Trong đó có cái tên Foci.

Một thời, cách đây khoảng hơn 10 năm, nhiều người trẻ chọn áo phông, quần Jeans của Foci bởi chất đẹp, mát và cách phối màu hợp nhãn. Nhưng giờ Foci đã trở thành vang bóng.

Foci là thương hiệu quần áo của Công ty Thời trang Nguyên Tâm ra đời vào năm 1999, được định vị ở phân khúc trung cấp và từng rất thành công. Năm 2007, Foci đã mở đến 60 cửa hàng. Thời đó, Foci trở thành hàng hiệu. Tuy nhiên, những năm gần đây, thương hiệu này vắng bóng trên thị trường.

Trên website Foci, thương hiệu này ghi 3 số máy liên lạc của 3 cửa hàng tại TP HCM nhưng đều không liên lạc được. Phóng viên đã tìm đến địa chỉ cửa hàng trên đường Hai Bà Trưng, quận 3 nhưng không thấy điểm bán nào của Foci.

Fanpage facebook của Foci cũng không được cập nhật từ tháng 3/2014. Hoạt động gần đây nhất trên facebook của thương hiệu này là từ 17/3/2014.

Một số độc giả hỏi về địa chỉ cửa hàng của Foci trên Facebook và được quản trị trang nói rằng Foci bán online.

Lần tìm trên internet, phóng viên tìm được 1 website bán hàng online có bán sản phẩm của Foci với giá khoảng 600.000 đồng/chiếc, con số có thể không phải là thấp so với nhiều thương hiệu đầm công sở khác.

Bà Ngô Thị Báu, Tổng Giám đốc Công ty Dệt may Nguyên Tâm (chủ thương hiệu Foci), từng chia sẻ rằng kinh doanh thời trang cần mặt bằng lớn, trong khi giá thuê mặt bằng lại rất cao nên doanh nghiệp gặp khó.

Vừa gặp khó vì sức mua giảm, công ty này còn phải cạnh tranh với hàng Trung Quốc giá rẻ và nạn hàng giả, hàng nhái. Lượng hàng nhập lậu hoặc theo đường tiểu ngạch đang tràn ngập thị trường với giá rất thấp nên sản phẩm trong nước khó cạnh tranh lại được.

Bà Báu sau đó đã chuyển hướng sang kinh doanh nhà hàng. Nhân viên của nhà hàng Nhật Bản Shabu Kichoo xác nhận bà chủ của thương hiệu chính là bà Báu, người sáng lập ra thương hiệu Foci nổi tiếng một thời. Hiện nhà hàng có 4 chi nhánh tại TP HCM.

Kinh doanh thời trang gặp khó không phải là câu chuyện của riêng Foci, mà còn của nhiều thương hiệu nội địa khác.

Đáng nói là, sự khó khăn của các doanh nghiệp nội lại đặt trong bối cảnh thị trường thời trang Việt Nam được đánh giá là vô cùng tiềm năng.

Theo nhận định của ông Eric Duy Huỳnh, quản lý cao cấp của Sun FDS Holdings chia sẻ tại sự kiện thời trang VIFF 2014, nếu tính gộp toàn thị trường tại thời điểm này thì tổng doanh thu bán lẻ thời trang tại Việt Nam vào khoảng 100.000 tỷ đồng.

Với tốc độ tăng trưởng đều đặn 15-20% mỗi năm, có thể ước tính hiện tổng doanh thu thị trường này vào khoảng hơn 130.000 tỷ đồng - con số khổng lồ hấp dẫn bất kỳ thương hiệu thời trang quốc tế lớn nào.

Dệt may Việt Nam cũng luôn dẫn đầu thế giới với giá trị kim ngạch đạt 22,81 tỷ USD năm 2015, đặt mục tiêu 31 tỷ năm 2016. Tuy nhiên, hầu hết sản phẩm xuất khẩu lại là hàng gia công.

Cũng theo ông Huỳnh, những năm gần đây các doanh nghiệp tham gia VIFF chỉ đóng góp khoảng 10% thị phần trong tổng sức mua thị trường trong nước.

Xem xét trên thị trường thời trang số lượng thương hiệu Việt được người tiêu dùng biết đến còn khá ít ỏi, có thể kể đến như Việt Tiến, Nhà Bè, May 10. Một số thương hiệu có thể kể đến như Blue Exchange của công ty thời trang Xanh Cơ Bản, PT200 của công ty TNHH may Phạm Tường 2000, Ninomaxx của Công ty thời trang Việt.

Điểm yếu chung của những doanh nghiệp may mặc trong nước có lẽ là là thiết kế chưa đuổi kịp được xu hướng thời trang của khu vực & thế giới, quy mô còn nhỏ & thiếu sự hợp tác với các nhà thiết kế tên tuổi.

Ngoài ra, các đơn vị kinh doanh trong nước cũng gặp nhiều hạn chế trong cuộc đua tài chính giành mặt bằng đẹp trước sự tấn công của các thương hiệu lớn của quốc tế. Đồng thời cũng khó đấu lại chiến lược đổ bộ quần áo giá rẻ của Trung Quốc hay Thái Lan.

Thế Trần

Theo Trí Thức Trẻ

Đọc tiếp »

Một trong những Tập đoàn tài chính lớn nhất Hàn Quốc có ý định mua lại công ty tài chính Handico

Với vốn điều lệ 550 tỷ đồng, HAFIC nằm trong danh sách những công ty nhà nước "bê bết" về tình tài chính với các khoản thua lỗ nặng nề và nợ khó đòi. Lũy kế đến cuối năm 2013, HAFIC lỗ hơn 135 tỷ đồng.

Tờ Koreaherald của Hàn Quốc vừa dẫn nguồn tin giấu tên cho biết, KB Kookmin Card – một trong những công ty thẻ tín dụng lớn nhất Hàn Quốc, đang đàm phán với HANDICO để mua lại Công ty tài chính cổ phần Handico ( HAFIC ), nhằm bước chân vào thị trường tài chính vi mô của Việt Nam.

Trước đó, nhiều công ty tài chính Hàn Quốc, bao gồm cả JB Financial Holdings, đã thể hiện sự quan tâm trong việc mua HAFIC. Tuy nhiên, JB Financial Holdings đã từ bỏ ý định mua HAFIC do lo ngại về các khoản cho vay khó đòi của công ty này. Với việc đàm phán mua lại HAFIC, KB Kookmin Card sẽ phải nỗ lực để có kế hoạch làm giảm các khoản nợ tiềm tàng của HAFIC.

KB Kookmin Card là một đơn vị thành viên của Tập đoàn đầu tư tài chính KB Financial Holdings của Hàn Quốc. Hiện nay, KB Financial Holdings đang bước chân vào thị trường tín dụng vi mô khu vực Đông Nam Á thông qua các công ty con như KB Kookmin Card và KB Capital. Công ty thẻ tín dụng Hàn Quốc muốn thiết lập một vị trí rõ ràng hơn tại thị trường này bằng cách gia nhập thị trường Việt Nam sau khi đã hiện diện tại Indonesia và Lào trước đó.

Công ty Tài chính Cổ phần HANDICO (Hafic) được thành lập ngày 16/11/2005, tiền thân là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội (Handico). Với vốn điều lệ 550 tỷ đồng, HAFIC nằm trong danh sách những công ty nhà nước "bê bết" về tình tài chính với các khoản thua lỗ nặng nề và nợ khó đòi. Lũy kế đến cuối năm 2013, HAFIC lỗ hơn 135 tỷ đồng.

Theo Mai Linh

Trí thức trẻ/CafeF

Đọc tiếp »

Quảng cáo ra nước ngoài: Lợi kép

Tiếp sau Hoàng Anh Gia Lai và Tôn Đông Á, Điện Quang đã xuất hiện tại sân cỏ của giải bóng đá hấp dẫn nhất hành tinh - Ngoại hạng Anh. Đây được xem là chiến dịch quảng bá, xây dựng thương hiệu ra nước ngoài hữu hiệu mà các doanh nghiệp (DN) đang nhắm đến.

Điện Quang "lên sóng"

Tại trận cầu giữa hai đội bóng West Ham và Arsenal ngày 9/4/2016, những tín đồ của môn bóng đá Việt Nam đã rất bất ngờ khi thấy dòng chữ "Led Điện Quang - Made in Vietnam" chạy trên bảng quảng cáo điện tử. Tiếp đó, vào ngày 7/5, trong trận đấu giữa Sunderland và Chelsea, bảng chạy chữ quảng cáo của Điện Quang lại xuất hiện trước hàng triệu người hâm mộ bóng đá Anh.

Ngay sau các trận đấu, hầu như các báo thể thao đều đưa tin về việc Điện Quang "lên sóng" nước ngoài. Thậm chí, trên các diễn đàn, rất nhiều bình luận của người yêu bóng đá thể hiện niềm tự hào khi một thương hiệu Việt Nam xuất hiện tại nơi mà người ta nghĩ chỉ dành cho những tập đoàn lớn, thương hiệu mạnh của nước ngoài.

Các chuyên gia thương hiệu đánh giá đây là bước đi táo bạo trong khi lãnh đạo Điện Quang cho rằng việc này nhằm định vị thương hiệu của DN tại thị trường châu Âu trong hành trình hội nhập thế giới. Bởi đến thời điểm hiện tại, Điện Quang đã xuất khẩu thành công công nghệ sang thị trường Venezuela và đã xuất khẩu sản phẩm ra hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Chia sẻ với báo giới hồi đầu tháng 5, ông Hồ Quỳnh Hưng - Tổng giám đốc Công ty CP bóng đèn Điện Quang cho rằng, dù chưa định lượng được hiệu quả nhưng điều có thể thấy ngay là thương hiệu Điện Quang đã đến được với hàng tỷ khán giả theo dõi các trận bóng của giải đấu này trên toàn cầu.

Ông Nguyễn Trung Thẳng - Chủ tịch Masso Group, người đã tư vấn cho Điện Quang xây dựng chiến lược này cho biết, cái lợi của Điện Quang là không cần bỏ thêm tiền nhưng truyền thông vẫn quảng bá cho chiến dịch khi khắp các mặt báo đều nhắc đến sự xuất hiện của DN tại giải đấu.

Như vậy, thương hiệu Điện Quang một lần nữa lan tỏa trong nước. Để làm mới chương trình, ngoài quảng cáo chạy chữ trên bảng điện tử tại các sân vận động, ông Thẳng đã tư vấn cho lãnh đạo Điện Quang tổ chức các chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng mà giải thưởng là các chuyến đi xem giải Ngoại hạng Anh.

Nhưng không chỉ có Điện Quang, trước đó, Hoàng Anh Gia Lai và Tôn Đông Á cũng đã xuất hiện trên các sân cỏ của giải bóng đá nổi tiếng nhất hành tinh này. Năm 2015, Tôn Đông Á đã chi nhiều tỷ đồng để dòng chữ "Ton Đong A - Made in Vietnam" xuất hiện tại 10 trận đấu của giải, kéo dài từ tháng 8/2015 đến hết quý I/2016.

Đây là mùa bóng thứ 2 thương hiệu Tôn Đông Á xuất hiện tại Premier League. Trong chiến lược phát triển DN, lãnh đạo Tôn Đông Á đã xác định: bên cạnh thị trường nội địa và các nước châu Á, mục tiêu là phải phinh phục các thị trường khó tính như châu Âu, châu Mỹ. Vì thế, việc tiếp cận khách hàng châu Âu và Mỹ thông qua giải Ngoại hạng Anh được xem là khá phù hợp với quy mô công ty.

Với tầm nhìn xây dựng thương hiệu ra quốc tế, năm 2007, Hoàng Anh Gia Lai cũng chọn môn "thể thao vua" làm phương cách tiếp cận khách hàng phương Tây. Việc quảng cáo tại Premier League tuy tốn khá nhiều tiền nhưng giúp tăng uy tín cho thương hiệu Hoàng Anh Gia Lai không chỉ trong nước mà cả nước ngoài.

Cũng từ chương trình quảng cáo này mà Hoàng Anh Gia Lai đã hợp tác với Câu lạc bộ Arsenal hình thành nên Học viện Arsenal - Hoàng Anh Gia Lai. Học viện này đã góp phần nâng cao uy tín thương hiệu Hoàng Anh Gia Lai khi trở thành "lò luyện cầu thủ” nổi tiếng với các lứa cầu thủ như Xuân Trường, Công Phượng, Tuấn Anh... mà báo chí ca ngợi suốt mấy năm qua.

Tăng uy tín thương hiệu

Theo đánh giá của các nhà quản trị thương hiệu, việc Điện Quang, Tôn Đông Á, Hoàng Anh Gia Lai quảng bá hình ảnh tại giải Ngoại hạng Anh là nước cờ khôn ngoan, thể hiện tầm nhìn của DN khi tiếp cận với thị trường nước ngoài.

Phân tích kỹ về chiến lược xây dựng thương hiệu cũng như chiến dịch quảng cáo, ông Nguyễn Trung Thẳng cho rằng, tùy theo mục tiêu DN hướng đến mà chọn chiến lược quảng bá phù hợp. Premier League là giải bóng đá uy tín hàng đầu thế giới mà cả người châu Á và châu Âu đếu rất quan tâm, vì thế, nếu DN muốn phát triển thương hiệu ra thị trường quốc tế thì việc quảng bá ở giải này là rất phù hợp.

Các DN chưa ra thị trường nước ngoài nhưng muốn nâng cao hình ảnh thương hiệu trong nước chọn cách này cũng tốt và uy tín thương hiệu cũng tăng theo. Hơn nữa, người Việt xem giải đấu này rất nhiều nên việc quảng bá của Điện Quang cũng đến đúng khách hàng mục tiêu.

Nhiều lo ngại cho rằng quảng cáo ở nước ngoài sẽ tốn kém hơn so với quảng cáo trong nước. Chia sẻ về vấn đề này, ông Thẳng cho rằng: chưa hẵn như vậy. "Quảng cáo trong nước, DN phải thực hiện trên nhiều kênh, nhiều đài truyền hình khác nhau, rất tốn kém mà chưa chắc khách hàng xem đủ hết các kênh. Trong khi một trận đấu của giải Ngoại hạng Anh có rất nhiều đài phát sóng lại và như vậy, chỉ cần đầu tư một mối thì có thể hưởng nhiều mối. Nếu so sánh về hiệu quả chi phí thì chưa chắc quảng bá ở nước ngoài mắc hơn", ông Thẳng nói.

Đến thời điểm này, chưa có DN nào công bố hiệu quả mà chương trình mang lại nhưng theo các chuyên gia thì chiến dịch quảng bá này có tác dụng tích cực, cho dù là nhắm đến đối tượng khách hàng trong nước hay quốc tế. Bởi Premier League là giải vô địch quốc gia hấp dẫn nhất thế giới, thu hút cả tỷ lượt người xem mỗi mùa.

Đó là lý do mỗi năm, các nhà đài phải bỏ ra hàng chục triệu USD để mong có được bản quyền phát sóng giải này. Và DN cũng vì thế mà bỏ ra hàng tỷ đồng để quảng bá thương hiệu.

Theo HỒNG NGA

Doanh nhân sài gòn

Đọc tiếp »

Lộ thời điểm bà Hillary Clinton quay lại chiến dịch tranh cử

Ứng viên Tổng thống Mỹ Hillary Clinton sẽ trở lại với chiến dịch tranh cử vào ngày thứ Năm (15/9) sau vài ngày nghỉ ngơi để điều trị bệnh viêm phổi.

Nick Merrill, phát ngôn viên chiến dịch tranh cử của bà Clinton, cho biết, ứng cử viên đảng Dân chủ sẽ tiếp tục các hoạt động tranh cử vào cuối tuần này.

Bà Clinton dự kiến sẽ tham gia buổi tiệc tối của tổ chức phi lợi nhuận Congressional Hispanic Caucus Institute ở Washington vào ngày 15/9 và xuất hiện trên chương trình The Tonight Show vào ngày 16/9.

Trước đó, chia sẻ trên CNN, bà Clinton cho biết, các bác sĩ yêu cầu bà phải nghỉ ngơi trong 5 ngày để hồi phục hoàn toàn chứng viêm phổi.

Nhóm chiến dịch tranh cử không tiết lộ tình trạng sức khỏe của bà Hillary Clinton, cho đến khi các phương tiện truyền thông xã hội đăng đoạn video ghi lại cảnh bà ngã và được các trợ lý dìu lên xe trong buổi lễ tưởng niệm sự kiện 11/9 ở New York.

Sau khi nghỉ ngơi tại nhà con gái ở Manhattan, bà Clinton được đưa về ngôi nhà ở ngoại ô New York. Bác sĩ riêng của bà sau đó tuyên bố, bà Clinton đã được điều trị và đang trong quá trình phục hồi.

Sự cố về sức khỏe không chỉ khiến bà Clinton phải hủy bỏ một số lịch trình quan trọng trong chiến dịch tranh cử, mà còn phải đối mặt với những chỉ trích cho rằng bà thiếu minh bạch, cố tình giấu bệnh.

Đáp trả dư luận, bà Clinton khẳng định mình chỉ bị viêm phổi và hứa sẽ công bố hồ sơ y tế. Bà cũng bày tỏ sự hối tiếc vì không tuân thủ đề nghị của đội ngũ bác sĩ.

Theo Tiền phong

Tiền Phong

Đọc tiếp »

Starbucks sắp bán thêm trà ở Việt Nam và nhiều nước châu Á, tham vọng kiếm hàng tỷ USD

Starbucks, thương hiệu cafe nổi tiếng trên thế giới, sẽ bán trà tại các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam trong thời gian tới.

Mới đây, Starbucks cho biết hãng sẽ bán sản phẩm trà Teavana tại hơn 6.200 cửa hàng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các nước đã có sự hiện diện của các cửa hàng Starbucks.

Cụ thể là các thị trường: Việt Nam, Australia, Brunei, Campuchia, Trung Quốc Hong Kong, Ấn Độ, Indonesia, Nhật, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Đài Loan và Thái Lan.

Sản phẩm trà đã có mặt tại Trung Quốc đầu tháng 9 và trong thời gian tới, sẽ hiện diện tại các cửa hàng Starbuck tại các nước trên. Công ty hy vọng sẽ đạt 3 tỷ USD doanh thu từ trà trong vòng 5 năm tới.

Được Starbucks mua lại hồi tháng 12/2012, thương hiệu trà Teavana cho tới nay đã mang về kết quả kinh doanh tốt. Doanh thu từ các sản phẩm trà của Starbucks đã tăng 12% trong năm2015.

"Trà Teavana là cơ hội phát triển quan trọng của Starbucks", đó là nội dung một thông cáo báo chí của thương hiệu cafe nàng tiên cá nổi tiếng thế giới.

Tại châu Á, các sản phẩm trà Teavana sẽ bao gồm 4 hương vị: trà đen với hương bưởi đỏ và mật ong; trà xanh với nha đam và hương lê gai; bột trà xanh (matcha) pha cà phê espresso; trà atisô đỏ (hibiscus) trộn hạt lựu.

Tuy nhiên, để giành được thị phần ở châu Á, trong đó có Việt Nam - nơi vốn nổi tiếng thế giới về trà, chắc hẳn Starbucks phải có chiến lược lâu dài. Các đối thủ của về cafe tại Việt Nam như Highlands Coffee, Phúc Long... đều có các sản phẩm trà và đang được người dùng Việt Nam ưa chuộng bởi mang đậm hương vị Việt và giá cả phải chăng.

"Với văn hóa trà lâu đời tại đây, chúng tôi không thể bán những sản phẩm thông thường, bằng không thì sẽ không mang lại được cho khách hàng cảm giác cao cấp và khác biệt”, Vera Wang, Giám đốc Sáng tạo của Starbucks tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nói.

Starbucks vào Việt Nam năm 2013. Trong khi "nàng tiên cá" giữ vị trí số 1 tại các quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines thì tại Việt Nam, một trong những nước sản xuất cafe lớn nhất thế giới, thương hiệu này chỉ đứng thứ 4, theo khảo sát của Financial Times. Các thương hiệu dẫn Starbucks là Trung Nguyên, Highlands và The Coffee Bean.

Thế Trần

Theo Trí Thức Trẻ

Đọc tiếp »

Lỗ lớn, nợ nhiều, Đạm Ninh Bình “kêu cứu” Thủ tướng

Từ khi đi vào hoạt động đến hết tháng 6/2016, Đạm Ninh Bình đã lỗ tổng cộng gần 2.700 tỷ, còn nợ tính đến cuối 2015 là hơn 8.300 tỷ...

UBND tỉnh Ninh Bình vừa có báo cáo lên Thủ tướng về tình hình hoạt động kinh doanh của Nhà máy Đạm Ninh Bình.

Từ khi đi vào hoạt động đến hết tháng 6/2016, Đạm Ninh Bình đã lỗ tổng cộng gần 2.700 tỷ, còn nợ tính đến cuối 2015 là hơn 8.300 tỷ đồng.

Nợ hơn 8.300 tỷ đồng

Dự án nhà máy Đạm Ninh Bình do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) làm chủ đầu tư, có công suất 560.000 tấn một năm, vốn đầu tư khoảng 667 triệu USD tại tỉnh Ninh Bình. Đây là dự án lớn nhất của Vinachem và đơn vị cũng sở hữu 100% nhưng vốn tự có khi đó chỉ là 100 triệu USD, do vậy phần lớn vốn thực hiện là đi vay.

Với tham vọng tự chủ nguồn phân bón trong nước, Vinachem được Ngân hàng Eximbank Trung Quốc cho vay 250 triệu USD, lãi suất ưu đãi 4%/năm, cố định trong vòng 15 năm. Tổng thầu của dự án là Tập đoàn China Huanqiu Contracting & Enginneer (Trung Quốc).

Được vận hành chính thức vào năm 2012 và thua lỗ từ đó đến nay. Gánh nặng lãi vay rất lớn, số phải trả mỗi năm cao. Năm 2015, Tập đoàn Hoá chất đã phải cho Đạm Ninh Bình vay 366 tỷ đồng để trả nợ phía Trung Quốc, năm 2016 dự kiến số phải trả là 563 tỷ đồng lãi vay.

Theo báo cáo, tổng các khoản nợ tính đến cuối năm 2015 của Đạm Ninh Bình đã vượt 8.300 tỷ đồng.

Về tình hình kinh doanh, dù đã được Chính phủ và các bộ, ngành có một số cơ chế, chính sách hỗ trợ như cho giãn khấu hao, điều chỉnh một phần lãi suất vay vốn đầu tư, giảm giá than… nhưng công ty lỗ khoảng 592 tỷ đồng năm 2015.

6 tháng đầu năm 2016, Đạm Ninh Bình tiếp tục lỗ khoảng 457 tỷ đồng. Luỹ kế từ khi đi vào vận hành năm 2012 đến nay, Đạm Ninh Bình đã lỗ lũy kế 2.693 tỷ đồng.

Xin ưu đãi, bảo hộ

Theo báo cáo của Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình, trong 2 năm gần đây công ty gặp nhiều khó khăn, do giá dầu giảm kéo theo giá phân bón giảm mạnh, giá bán Ure Ninh Bình bình quân giảm từ 8,7 triệu đồng/tấn năm 2012 xuống còn hơn 6 triệu đồng/tấn trong 7 tháng đầu năm 2016.

Than là nguyên liệu và nhiên liệu sản xuất chính, chiếm tỷ trọng cao trong giá thành nhưng hiện giá mua cao hơn giá mua theo lộ trình được xác lập trong báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư và không giảm dù giá than thế giới giảm cũng góp phần làm giảm sức cạnh tranh so với ure sản xuất từ khí.

Mặt khác, các loại chi phí như khấu hao, trả lãi vay đầu tư và vốn lưu động, hạch toán chênh lệch tỷ giá chiếm tỷ trọng cao trong giá thành sản phẩm, làm cho giá vốn sản xuất và giá thành tiêu thụ ở mức cao.

“Điều này khiến tình hình tài chính rất khó khăn, dòng tiền phục vụ sản xuất và trả nợ luôn trong tình trạng thiếu hụt, việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng gặp khó khăn. 7 tháng đầu năm 2016 công ty phải thu hẹp sản xuất, chỉ chạy máy được 76 ngày và duy trì ở phụ tải thấp, tồn kho cao và tiêu thụ khó khăn, dự kiến lỗ tiếp tục tăng và đứng trước nguy cơ dừng sản xuất dài hạn do không cân đối được dòng tiền, ảnh hưởng tới việc làm, thu nhập của người lao động trong công ty”, báo cáo nêu.

Do đó, UBND tỉnh Ninh Bình kiến nghị Thủ tướng xem xét cho phép công ty được dãn thời gian trả nợ tối thiểu là 5 năm cho Eximbank Trung Quốc đối với các khoản vay dài hạn đầu tư cho dự án để công ty ổn định lại sản xuất, giảm lỗ.

Đồng thời cho phép Đạm Ninh Bình được áp dụng chính sách trích lập dự phòng chênh lệch tỷ giá sau giai đoạn đầu tư đối với các khoản nợ vay có nguồn gốc ngoại tệ theo nghĩa vụ nợ phát sinh trong kỳ trong trường hợp tỷ giá có biến động.

Ninh Bình cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm Ure nhằm giúp hạn chế hàng nhập khẩu quá rẻ trong trong thời gian qua, và là nguyên nhân trực tiếp gây lỗ lớn cho Đạm Ninh Bình.

“Với biện pháp này sẽ có tác dụng lớn trong việc bảo toàn vốn nhà nước, bảo vệ được mặt hàng phân Ure trong nước và sản xuất đủ, có phần dư thừa so với nhu cầu sử dụng của ngành nông nghiệp Việt Nam”, báo cáo nêu.

Trước đó, trong văn bản gửi lên tỉnh Ninh Bình, Đạm Ninh Bình đã kiến nghị cho phép chuyển nợ vay vốn đầu tư dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình của Ngân hàng Phát triển Việt Nam thành vốn góp nhà nước tại Tập đoàn để giảm hệ số lãi vay. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành nghiên cứu, xem xét đưa phân bón ure vào đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng đầu ra với mức thuế suất 0%.

Theo Bạch Dương

Vneconomy

Đọc tiếp »

Vietcombank từ chối mở thẻ ATM cho người câm điếc bẩm sinh?

Vietcombank từ chối mở thẻ ATM cho 4 trường hợp câm điếc bẩm sinh tại Hà Nội vì cho rằng họ không đủ năng lực hành vi dân sự và theo quy định của Ngân hàng Nhà nước thì không được phép.

Sáng 14/9, anh Phạm Việt Hoài - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Kym Việt (đơn vị hoạt động theo mô hình doanh nghiệp xã hội nơi có nhiều người khuyết tật sản xuất thú nhồi bông) đến chi nhánh Vietcombank Thành Công (Hà Nội) đăng ký làm thẻ ATM cho 4 nhân viên của công ty. Anh Hoài mang đủ hồ sơ và có trình bày về tình trạng của 4 nhân viên đó là bị câm điếc bẩm sinh.

Sau khi trao đổi, phía Vietcombank từ chối việc mở thẻ ATM vì cho rằng 4 người đăng ký không đủ năng lực hành vi dân sự nên từ chối cấp thẻ. Đại diện Vietcombank cho biết đó là quy định của Ngân hàng Nhà nước. Sau đó, anh Hoài đành ra về.

Trao đổi với chúng tôi tối 14/9, anh Phạm Việt Hoài cho biết, việc quyết định như vậy là không công bằng và cản trở quyền tiếp cận dịch vụ ngân hàng thông thường của những người vốn đã thiệt thòi (anh Hoài cũng là một người khuyết tật). 4 nhân viên bị câm điếc bẩm sinh mà anh Hoài mang hồ sơ hộ đến Vietcombank là người tỉnh xa và các nhân viên này cũng là người điền thông tin vào bản khai. "Việc có thẻ ATM sẽ giúp các bạn đỡ phải giữ tiền mặt, tránh các sự cố đáng tiếc, và có thêm chút lãi" - anh Hoài cho biết.

Chúng tôi đã liên hệ với Vietcombank về vụ việc này nhưng một đại diện ngân hàng cho biết cần xác minh lại mới có câu trả lời.

Thế nào là người có “năng lực hành vi dân sự đầy đủ”?

Người "có năng lực hành vi dân sự đầy đủ" là người có khả năng bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

Tất cả mọi người “thành niên” (tức người từ đủ 18 tuổi trở lên) đều có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ những “thành niên” sau đây không được coi là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ:

- Người bị tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình và được tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

- Người nghiện ma tuý hoặc nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình và toà án ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

(Theo công ty Tư vấn Luật Doanh nghiệp Việt Nam)

Theo Tùng Lâm

Trí thức trẻ/CafeF

Đọc tiếp »

Bộ Tài chính hé lộ bán vốn Vinamilk, Habeco, Sabeco: "Có cô gái đẹp đi ra thì phải xem xét"

Vinamilk không chỉ là thương hiệu Việt Nam mà còn là thương hiệu vươn tầm khu vực và thế giới nên phải thuê tư vấn nước ngoài có đủ trình độ thẩm định giá, chứ không chỉ căn cứ vào giá trên thị trường chứng khoán.

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) chiều ngày 14/9 về kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn DNNN tại một số công ty có quy mô vốn lớn.

Tiến độ cổ phần hóa thoái vốn thời gian vừa qua khá chậm. Nguyên nhân tại sao?

Tôi cho rằng chậm ở đây là chất lượng CPH, quản trị vẫn còn chậm, như Sabeco , từ ngày CPH đến giờ 9 năm rồi không niêm yết và trong nội bộ lình xình về quản trị, nhân sự. Hay dự án thua lỗ, không hiệu quả như Gang thép Thái Nguyên. Nhiều DN lớn khi IPO nhưng không bán được và CPH mới chỉ là hình thức.

Nguyên nhân thì khách quan kinh tế tăng trưởng chậm, dòng vốn hạn chế, nhưng quan trọng nhất là các bộ ngành vẫn chưa quyết liệt làm. Do đó, tới đây, Bộ Tài chính sẽ chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán bổ sung thêm chế tài đối với nhưng đối tượng chậm niêm yết.

Một Chính phủ liêm chính thì các đơn vị thuộc Chính phủ, các DN thuộc Chính phủ, các bộ ngành phải minh bạch, phải niêm yết, phải đăng ký giao dịch (đưa thông tin hoạt động vào đối tượng giám sát). Khi niêm yết rồi thì phải bán vốn, có bán hay không thì phải đấu giá công khai. Việc thỏa thuận là cái cuối cùng, nếu ko bán hết cái kia thì mới thực hiện.

Mới đây theo chỉ đạo của Thủ tướng phải đẩy nhanh việc thoái vốn tại 12 DN trong đó có những đơn vị rất lớn như bia, sữa liệu có làm cho tiến trình này nhanh hơn không?

Với 10 DN của SCIC thì SCIC đã được Chính phủ giao nhiệm vụ rồi, sẽ thực hiện thoái vốn với Vinamilk trong năm nay. 9 DN còn lại cũng phải lên kế hoạch để thực hiện trong năm nay và năm sau.

Trình tự phải công khai minh bạch, đúng quy định, để đảm bảo quyền lợi Nhà nước và nhà đầu tư. Thẩm quyền do SCIC trình phương án.

Để tránh gây biến động trên thị trường khi quy mô Vinamilk lớn như thế, mà thoái đồng loạt thì sẽ ảnh hưởng đến các DN còn lại, người ta không mua những anh kia nữa. Cái ngon nhất mà mình bán hết năm nay thì năm sau thị trường èo uột, không hay.

Do đó, việc bán như thế nào thì giao cho chủ sở hữu quyết định dưới sự giám sát củ Bộ ngành để làm sao hiệu quả nhất và tránh gây biên động trên thị trường. Có thể bán nhiều lần và bán một lần. Lần đầu tiên đi bán hàng, lần đầu tiên có cô gái đẹp đi ra thì phải xem xét, chứ không bán hết năm nay thì năm sau người ta nói bán rẻ. Phải thậm trọng. SCIC sẽ lựa chọn phương án để có hiệu quả.

Phải thuê tư vấn đánh giá lại, tổ chức đấu giá, lấy giá trên thị trường chứng khoán làm tham khảo để đưa ra giá khởi điểm và có sự giám sát chặt chẽ của các bộ ngành, thì sẽ đảm bảo được giá hợp lý nhất.

Vậy thưa ông Vinamilk bán nhiều như vậy, liệu có tìm được nhà đầu tư chiến lược?

Với Vinamilk phải bán cho cả nhà đầu tư trong và ngoài nước. SCIC phải nghiên cứu, không thể bán được ở Việt Nam mà phải mời chào quốc tế. Quy mô của Vinamilk rất lớn, đối chiếu cách đây 2-3 tuần sau khi có ESOP thì quy mô đã hơn 100.000 tỷ đồng.

Nếu mà tung ra thị trường thì thị trường làm sao hấp thụ được, phải có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài mới đủ nguồn, anh nào trả cao nhất thì mua chứ không thể thỏa thuận được vì lợi ích Nhà nước là cao nhất, một cô gái đẹp mà bán rẻ thì không được.

Tư vấn cũng phải đủ trình độ để đánh giá lại. Vinamilk là một DN phát triển rất tốt về quản trị, thương hiệu rất giá trị. Trên thị trường chứng khoán, giá trị thương hiệu chỉ một phần còn có tầm nhìn, giá trị tương lai… thị trường chứng khoán chưa đánh giá hết được, nên phải có các nhà tư vấn đủ trình độ để định giá.

Vinamilk không chỉ là thương hiệu Việt Nam nữa mà đã là thương hiệu khu vực, thậm chí sang cả Mỹ. Phải đánh giá trong khu vực, ngoài nước với thương hiệu Vinamilk. Rõ ràng tư vấn quốc tế mới làm được, nếu ở Việt Nam không ai đánh giá được đủ tầm thương hiệu ấy, nên phải so sánh những nhãn hiệu, công ty ngoại khác.

Đơn cử, như vừa qua khi chúng tôi có hỏi một số DN nước ngoài về định vị một số cảng biển Việt Nam. Họ đánh giá theo cả tuyến đường đến cảng biến chứ không phải giá trị vị trí của cảng biển ấy đâu. Nó nằm ở đâu trên bản đồ khu vực và toàn cầu.

Nhà đầu tư quan tâm là làm sao đấu giá minh bạch?

Sẽ làm đúng luật thôi, còn quy trình như thế nào thì phải có cáo bạch, bản công bố thông tin như Luật Chứng khoán. Phải xây dựng quy trình đấu, đấu công khai, tổ chức tại nơi đấu giá công khai như các công ty chứng khoán, các sở giao dịch chứng khoán, trung tâm đấu giá để có được sự giám sát, kiểm tra.

Còn đối với Sabeco và Habeco , chưa bàn giao về SCIC, về mặt pháp lý vẫn thuộc Bộ Công Thương nên Bộ này vẫn là đại diện chủ sở hữu. Bộ Tài chính chỉ là cơ quan tham mưu, trong trường hợp thoái vốn mà BCT thấy cần có sự tham mưu của Bộ Tài chính và nếu thấy có vấn đề gì thì chúng tôi vẫn cảnh báo. Còn người chịu trách nhiệm chính vẫn là Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Trong thời điểm giao thời, khi IPO có những trường hợp công ty con lại trúng thầu trong quá trình đấu giá. Vậy làm sao để ngăn chặn và nếu phát hiện thì xử lý ra sao?

Ngăn chặn bằng quy chế đấu giá. Luật không cấm một người mở nhiều DN, nhưng DN tham gia đấu giá không được chung lợi ích, nếu một người chỉ đạo thì sẽ có quân xanh quân đỏ ngay.

Cam kết của nhà đầu tư, nếu cùng một người bỏ vốn thì cam kết các hồ sơ phải đảm bảo tách biệt về nguồn tiền.

Khi phát hiện được rồi, thì với trường hợp công ty đại chúng, xử lý theo luật đều có rồi, có trường hợp thông thầu thì phát hiện được phải hủy. Nhưng không được để xảy ra như thế vì sẽ làm những nhà đầu tư chân chính nản lòng. Phải giám sát và quy định rõ từ khâu đấu giá ban đầu. Chúng tôi đề nghị tổ chức ở những nơi có chức năng về đấu giá.

Theo M. Ngọc

Trí thức trẻ/CafeF

Đọc tiếp »

Doanh nghiệp “đặt hàng” nhân sự với trường học?

Mỗi năm có hơn 400.000 sinh viên ra trường nhưng các doanh nghiệp vẫn không dùng được và phải liên kết với các trường để đào tạo nhân sự theo nhu cầu hoặc "đặt hàng" các trường.

Thiếu nguồn cung chất lượng?

Theo khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM (FALMI) hồi cuối tháng 5/2016, nhu cầu tuyển dụng tăng hầu hết ở các nhóm ngành như: kinh doanh - bán hàng, cơ khí - tự động hóa, công nghệ thông tin, điện - cơ điện tử, tài chính - tín dụng - ngân hàng, quản lý điều hành...

Điều đáng nói, theo ông Trần Anh Tuấn - Phó giám đốc FALMI là thị trường lao động thành phố đang mất cân đối về số lượng cũng như chất lượng trong cơ cấu ngành nghề và trình độ chuyên môn cũng như tình trạng vừa thừa, vừa thiếu lao động chất lượng cao trong các ngành kỹ thuật, quản lý sản xuất - kinh doanh, kinh tế dịch vụ...

Để có được người như nhu cầu, các doanh nghiệp phải tổ chức đào tạo lại hoặc liên kết với các trường đào tạo theo "giáo trình của doanh nghiệp". Chia sẻ tại một hội thảo về nhân sự, Tổng giám đốc Công ty Intel Products Vietnam Sherry Boger cho rằng: "Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao là khó khăn đối với Intel. Để giải quyết khó khăn này, Intel đã phải đầu tư 20 triệu USD để gửi sinh viên ra nước ngoài đào tạo và trở về làm việc cho công ty".

Không nhiều kinh phí như Intel nhưng hằng năm, Saigon Co.op cũng dành một nguồn ngân sách nhất định để đưa người ra nước ngoài đào tạo vì tại Việt Nam chưa có trường đào tạo chuyên ngành bán lẻ.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam ở mức 3,79 điểm, xếp thứ 11 trong số 12 quốc gia được khảo sát tại châu Á. Trong hơn 53,4 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc, chỉ có khoảng 49% qua đào tạo, trong đó đào tạo nghề từ 3 tháng trở lên chỉ chiếm 19%. Điều này cho thấy Việt Nam đang thiếu lao động có tay nghề cũng như công nhân kỹ thuật bậc cao.

Các nghiên cứu còn cho thấy, nguồn cung nhân lực đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp sẽ tiếp tục khan hiếm trong thời gian tới. Vì thế, các doanh nghiệp sẽ còn cần phải đào tạo lại nếu muốn có nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu.

Theo dự báo của Tổng cục Dạy nghề, để chuẩn bị cho nguồn nhân lực hội nhập AEC và quốc tế giai đoạn 2016 - 2020, Việt Nam cần đào tạo mới 6,7 triệu người ở trình độ cao đẳng, trung cấp, và 10 triệu người ở trình độ sơ cấp và giáo dục nghề.

Dự báo từ Tập đoàn tư vấn McKinsey, đến năm 2020, Việt Nam sẽ thiếu hụt 15% lao động có tay nghề cao và dư thừa khoảng 10% nguồn nhân lực có tay nghề thấp. Các nền kinh tế đang phát triển tại khu vực ASEAN, trong đó có Việt Nam có thể sẽ thiếu hụt đến 45 triệu lao động có tay nghề trung bình vào năm 2020.

Liên kết đào tạo

Trước tình hình trên, các doanh nghiệp buộc phải liên kết, hợp tác trong tìm nguồn nhân lực.

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp, từ lĩnh vực ngân hàng cho đến FMCG (hàng tiêu dùng nhanh) đều triển khai chương trình huấn luyện quản trị (Management trainee) để tạo nguồn nhân sự như nhu cầu của mình, chẳng hạn như các công ty như Vinamilk, Hoa Sen, Kido, Thế Giới Di Động...

Cuối tháng 8/2016, Công ty Prudential Việt Nam đã ký kết hợp tác về phát triển nguồn nhân lực với 4 trường đại học: Ngoại Thương, Quốc Tế, Khoa học Tự nhiên và RMIT. Với chương trình này, Prudential liên kết tổ chức các cuộc thi về kinh doanh, các khóa huấn luyện chuyên sâu cho sinh viên, cùng với các giảng viên nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao kiến thức chuyên môn, nâng cao năng lực giảng dạy...

Cũng như Prudential, từ nhiều năm nay, Big C Việt Nam đã liên kết với RMIT và Viện Công nghệ châu Á (AIT-VN) triển khai hoạt động đào tạo quản trị bán lẻ chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu về nhân sự của doanh nghiệp.

Theo THANH NGÂN

DNSG

Đọc tiếp »

Chỉ 10% hướng dẫn viên du lịch biết ngoại ngữ

Nhiều doanh nghiệp hoàn thành xây dựng khách sạn, khu nghỉ dưỡng nhưng chưa thể khánh thành vì không tuyển đủ nhân lực vận hành.

Chiều 14/9, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ và Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã cùng họp bàn phương án phát triển du lịch tại Việt Nam.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng muốn du lịch phát triển thì phải giải quyết được các bất cập hiện nay nhằm tạo thuận lợi hơn trong việc cấp thị thực (visa), tiến tới cấp visa điện tử và hạ phí cấp visa. Cùng với đó phải đáp ứng được nhu cầu chính đáng của các nhà đầu tư vào ngành du lịch (về đất đai, thuế, giá điện, giá nước…).

“Cũng cần phải nâng mức phí du lịch để đáp ứng nhu cầu bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa du lịch, xóa bỏ được những nỗi sợ của khách du lịch khi tới Việt Nam như cướp giật, trộm cắp, kẹt xe, tai nạn giao thông, thái độ phục vụ và sự trân trọng du khách, nhà vệ sinh mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường...”, ông nhấn mạnh.

Tại cuộc họp, đại diện ngành du lịch cho hay hiện chỉ 10% hướng dẫn viên du lịch của Việt Nam có ngoại ngữ. Một số doanh nghiệp như Saigontourist, Vingroup… hoàn thành xây dựng khách sạn, khu nghỉ dưỡng nhưng chưa thể khánh thành được vì chưa tuyển đủ nhân lực vận hành.

Trước thực tế này, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu phải đặt ra kế hoạch, giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của du lịch Việt Nam, kể cả nguồn nhân lực quản lý du lịch từ cấp cao đến cấp thấp.

Trong khi đó, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nêu thực tế hiện nay, phí, giá dịch vụ du lịch vẫn rất thấp, cào bằng, không đáp ứng được nhu cầu bảo tồn, nâng cao giá trị của di tích văn hóa, danh lam thắng cảnh cũng như sự phát triển của ngành du lịch.

“Đơn giá điện phục vụ cho du lịch thì cao hơn đơn giá điện phục vụ sản xuất. Chưa có ưu đãi thuế đất đối với các công trình lưu trú trong các khu vực hạn chế xây dựng (như cố đô Huế) hay các công trình lưu trú có sử dụng nhiều diện tích trồng nhiều cây xanh, sinh thái…”, ông nói.

Nói về nguyên nhân dẫn tới thực trạng này, ông Vương Đình Huệ cho rằng do chưa có thể chế tốt về quản lý và phát triển du lịch theo sự vận động của các quy luật kinh tế thị trường.

“Phải hành xử với du lịch như một ngành kinh tế, tuân theo các quy luật phổ quát của nền kinh tế thị trường, có thể chế, chính sách vượt trội thì mới thành mũi nhọn. Nếu các bộ, ngành nói chính sách vướng cho quản lý thì sẽ tắc”, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định.

Ông yêu cầu Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tiến hành nghiên cứu thực hiện tái cơ cấu ngành du lịch, có chính sách ưu đãi thu hút doanh nghiệp đầu tư vào du lịch, có kế hoạch phát triển nguồn lực du lịch cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn lao động.

Theo Kiều Vui

Zing.vn

Đọc tiếp »

Đại gia Đặng Văn Thành 'gom' mía đường giải cứu bầu Đức

Thông qua việc mua lại ngành mía đường tại Lào của Công ty CP Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG), Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) đang có tham vọng tiến xa hơn trong lĩnh vực này.

Dù hai bên không chính thức xác nhận việc chuyển nhượng, nhưng với động thái cũng như những thông tin mà chúng tôi có được cho thấy, thông qua 2 thành viên là Công ty CP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (mã chứng khoán: SBT) và Công ty CP Đường Biên Hòa (BHS), TTC đã tiến hành những động tác cần thiết để tiếp quản hoạt động liên quan đến ngành đường của bầu Đức tại Lào.

Với bước đi này, gia đình ông Đặng Văn Thành được đánh giá như “giải cứu” bầu Đức, đồng thời mở rộng quy mô để trở thành một đại gia trong ngành mía đường.

Thương vụ đình đám

Tổng giám đốc một công ty chứng khoán, cho biết vừa qua 2 công ty này đã huy động khoảng 1.500 tỷ đồng qua việc phát hành trái phiếu, nhằm gia tăng tiềm lực tài chính. Có thể đây là động thái phối hợp nguồn lực để tiến hành mua lại ngành mía đường của HAG tại Lào.

Thị phần đường của các đơn vị do gia đình ông Đặng Văn Thành quản lý đang chiếm lớn nhất nước với gần 30% ở phía Nam. Trong đó, SBT là con chim đầu đàn, nhiều tiềm lực nên sẽ là đơn vị tiếp quản nhà máy đường tại Lào của HAG.

Theo thông tin HAG từng công bố, tập đoàn này đã đầu tư 87 triệu USD vào các dự án tại Lào, trong đó có nhà máy nhiệt điện, vùng nguyên liệu mía khoảng 6.000 ha, nhà máy đường có công suất ép 7.500 tấn mía/ngày (lớn nhất ở Lào hiện nay) cho sản lượng đường hằng năm khoảng 50.000 tấn.

Vấn đề quan trọng là giá thành sản phẩm tại nhà máy đường HAG ở Lào hiện chỉ 8.000-9.000 đồng/kg, tương đương Thái Lan, trong khi ở Việt Nam lên đến 11.000-12.000 đồng/kg.

Đường ở Lào của HAG có giá thành thấp là nhờ vùng nguyên liệu lớn, thổ nhưỡng tốt, năng suất mía lên đến 120 tấn/ha, gấp đôi mức trung bình của Việt Nam.

Tham vọng lớn

Nói về triển vọng của TTC sau khi nắm giữ ngành đường tại Lào của bầu Đức, GS-TS Võ Tòng Xuân, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu mía đường Tây Ninh của TTC, nhìn nhận phía ông Đặng Văn Thành sẽ có nhiều lợi thế. Như SBT có vùng nguyên liệu lớn và tập trung, thuận lợi cho việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất mà công ty này đã đầu tư. Nhờ đó, giảm đến 50% chi phí so với việc sản xuất manh mún.

Nếu có được dự án mía đường ở Lào, TTC sẽ có nhiều lợi thế trong cạnh tranh với sản phẩm của Thái Lan.

Ngoài ra, theo GS-TS Võ Tòng Xuân, TTC có thể tăng lợi nhuận từ việc dùng mía sản xuất ethanol để xuất khẩu. Hiện nay, 50% lượng ethanol sản xuất từ mía ở Brazil đã được xuất khẩu sang Mỹ để dùng làm xăng sinh học, loại nhiên liệu thân thiện hơn với môi trường.

Tại đại hội cổ đông vừa qua, ông Phạm Hồng Dương, Chủ tịch HĐQT SBT, cho biết SBT đang phát triển mô hình sản xuất đường sạch khép kín. Sắp tới, công ty sẽ đẩy mạnh việc tiết giảm chi phí, hạ giá thành đường xuống thấp nhất có thể.

Hiện tại, SBT đã có vùng nguyên liệu lớn ở Tây Ninh và Campuchia, đang mở động đến Gia Lai. Sau khi chính thức “thâu tóm” vùng nguyên liệu tại Lào của HAG, SBT có tham vọng trở thành một doanh nghiệp lớn về mía đường ở Đông Dương.

Một chuyên gia kinh tế đánh giá: “Thay vì phải tốn nhiều thời gian, chi phí để nâng công suất, cải tiến công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, việc mua lại ngành mía đường ở Lào của HAG là bước đi hiệu quả nhất để TTC tăng nhanh nội lực”.

ThS Phan Dũng Khánh, Giám đốc phân tích đầu tư của Công ty CP Chứng khoán Maybank KimEng, cho rằng việc đầu tư vào ngành đường ở Lào với chi phí thấp, cộng với nội lực, TTC có thể vươn lên tầm quốc tế.

Theo Sơn Nhung

Người Lao Động

Đọc tiếp »

Công ty đuổi việc nhân viên vì đặt mua nhiều bánh trung thu

Tập đoàn thương mại điện tử Alibaba vừa đuổi việc 4 nhân viên, sau khi phát hiện những người này đột nhập hệ thống bán hàng nội bộ để đặt mua tới 124 hộp bánh trung thu giá rẻ.

Việc tặng nhân viên bánh trung thu từ lâu đã trở thành truyền thống của tập đoàn thương mại điện tử Alibaba. Tuy nhiên, mỗi nhân viên chỉ được nhận duy nhất một hộp. Nếu muốn có bánh tặng người thân, bạn bè, các nhân viên có thể đặt mua thêm với giá ưu đãi thông qua hệ thống bán hàng nội bộ.

Với phương thức này, mỗi nhân viên cũng chỉ được đặt thêm một số lượng bánh nhất định. 4 nhân viên làm việc tại bộ phận an ninh mạng của Alibaba đã nghĩ ra cách đột nhập hệ thống bán hàng nói trên và đặt mua tới 124 hộp bánh trung thu giá rẻ. Sau khi bị cấp trên phát hiện, 4 nhân viên này đã bị đuổi việc ngay lập tức.

Quyết định đuổi việc nhân viên có phần hơi… lãng xẹt này của Alibaba đã vấp phải không ít phản đối từ dư luận. Nhiều người cho rằng, công ty này nên cải tiến nền tảng bán hàng thay vì trừng phạt các nhân viên gian lận.

Tuy nhiên, tập đoàn này vẫn khăng khăng bảo vệ quyết định của mình, cho rằng hành động gian dối của các nhân viên đã tạo nên sự không công bằng trong phân phối phúc lợi cho người lao động.

Wang Shuai, đại diện truyền thông của Alibaba cho biết quyết định này được đưa ra để nhắc nhở các nhân viên phải luôn hành động đúng mực.

Theo Minh Hạnh

Tiền Phong

Đọc tiếp »

Vì sao hai doanh nghiệp phân đạm tỷ USD rơi vào cơn bĩ cực?

Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc - hai nhà máy có vốn đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng - đang kinh doanh thua lỗ...

Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc - hai nhà máy có vốn đầu tư hàng chục nghìn tỷ, từng được kỳ vọng sẽ hiện thực hoá giấc mơ tự chủ hoá phân bón cho vùng đồng bằng sông Hồng.

Giấc mơ ấy giờ đã trở thành hiện thực khi xét về công suất sản xuất phân bón, nhưng các nhà máy lại lâm vào thua lỗ.

Lỗ lớn

Đạm Hà Bắc là một thương hiệu đã trở nên quen thuộc đối với những người nông dân và được cho là “huyền thoại” của sự nghiệp phát triển kinh tế miền Bắc của thế kỷ trước.

Nhà máy được hình thành trong giai đoạn xây dựng đất nước sau chiến tranh năm 1960. Sau nhiều lần phân tách rồi sáp nhập, phát triển, đến năm 1975, nhà máy phân đạm Hà Bắc chính thức được hợp nhất.

Năm 2010, Công ty TNHH Một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (Hanichemco) triển khai dự án cải tạo, mở rộng nhà máy phân đạm Hà Bắc với tổng vốn đầu tư 568 triệu USD. Khi đó nguồn vốn tự có chỉ có khoảng 102 triệu USD, nên công ty phải đi vay tổng cộng hơn 5.000 tỷ đồng.

Theo đó, công suất nhà máy phân đạm Hà Bắc lên mức 500.000 tấn urê, trong đó đầu tư một dây chuyền sản xuất mới có công suất 320.000 tấn urê, và cải tạo dây chuyền sản xuất hiện có sang sử dụng nguyên liệu than cám có công suất 180.000 tấn urê một năm.

Nhưng năm 2015, khi dự án đi vào hoạt động, cũng là lúc công ty lâm vào thua lỗ nặng với con số 675 tỷ đồng, năm 2016 số lỗ dự kiến khoảng 488 tỷ đồng.

Theo kế hoạch, năm 2019 Đạm Hà Bắc sẽ hết lỗ luỹ kế, tuy nhiên, trong bối cảnh giá phân đạm giảm mạnh cùng sự cạnh tranh quyết liệt, thì số lỗ của công ty có nguy cơ sẽ lớn hơn nhiều lần so với dự báo ban đầu.

Nợ vay của Đạm Hà Bắc hiện đã lên tới trên 7.000 tỷ đồng. Chi phí lãi vay, khấu hao lớn khiến công ty vẫn đứng trước nguy cơ chìm trong thua lỗ.

Trong khi đó, một đơn vị khác là Công ty TNHH Một thành viên Đạm Ninh Bình cũng được chấp thuận đầu tư 667 triệu USD, công suất 560.000 tấn urê cung cấp cho các tỉnh đồng bằng sông Hồng và các tỉnh phía Bắc, nhằm thay thế phân đạm nhập khẩu, tạo sự ổn định về giá và góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho toàn miền Bắc.

Đạm Ninh Bình được khẳng định là dự án lớn nhất, sử dụng công nghệ hiện đại nhất châu Âu của Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem). Tuy nhiên, vốn chủ sở hữu của Vinachem khi đó chỉ có 100 triệu USD và được phía Eximbank Trung Quốc đề nghị cho vay 250 triệu USD với lãi suất 4% một năm, với điều kiện ký kết hợp đồng với tổng thầu Trung Quốc.

Năm 2012, nhà máy đi vào hoạt động nhưng lỗ lớn từ đó, và đến nay, tổng lỗ luỹ kế đã lên gần 2.700 tỷ đồng. Chi phí lãi vay, khấu hao thiết bị, công nghệ đã khiến nhà máy rơi vào cảnh càng sản xuất càng lỗ lớn.

Tháng 3/2016 nhà máy công bố dừng hoạt động do thua lỗ quá lớn, không cạnh tranh được với phân bón Trung Quốc. Hơn nữa, dây chuyền thiết bị của nhà máy thường xuyên bị hư hỏng trong khi việc mua mới, thay thế phải phụ thuộc hoàn toàn về phía nhà thầu Trung Quốc.

Khó khăn chồng chất, Đạm Ninh Bình đang phải đối mặt với khoản nợ 8.300 tỷ đồng. Năm 2016, Đạm Ninh Bình phải trả nợ cho phía Trung Quốc gần 600 tỷ đồng.

Vì sao?

Thua lỗ, giảm lợi nhuận không chỉ là vấn đề của hai nhà máy mà còn là nỗi lo của ngành công nghiệp phân đạm sản xuất từ than.

Đặc biệt, giá nguyên liệu than trong những năm gần đây có xu hướng tăng cao, trong khi giá sản phẩm urê lại giảm mạnh. Năm 2015, giá phân urê là 8,7 triệu đồng/tấn đến nay chỉ còn 6 triệu đồng/tấn.

Hai nhà máy đạm Ninh Bình, Hà Bắc vốn đã mất lợi thế vì sản xuất từ than, cộng với giá than tăng, chi phí lãi vay lớn, khấu khao thiết bị lớn, dẫn tới lỗ lớn hơn nhiều so với kế hoạch đề ra trước đó.

Hơn nữa, hai nhà máy đi vào hoạt động trong lúc thị trường đã bão hoà. Nhu cầu phân đạm hàng năm của Việt Nam khoảng 2 triệu tấn. Riêng 4 nhà máy sản xuất phân đạm với tổng công suất tương đương 2,65 triệu tấn là Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau, Đạm Hà Bắc, Đạm Ninh Bình đã tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt và phức tạp trên thị trường phân bón Việt Nam trong bối cảnh cung vượt cầu.

Ngoài đối thủ cạnh tranh trong nước, công ty còn phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các quốc gia khác, đặc biệt là Trung Quốc, với sản lượng nhập khẩu phân bón chiếm tới 50% của toàn ngành.

Giá phân đạm tiếp tục được duy trì ở mức thấp 240 USD một tấn, tạo lợi thế cho phân bón nhập khẩu tràn vào Việt Nam. Từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 322.787 tấn urê tương ứng 77,1 triệu USD, tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ.

Mặc dù được quảng bá với công nghệ hiện đại châu Âu, song nhiều thiết bị, máy móc của hai nhà máy Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc đều có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trong một văn bản gửi lên Bộ Công Thương, ban lãnh đạo Đạm Ninh Bình đã thừa nhận tình trạng hư hỏng vặt của máy móc thiết bị nhập từ Trung Quốc ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh.

Có thể thấy rõ những yếu điểm của hai nhà máy nếu đặt trong bản đồ các nhà máy phân đạm lớn của cả nước như Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau. Hiện hai nhà máy này có công suất phân đạm sản xuất từ khí lớn nhất Việt Nam. Dù giá phân urê xuống thấp, song Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau vẫn có lợi nhuận cao.

Năm 2012, Đạm Phú Mỹ lãi 3.500 tỷ đồng, đến năm 2015 lãi 1.800 tỷ. Trong khi đó, Đạm Cà Mau vẫn duy trì ổn định mức lợi nhuận trên 800 tỷ đồng.

Khó thì xin… ưu đãi

Trong khi Đạm Hà Bắc tiến hành cổ phần hoá, bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả của nhà máy, thì Đạm Ninh Bình nhiều lần báo cáo lên Bộ Công Thương khất việc bán cổ phần do thua lỗ lớn và vướng mắc trong công tác tất toán với nhà thầu Trung Quốc.

Trong bối cảnh khó khăn, Vinachem - chủ đầu tư của hai dự án trên, đã từng tính đến việc đóng cửa Đạm Ninh Bình hoặc chuyển sang dùng các loại nguyên liệu khác để sản xuất.

Trong một văn bản gửi Bộ Công Thương, Tổng giám đốc Vinachem Nguyễn Gia Tường còn đề nghị cấm nhập khẩu phân bón để ổn định sản xuất của nhà máy.

Mới đây, UBND tỉnh Ninh Bình tiếp tục gửi đơn “kêu cứu” lên Thủ tướng Chính phủ, trong đó kiến nghị áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm urê nhằm giúp hạn chế hàng nhập khẩu quá rẻ trong trong thời gian qua, và là nguyên nhân trực tiếp gây lỗ lớn cho Đạm Ninh Bình.

Biện pháp này được cho là sẽ có tác dụng lớn trong việc bảo toàn vốn Nhà nước, bảo vệ được mặt hàng phân urê trong nước.

Ngoài ra, Đạm Ninh Bình cũng xin chính sách giãn trả nợ với phía Eximbank Trung Quốc, chuyển nợ vay thành vốn góp, áp dụng thuế giá trị gia tăng đầu ra 0%…

Theo Bạch Dương

VnEconomy

Đọc tiếp »

Chủ tịch FPT 60 tuổi, nhân viên hát “Time to say goodbye” ở hội diễn văn nghệ giục sếp về hưu

Trong hội diễn văn nghệ Tập đoàn FPT kỷ niệm 28 năm ngày thành lập, một tiết mục được giữ bí mật đến phút chót và "không có trong kịch bản" là bài hát “Đã đến lúc”. Nội dung chủ yếu là chế giễu việc ông Trương Gia Bình đã 60 tuổi nhưng vẫn "tham" làm Chủ tịch HĐQT và "quyết không về, quyết không về" không cho lớp trẻ lên thay.

Tại Hội diễn “Tương phùng” diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình tối 13/9, ca khúc chế theo bài hát “Time to say googbye” (tạm dịch: Đã đến lúc nói lời chia tay) được coi là dấu ấn đặc biệt với nhiều người FPT bởi tính "thời sự". Hội diễn cũng kỷ niệm ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT lên tuổi 60.

Trong phần trình diễn, ca sĩ nội bộ của FPT đóng vai ông Bùi Quang Ngọc (Tổng giám đốc) hát: “Bình ơi, bọn mình 60, FPT đã lớn, mình cũng đã nâng đà. Quá cao rồi, quá bay rồi, về thôi”. Đáp lại là người hát ở vai ông Trương Gia Bình (Chủ tịch HĐQT) khẳng định: “Ngọc ơi, về làm đếch gì” và “quyết không về, quyết không về” để đi tới “đại nghiệp huy hoàng, bao la thế giới, sải cánh đại bàng...”.

Nguồn tin từ FPT cho biết, đây là một bài hát chế của nhạc sĩ Trương Quý Hải dựa trên giai điệu bài hát của Italy. Đây là tiết mục "được giữ bí mật đến phút chót, không có trong kịch bản, để tạo sự bất ngờ cho khán giả".

Trên thực tế, nội dung của bài hát này cũng là một vấn đề rất nóng tại FPT khi mà ban lãnh đạo cấp cao nhất của tập đoàn đều là những người già, đi ngược lại chiến lược trẻ hóa lãnh đạo từng được đặt ra trước đó. Hội đồng quản trị của FPT hiện có 7 thành viên, trong đó Chủ tịch Trương Gia Bình và Tổng giám đốc Bùi Ngọc Quang đã bước sang tuổi 60. Ủy viên Hội đồng Quản Trị Đỗ Cao Bảo cũng đã 59. Đây cũng là 3 nhân vật chủ chốt quyết định toàn bộ chiến lược phát triển của FPT.

Ba thành viên người nước ngoài trong HĐQT FPT là Jean-Charles Belliol đã 58 tuổi; Tomokazu Hamaguchi đã 72 tuổi và Dan E Khoo 54 tuổi. Ông Lê Song Lai là thành viên trẻ nhất trong HĐQT FPT - 48 tuổi.

Trong khi đó, những người trẻ, có năng lực và nhiệt huyết đã rời hẳn khỏi FPT hay bị đẩy ra ngoài HĐQT như Trương Đình Anh, Hoàng Nam Tiến. Trương Đình Anh, cựu CEO FPT, đã đưa cả gia đình rời Việt Nam sang Mỹ định cư.

Sau hội diễn văn nghệ, trên trang cá nhân của một cựu lãnh đạo FPT có một status về FPT không có Trương Gia Bình bằng việc dẫn những lần ông Bình “bặt vô âm tín” nhưng FPT vẫn hoạt động tốt. Bài viết không phủ nhận những đóng góp lớn của ông Bình cho FPT nhưng cũng chỉ ra những điểm cần thay đổi để bộ máy tiếp tục "bay cao hơn".

Cựu lãnh đạo này khẳng định nhân viên của FPT chỉ có thể sống sung túc chứ không thể giàu có dưới thời ông Bình hiện nay; khi cần kiếm tiền, họ sẽ ra ngoài để có cơ hội lớn hơn. “Giấc mơ FPT càng ngày càng trở nên không có hình hài rõ ràng cho mỗi nhân viên”. Sau khi đăng ít giờ, status này đã bị gỡ xuống nhưng được một số bạn bè của chủ nhân copy lại.