Lưu ý:

Thứ Hai, 8 tháng 5, 2017

Sheryl Sandberg: Đứng dậy sau mất mát với "Phương án B"

Giám đốc điều hành Facebook và Adam Grant, Giáo sư Đại học Wharton (Mỹ) vừa ra mắt quyển sách mang tên

Option B: Facing Adversity, Building Resilience, and Finding Joy (tạm dịch: "Phương Án B: Đối diện Khủng hoảng, Phục hồi và Tìm lại niềm vui).

Quyển sách này được Forbes đánh giá sẽ là "bom tấn" của năm nay. Quyển sách được đặt tên từ lời khuyên của một người bạn dành cho Sandberg sau khi chồng cô, Dave Goldberg - CEO của SurveyMonkey đột ngột qua đời năm 2015.

Phần lớn nội dung quyển sách, Sandberg chia sẻ lời khuyên của cô về cách phục hồi sau khủng hoảng và tìm lại niềm vui trong cuộc sống.

Đừng để nỗi sợ ngăn bạn sống tiếp

Trong quyển Option B, Sandberg đã chia sẻ rằng "chúng ta gieo những hạt giống của sự kiên cường khi xử lý các sự biến tiêu cực trong đời". Suy nghĩ này là nền tảng cho quá trình vực dậy bản thân và dần vượt qua những điều không vui trong cuộc sống. Sandberg cho biết suy nghĩ trên của cô bắt nguồn từ một nghiên cứu do nhà tâm lý học Martin Seligman thực hiện.

“Martin Seligman đã phát hiện ra rằng có 3 chữ P ngăn cản quá trình chúng ta hồi phục sau khủng hoảng: (1) Personalization (cá nhân) - niềm tin rằng chúng ta là người có lỗi trong mọi việc bất hạnh xảy ra; (2) Pervasiveness (mức độ lan tỏa) - niềm tin rằng một sự kiện xảy ra sẽ tác động đến tất cả các mặt của cuộc sống; và (3) Permanence (sự vĩnh viễn) - niềm tin rằng hậu quả sau mỗi sự cố sẽ kéo dài mãi mãi", Sandberg viết.

Để giải quyết 3 chữ P này, Sandberg chọn cách "dần dần lấy lại sự chủ động trong công việc". Sandberg chia sẻ: "Tôi đã nói với bản thân mình điều mà tôi đã từng nói với những người tự ti vào bản thân: tôi không cần hướng đến sự hoàn hảo. Tôi không ép mình lúc nào cũng tin vào bản thân. Tôi chỉ cần tin rằng tôi có thể cố sức làm từng chút một tốt hơn, chỉ cần nhích lên từng chút một thôi".

Mười ngày sau khi chồng qua đời, Sheryl Sandberg đã trở lại làm việc. Cô cho biết công việc giúp cô quên đi cảm giác mất mát. Cũng nhờ công việc, cô nhận thấy những điều khác trong cuộc sống của mình cũng không quá tồi tệ.

Song, Sandberg hiểu không phải ai cũng chọn cách lao đầu vào công việc như mình. Vì vậy, sau đó cô đã công bố chính sách nghỉ 20 ngày dành cho những nhân viên của Facebook có người thân vừa qua đời. Nếu người mất là họ hàng xa thì nhân viên sẽ được nghỉ phép 10 ngày.

Bật lên từ thất bại trong công việc

Sandberg chia sẻ các bí quyết để tiếp tục làm việc sau khi gặp thất bại trong công việc: Tại Facebook, các nhà quản lý nhận ra rằng "để khuyến khích nhân viên chấp nhận rủi ro, chúng tôi phải động viên tinh thần học từ thất bại".

Cô cho biết các nhóm học được từ thất bại có hiệu suất công việc vượt trội hơn những nhóm không làm được điều này. Sandberg khuyến khích các công ty tạo ra văn hóa "xem thất bại là cơ hội học hỏi" và văn phòng là nơi mọi người có thể "yên tâm chia sẻ các thất bại của mình".

Theo Sandberg, chúng ta cần học cách lắng nghe các phản hồi thực sự. Sandberg kể, có nhiều người đã chỉ trích cô về cách đối diện với các vấn đề trong cuộc sống. Điều này đã làm cô bị "sốc", nhưng đồng thời cũng làm cô hiểu ra những góp ý xây dựng trong công sở thường nhạy cảm và khó nghe, nhưng cần thiết.

Khi người khác nhìn thấy điều mình không thấy

Trong quyển sách Option B, Sandberg đã viết rằng: "Chúng ta đều có những điểm mù - những điểm yếu mà người khác thấy trong lúc chúng ta thì không. Đôi khi chúng ta phủ nhận những điều này. Hoặc chúng ta đơn giản là không biết mình đã làm sai điều gì. Người dạy tôi nhiều nhất trong sự nghiệp chính là người chỉ ra những điểm mà tôi không nhìn thấy".

Đây là lý do chúng ta không nên để cảm xúc cá nhân chi phối sự học hỏi trong công việc.

“Cởi mở với chỉ trích đồng nghĩa rằng bạn sẽ có thêm nhiều phản hồi khác, và như vậy sẽ làm bạn tốt hơn. Một cách để giảm bớt áp lực của sự chỉ trích là đánh giá xem bạn nên xử lý các góp ý này thế nào".

Khả năng lắng nghe các phản hồi là một dấu hiệu của sự phục hồi. Những ai lắng nghe tốt sẽ có thêm sức mạnh để vượt qua nghịch cảnh.

Sandberg khuyên rằng: "Một trong những cách để hiểu rõ bản thân là nhờ người khác cầm giúp mình tấm gương". Nếu bạn chào đón các lời phê bình, cô nhấn mạnh, bạn có thể học được rất nhiều từ những điều đó.

Theo Lâm Nghi

Theo Trí Thức Trẻ/DNSG

Đọc tiếp »

Muốn mua hàng tốt với giá "hời", hãy học ngay nghệ thuật mặc cả của người Do Thái

Hãy cùng xem những nguyên tắc mà người Do Thái áp dụng để có thể mua được món đồ tốt với giá cả phải chăng

Trong quan hệ mậu dịch quốc tế, thương nhân Do Thái không chỉ nổi tiếng vì tài năng kinh doanh của mình, mà còn rất nổi tiếng vì thói quen thích mặc cả. Ngay đến người Do Thái cũng tự chế giễu về tính cách thích mặc cả của mình trong những câu chuyện cười.

Abrams bước vào cửa hiệu và bắt đầu trả giá. Món hàng có gắn bảng giá 15 đô la đã được trả xuống còn 10 đô la, rồi tiếp tục hạ xuống 9,97 đô la. Anh ta vẫn chưa hài lòng, hi vọng có thể tiếp tục trả giá xuống mức 9,96 đô la.

Nhân viên bán hàng lên tiếng: "Đó đã là giá thấp nhất rồi, không thể rẻ hơn được nữa". Abrams vẫn kiến nhẫn đòi nhân viền bán hàng phải giảm xuống mức 9,96 đô la.

Nhân viên bán hàng tỏ ý không bằng lòng: "Tuyệt đối không thể, dù chỉ một đồng cũng không thể hạ xuống được nữa". Abrams vẫn chưa tỏ ý đầu hàng.

Nhân viên bán hàng lại lên tiếng: "Thưa ông, chỉ vì 1 cent mà cứ kỳ keo với nhau thì thật là chuyện khống đáng. Sự thật là chúng tôi không thể hạ giả thấp hem được nữa. Lâu nay ông đều mua nợ ở chỗ chúng tôi, nay thêm 1 cent thì cũng có quan hệ gì đâu?"

Abrams đáp lời: "Sở dĩ tôi kỳ keo bớt giá, là vì tồi rất yêu chuộng hàng hóa ở chỗ các anh. Giảm được một cent, nhỡ có bị tôi quỵt nợ, chẳng phải cửa hàng của các anh đã bớt tổn thất được 1 cent đó sao ?".

Thích mặc cả là một chuyện, mặc cả như thế nào lại là một chuyện khác. Các thương nhân Do Thái đã cho chúng ta những nguyên tắc cơ bản:

Thứ nhất, trên thực tế mặc cả là vấn đề ai có thể thuyết phục ai trong hoạt động mua bán song phương. Cùng một thương phẩm, bên bán luôn tìm mọi cách để nói là tốt, bên mua cũng cố gắng để nói chưa đạt.

Thứ hai, trả giá cần phải nêu được lý do. Bới lông tìm vết là điều cần thiết phải làm, nhưng đó phải là những khuyết điểm không mang tính thực chất hoặc có thể khắc phục được.

Có một nông dân Do Thải tên là Billy lên chợ mua được một con ngựa. Vừa về đến nhà, ông đã hớn hở khoe với vợ:

"Hôm nay ở đầu đường, tôi đã mua được một con ngựa từ một người Gypsy. Con ngựa giá 100 đồng, mà tôi mua chỉ mất có 50 đồng".

"Tốt quả rồi! 50 đồng đã mua được một con ngựa tốt".

"Có điều, củng chẳng tốt gì lắm, bởi vì nó chỉ là một con ngựa nhỏ".

"Thế không đáng giá 50 đồng sao?"

"Có điều, ngựa rất khỏe mạnh".

"Ôi! Nhỏ nhưng khỏe mạnh. Đương nhiên rất tốt".

"Tốt gì mà tốt, đó là một con ngựa bị què chân".

"Cái gì ? Ngựa què chân? Mua một con ngựa như thế để làm gì?"

"Tôi đã chữa trị cho con ngựa ấy rồi. Tôi đã rút ra một cây đinh ở móng sau của nó, sau đó lại dùng thuốc đắp lên. Bây giờ nó đã không còn què nữa".

"Ông thật là người may mắn! Chỉ dùng 50 đồng đã mua được một con ngựa tốt".

Câu chuyện chỉ là một đoạn đối thoại giữa hai vợ chồng, nhưng đã biểu hiện được toàn bộ bí quyết đàm phán trả giá của người Do Thái. Đứng từ góc độ người bán, câu chuyện cũng cung cấp rất nhiều kinh nghiệm cho việc đàm phán giá cả.

Trước tiên, phải có sự chuẩn bị tốt trước sự mặc cả của bên mua. Vì vậy, trước tiên cần phải đẩy giá bán lên cao, thậm chí có thể lên 200% - 300% giá thật. Người mua không trả xuống quá cái mức ấy, bên bán tự nhiên sẽ kiếm được tiền. Trả xuống bằng hoặc thấp hơn giá ấy thì nhất quyết không bao giờ bán. Quyền chủ động đều nằm cả trong tay mình.

Thứ hai, đối với những lời chê bai của bên mua, nhất thiết phải đưa ra được những câu trả lời tích cực, biến khuyết điểm thành ưu điểm.

Cuối cùng, đối với những sai lầm rõ ràng của bên mua, bên bán cũng không được khinh suất, cũng không được tỏ ý đắc thắng. Không ít người vì thiếu cảnh giác mà mất cả vốn lẫn lời.

Nắm bắt được những nguyên tắc mặc cả trên đây, vận dụng linh hoạt vào trong kinh doanh, chắc chắn sẽ mang lại những hiệu quả nhất định.

* Nội dung trích từ cuốn sách "Bí quyết kinh doanh của người Do Thái"

Pha Lê

Theo Trí Thức Trẻ

Đọc tiếp »

Vissan lãi đậm nhờ giá lợn hơi rớt giá

Trong quý 1 vừa qua, dù doanh thu giảm nhưng lợi nhuận của Vissan bất ngờ tăng mạnh ngờ hưởng lợi từ giá lợn đầu vào giảm mạnh.

Công ty cổ phần Kỹ nghệ súc sản (Vissan - mã chứng khoán VSN) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2017 trong đó đáng chú ý là lợi nhuận tăng mạnh dù doanh thu giảm.

Theo đó, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ quý vừa qua của Vissan đạt 750 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2016. Tuy nhiên, do giá vốn giảm sâu nên lợi nhuận gộp thu về tăng mạnh, đạt 193 tỷ đồng, tăng 18% so cùng kỳ.

Kết quả này khiến lợi nhuận sau thuế quý 1 đạt gần 48 tỷ đồng, tăng gần 16% so cùng kỳ năm ngoái. Theo Vissan, lợi nhuận tăng mạnh chủ yếu do giá heo hơi đầu vào bình quân quý 1/2017 giảm 27,2% so cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh đó, chi phí hoạt động của công ty tăng chủ yếu do phát sinh thêm các khoản chi phí vì xác định lại giá trị doanh nghiệp như chi phí phân bổ lợi thế kinh doanh, chi phí phân bổ công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao. Tuy nhiên, do giá vốn giảm nhiều hơn chi phí hoạt động tăng đã đẩy lợi nhuận của công ty tăng mạnh.

Từ đầu năm 2017, giá lợn hơi của người nông dân trên cả nước đã xuống đến mức thấp kỷ lục. Đáng chú ý, giá lợn hơi xuất chuồng tại tỉnh Đồng Nai đã giảm 40% so với giá bình quân năm 2016. Trong khi một số tỉnh phía Bắc, giá lợn hơi bán tại chuồng xuống thấp kỷ lục, chỉ còn khoảng 23.000 - 25.000 đồng/kg.

Theo Hòa Lộc

Doanh nghiệp Việt Nam

Đọc tiếp »

Cuộc gặp Thủ tướng với doanh nghiệp: Hàng loạt kiến nghị trước “giờ G”

Dự kiến ngày 15/5 tới đây Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp năm 2017 sẽ diễn ra tại Hà Nội với chủ đề “Đồng hành cùng doanh nghiệp”. Trước khi cuộc gặp diễn ra đã có hàng loạt kiến nghị được gửi tới.

Theo thông tin từ Văn phòng Chính phủ , dự kiến ngày 15/5 tới đây Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp năm 2017 sẽ diễn ra tại Hà Nội với chủ đề “Đồng hành cùng doanh nghiệp”.

Đây là cuộc gặp được cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng, là nơi các doanh nghiệp, doanh nhân được trình bày các khó khăn, vướng mắc, cũng như các kiến nghị, đề xuất trực tiếp tới Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài ra, Hội nghị cũng sẽ sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, đề xuất những giải pháp để thực hiện có hiệu quả hoặc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết.

Trước khi cuộc gặp chính thức diễn ra, đã có khoảng gần 500 kiến nghị của hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp gửi về Văn phòng Chính phủ và Phòng Thương mại và công nghiệp VCCI. Các kiến nghị sẽ được chuyển tới các bộ ngành, cơ quan theo thẩm quyền giao nghiên cứu xử lý, sai đó VCCI sẽ tổng hợp lại báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Trao đổi với BizLIVE, ông Trần Văn Lĩnh – Chủ tịch Công ty Thuỷ sản Thuận Phước Lĩnh cho rằng cuộc găp của Thủ tướng đối với cộng đồng doanh nghiệp cho thấy sự nỗ lực rất nhiều trong việc thực hiện lời hứa xây dựng Chính phủ kiến tạo, phục vụ.

Tuy nhiên, theo ông Lĩnh, mặc dù có nhiều nỗ lực xong điều mong muốn nhất của doanh nghiệp để nâng cao sức cạnh tranh đó là giảm chi phí thì vẫn còn chưa thực hiện được.

“Giá sản xuất các mặt hàng của chúng ta vẫn còn cao và kém cạnh tranh quá. Giá nguyên liệu đắt, chi phí sản xuất lớn, chi phí vận chuyển cao. Một container từ Hải Phòng vào TP.HCM còn đắt hơn Đà Nẵng đi Nhật Bản. Lãi suất ngân hàng thì rất cao so với trong khu vực...”, ông Lĩnh nói.

Vị chủ doanh nghiệp này mong rằng sau cuộc gặp của Thủ tướng sẽ là sự xắn tay thực sự của tất cả các bộ ngành, chính quyền địa phương trong việc giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Cũng gửi kiến nghị tới cuộc gặp, đại diện Nhóm công tác Công nghiệp ô tô, xe máy (VBF) cho biết, mặc dù ô tô là ngành nghề có điều kiện chính thức từ tháng 7/2017 tới đây nhưng cho đến thời điểm này vẫn chưa có điều kiện cụ thể nào cho doanh nghiệp được đưa ra.

“Bộ Công thương, Bộ Giao thông vận tải nên phối hợp với các bộ ngành và doanh nghiệp có liên quan để thiết lập điều kiện kinh doanh cần thiết, khả thi và minh bạch càng sớm càng tốt”, nhóm công tác của VBF kiến nghị.

Còn Nhóm công tác du lịch (VBF) kiến nghị Chính phủ tiếp tục xem xét miễn visa cho công dân các nước là thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam.

Cũng liên quan đến vấn đề du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam cũng đề nghị Chính phủ xem xét tiếp tục miễn visa cho công dân 5 nước Tây âu (Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Ý) và Belarusia trong 5 năm (từ 2017-2022).

Ngoài ra xem xét miễn visa cho một số quốc gia khác như Ấn Độ, Úc, Canada và một số các nước ở Đông Âu.

Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho rằng việc triển khai visa điện tử là tạo điều kiện cho công dân 40 quốc gia khi xin vào Việt Nam. Nhưng điều đó là không đủ. Đối với tất cả quốc gia, việc miễn visa luôn là vũ khí cạnh tranh để thu hút khách.

Trong khi đó, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hoá kiến nghị xem xét giải quyết khó khăn liên quan đến thủ tục hành chính. Theo hiệp hội này, thời gian qua thủ tục hành chính đã được cải thiện, tuy nhiên khi doanh nghiệp đến giải quyết các thủ tục liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, chấp thuận chủ trương đầu tư, tiếp cận đất đai… thì vẫn còn tình trạng kéo dài, gây khó cho doanh nghiệp.

“Bên cạnh đó một số cán bộ công chức có thái độ chưa đúng mực khi làm việc với doanh nghiệp, mặt khác một số cán bộ khi thực hiện phần việc mình phụ trách cho thấy hiểu biết còn hạn chế, thiếu thực tế, cứng nhắc nên những khó khăn tồn đọng của doanh nghiệp không được giải quyết kịp thời, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hoá cho biết.

Còn Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đề nghị Chính phủ, bộ ngành đề xuất Quốc hội sớm ban hành Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, Luật về xử lý nợ xấu.

Ngoài ra, hiệp hội này cũng kiến nghị Chính phủ nghiên cứu thành lập các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp, quỹ sáng kiến khởi nghiệp, tạo cơ chế cho sự phát triển của doanh nghiệp, kêu gọi vốn đầu tư, hình thành các vươn ươm khởi nghiệp để hỗ trợ các ý tưởng kinh doanh từ khi nghiên cứu đến lúc thực hiện hoá…

Theo N.Mạnh

Bizlive

Đọc tiếp »

Nghi phạm cướp hơn 2 tỷ ở ngân hàng là kỹ sư

Chiều nay, công an đã ập vào nhà và bắt Lê Lâm Hưng, nghi phạm của vụ cướp ngân hàng hôm 26/4.

Theo thông tin mới nhất của Bộ Công an cho hay, chiều nay, ngày 6/5, cơ quan công an đã ập vào bắt giữ Lê Lâm Hưng (SN 1988, quê Quảng Ninh) tại một căn nhà ở phường 1, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.

Được biết, Hưng vốn là kỹ sư đang làm việc tại một công trình ở tỉnh Trà Vinh.

"Hưng là người dùng súng khống chế các nhân viên chi nhánh ngân hàng Vietcombank tại thị xã Duyên Hải, cướp hơn 2 tỷ đồng chiều 26/4", thượng tá Huỳnh Văn Khởi - Trưởng phòng tham mưu, người phát ngôn Công an Trà Vinh - nói trên báo Vnexpress.

Bước đầu Hưng thừa nhận toàn bộ hành vi cướp ngân hàng của mình. Cảnh sát đang khám xét ngôi nhà do Hưng thuê ở và thu hồi tang vật.

Trước đó, báo Pháp luật TPHCM đưa tin, chiều 26/4, trong khi các nhân viên đang tất toán giao dịch thì một nam thanh niên điều khiển xe Yamaha Sirius, mặt đeo khẩu trang, cầm súng xông vào uy hiếp 6 nhân viên (3 nam, 3 nữ) của phòng giao dịch Vietcombank, chi nhánh thị xã Duyên Hải (đường Điện Biên Phủ, phường 1, thị xã Duyên Hải).

Sau khi uy hiếp các nhân viên ngân hàng, tên cướp đã lấy đi số tiền hơn 2,5 tỷ đồng, gồm 1,580 tỷ đồng và 35.900 USD.

Báo Công an TP HCM đưa tin theo cơ quan điều tra, thủ phạm cao khoảng 1,7m, nói giọng miền Bắc, chân đi vòng kiềng, đội nón bảo hiểm, đeo kính râm màu đen, khẩu trang che mặt màu trắng.

"Nghi phạm gây ra vụ cướp có dáng người ốm. Khi gây án mặc áo khoác màu đen, có mũ trùm lên đầu. Nhiều khả năng, đối tượng là người ngoài tỉnh", Đại tá Việt khẳng định trên báo Công an TPHCM.

(Tổng hợp)

Theo Nguyễn Song

Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Bộ Xây dựng đồng ý cho xây căn hộ 25m2, liệu có biến thành ổ chuột?

"Vấn đề hiện nay của nhiều người cho rằng phát triển chung cư 25m2 liệu có biến thành các khu ổ chuột. Tôi xin nói ổ chuột hay không ổ chuột nằm ở chất lượng sống của người dân trong chung cư đó", ông Nguyễn Mạnh Hà - Nguyên Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết.

Mới đây, Bộ Xây dựng vừa có Văn bản số 106-BXD/QLN ngày 26/4/2017 trả lời đề xuất của Công ty TNHH Địa ốc Đất Lành, theo đó tạm thời đồng ý cho doanh nghiệp xây dựng dự án nhà ở thương mại với các căn hộ có diện tích tối thiểu không dưới 25m2.

Bộ này cho rằng, luật Nhà ở 2005 có quy định nhà ở thương mại không được nhỏ hơn 45 m2. Nhưng trong quá trình thực hiện, nhiều địa phương, doanh nghiệp đã kiến nghị được xây dựng những loại nhà ở nhỏ hơn 45 m2. Luật Nhà ở ban hành năm 2014 đã bỏ quy định giới hạn diện tích tối thiểu 45 m2 đối với căn hộ chung cư thương mại mà chỉ nêu chung chung là phải xây dựng theo kiểu căn hộ khép kín, diện tích sàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng.

Lãnh đạo Bộ Xây dựng lý giải, việc cho phép xây dựng căn hộ thương mại không nhỏ hơn 25 m2 là theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà chung cư sắp được ban hành. Còn những lo ngại về chất thải nội thành, vùng lõi thành phố, gây áp lực lên hạ tầng xã hội... còn phải căn cứ vào chỉ tiêu quy hoạch dân số, các địa phương sẽ tính toán rằng có cho phép hay không.

Đứng về phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Đực - Phó giám đốc Công ty TNHH địa ốc Đất Lành cũng khẳng định: "Từ trước đến nay Bộ Xây dựng chưa có văn bản chính thức nào về vấn đề doanh nghiệp có được phép xây chung cư thương mại diện tích từ 25 m2 hay không. Văn bản trả lời của Bộ Xây dựng giúp thúc đẩy phân khúc nhà ở thương mại giá rẻ, đáp ứng nhu cầu thị trường. Nhiều doanh nghiệp đầu tư vào phân khúc nhà thương mại diện tích nhỏ trong tương lai, khi đã được Bộ Xây dựng bật đèn xanh".

Trong khi các doanh nghiệp triển khai nhà giá rẻ "được lời như cởi tấm lòng" thì các chuyên gia lại lo ngại xây dựng căn hộ chung cư 25m2 có thể làm gia tăng nguy cơ nhà ổ chuột giữa thành phố.

Trước những băn khoăn này, ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó chủ tịch Hiệp hội bất động sản VNREA - Nguyên Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, việc triển khai nhà 25m2 trong nội đô các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM là hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, chủ đầu tư muốn làm phải đảm bảo không phá vỡ quy hoạch tính trên dân số, đồng thời đảm bảo mỹ quan của các căn hộ chung cư 25m2.

Theo ông Hà, nhà 25m2 và dưới là ý tưởng đã có từ lâu, và tại nhiều quốc gia phát triển. Đây là giải pháp cho bài toán di chuyển hàng trăm kilomet từ vùng ngoại ô vào trung tâm thành phố. Việc di chuyển quá lâu, quá nhiều khiến không ít người mệt mỏi.

"Vấn đề hiện nay của nhiều người cho rằng phát triển chung cư 25m2 liệu có biến thành các khu ổ chuột. Tôi xin nói ổ chuột hay không ổ chuột năm ở chất lượng sống của người dân trong chung cư đó. Hiện nay, cuộc sống rất khác phong cách sống đơn giản kiểu Nhật không cần quá nhiều đồ cũng gia tăng. Chính vì thế, căn hộ 25m2 chưa hẳn đã là nhỏ ", ông Hà khẳng định.

Ông Hà cũng đưa ra ví dụ, chung cư Văn Chương, đường đi thì chưa làm, tiện ích xung quanh thì không có thì dù có 100m2 người ta cũng không mua. Nhưng nếu làm 25m2 mà hợp lý, đảm bảo chất lượng, tiện ích cao cấp thì việc có nhiều người mua là chuyện bình thường.

"Càng những căn hộ nhỏ lại càng phải cho phép xây dựng ở khu vực trung tâm để giảm thời gian di chuyển. Tại sao chúng ta cứ nghĩ căn hộ nhỏ 25m2 phải xây tại những quận huyện vùng ven xa xôi. Tại Nhật hay các nước khác như Hồng Kông các căn hộ nhỏ 20-30m2 nằm tại khu vực trung tâm rất nhiều", ông Hà cho hay.

Bàn về vấn đề này ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) cũng cho biết HoREA đã kiến nghị cho phép xây dựng căn hộ 25 m2 và đã được Bộ Xây dựng thống nhất sẽ đưa vào Bộ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Trong thời gian chờ ban hành bộ quy chuẩn này, việc tạm thời cho phép doanh nghiệp được xây căn hộ 25 m2 là thông tin tốt cho thị trường.

"Thị trường sẽ có thêm sản phẩm đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng như những cặp vợ chồng trẻ, người có thu nhập thấp, người nhập cư, độc thân. Tất nhiên, còn nhiều điều cần bàn luận thêm về vấn đề này trước khi bộ quy chuẩn được ban hành", ông Châu cho hay.

Theo Lan Nhi

Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Đừng buồn nếu sếp từ chối, không có búa thì dùng giày mà đóng đinh thôi!

Chúng ta luôn mặc định tin rằng nếu có nhiều nguồn lực hơn thì chúng ta sẽ đạt được kết quả tốt hơn. Niềm tin này chỉ làm tăng sự lo lắng, trì hoãn hành động và làm mất tầm nhìn với những gì cần thực hiện.

Cách đây vài năm tôi có ngồi trò chuyện cùng CEO của một công ty bán lẻ. Công ty này khởi đầu với một cửa hàng nhỏ, nhưng chỉ sau một thập kỷ, công ty đã phát triển được một chuỗi cửa hàng mạnh trên thị trường. Tôi đã hỏi Mike, CEO của công ty về bí mật cho sự phát triển nhanh chóng này. Câu trả lời của anh đã khiến tôi vô cùng sửng sốt: “Nói Không”.

Ông thường xuyên nói không, cho việc tuyển thêm nhân viên mới, tăng ngân sách tiếp thị hay mua thêm những trang thiết bị bổ sung.

Đa số chúng ta không thích bị nói “không”. Chúng ta coi đó là sự từ chối ý tưởng và chính chúng ta. Đó là một dấu hiệu cho việc công sức không được đánh giá cao và sự nghiệp đang bị đình trệ. Nhưng nhân viên của Mike lại học được rằng, việc sếp nói “không” sẽ giúp thúc đẩy họ đến gần mục tiêu hơn.

Chúng ta luôn mặc định tin rằng nếu có nhiều nguồn lực hơn thì chúng ta sẽ đạt được kết quả tốt hơn. Niềm tin này cũng đúng, nhưng chúng lại khiến ta sử dụng chưa hết sức sáng tạo và quyết tâm làm việc với những gì chúng ta có. Niềm tin rằng mình đang thiếu nguồn lực để đạt được mục tiêu chỉ làm tăng sự lo lắng, trì hoãn hành động và làm mất tầm nhìn với những gì cần thực hiện.

Vậy nên nếu lần sau đề xuất của bạn bị sếp từ chối, thay vì hoảng loạn, hãy thực hiện các bước sau:

Mong đợi nhiều hơn

Khi sếp từ chối một yêu cầu, chúng ta thường có 2 phản ứng tức thì. Đầu tiên, chúng ta nghĩ rằng họ không hiểu mức độ của vấn đề, nếu không, chúng ta sẽ được cung cấp đủ nguồn lực cần thiết. Thứ hai, chúng ra tự cho rằng mình sẽ thất bại: Không có thêm thời gian, chất lượng công việc sẽ ảnh hưởng. Nếu không có thêm nhân sự thì cần giới hạn lại phạm vi dự án. Nếu không có ngân sách tiếp thị lớn hơn thì doanh số sẽ giảm.

Khi bắt đầu cảm giác mình bị “đánh bại”, chúng ta bắt đầu giảm bớt nỗ lực của mình, dẫn đến một kết quả tiêu cực báo trước. Bạn hành động như thể bạn không có cách nào hoàn thành công việc với những gì đang có hiện tại. Đó là tương lai do chính bạn mặc định.

Nghiên cứu đã nhận thấy rằng người ta làm việc để đáp ứng mong muốn của chính họ và của người khác. Một câu từ chối của sếp như là một dấu hiệu cho thấy chúng ta đang bị đánh giá thấp và dễ mất những kỳ vọng đó.

Thay vào đó, hãy đặt kỳ vọng cao hơn. Hãy suy nghĩ về việc làm việc chăm chỉ hơn, sử dụng sáng tạo những nguồn lực hiện có, hợp tác với người khác để giúp bạn hoàn thành công việc, mục tiêu bán hàng hay bất cứ mục tiêu nào khác. Một lời từ chối sẽ mang đến cho bạn cơ hội để khẳng định với người khác rằng bạn có những giải pháp sáng tạo mặc cho sự thiếu hụt nguồn lực.

Thử làm những điều mới mẻ

Chúng ta vẫn quen việc cần nhiều nguồn lực để làm nhiều việc hơn. Khi đã có đủ nguồn lực thì chúng ta chẳng cần sáng tạo trong việc sử dụng hay tối ưu hóa nữa. Nhưng khi những nguồn lực này biến mất, chúng ta hoàn toàn chưa có kỹ năng để tối ưu các nguồn lực thay thế.

Vì vậy, khi càng có nhiều kinh nghiệm bị sếp nói “không” thì chúng ta càng có nhiều cơ hội để sáng tạo những giải pháp. Nghiên cứu cho thấy khi chúng ta bị từ chối cung cấp tài nguyên, chúng ta sẽ cho mình cơ hội để thử những cách làm mới với tài nguyên sẵn có. Nếu không có búa, bạn có thể dùng giày để đóng đinh vào tường được mà.

Hãy di chuyển, dù bất kỳ hướng nào

Đừng phí thời gian lo lắng rằng mình đang thiếu cái này cái kia, hãy dành chính thời gian đó để bắt tay vào làm việc thực sự. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khi bạn nghĩ rằng bạn đang làm sai hoặc không còn giá trị, bạn sẽ rơi vào bẫy suy nghĩ luẩn quẩn và thiếu sáng tạo. Bị những suy nghĩ tiêu cực cản trở, chúng ta sẽ lãng phí cơ hội để đạt được mục tiêu của mình.

Cách đơn giản để vượt qua cảm giác đe dọa khi bị sếp từ chối: Nghĩ về những gì bạn có. Hãy thử nghiệm với các nguồn lực. Khi bạn bắt đầu bắt tay vào thực hiện, mục tiêu sẽ đạt được dễ hàng hơn dù không có một kế hoạch hoàn chỉnh, một nhóm lý tưởng hay nguồn ngân sách tốt hơn.

Đừng để lời từ chối của sếp khiến bạn không đạt được mục tiêu. Hãy đương đầu và coi đó là cơ hội để nâng cao giá trị của những gì bạn có.

Mai Lâm

Theo Trí Thức Trẻ/HBR

Đọc tiếp »

Tuyển thêm hơn 5.500 người trong vòng 1 năm qua, VPBank đang tính toán gì với bài toán nhân sự?

Riêng quý đầu năm 2017, VPBank đã tuyển thêm gần 2.700 người, trong đó chủ yếu ở công ty tài chính, còn riêng ngân hàng cũng tuyển tới xấp xỉ 500 chỉ tiêu.

Báo cáo tài chính quý 1/2017 vừa công bố của VPBank cho thấy tổng số nhân sự của ngân hàng hợp nhất đến hết tháng 3 năm nay đã lên đến 20.041 người, tăng 2.654 người so với thời điểm cuối năm 2016. Trong đó riêng ngân hàng mẹ có số nhân sự là 9.198 người, tăng 489 người so với cuối năm trước.

So với cuối quý 1/2016, nhân sự của VPBank và hai công ty con đã tăng thêm 5.513 người và nếu so với cuối năm 2015 thì con số đã tăng tới hơn 7.100 người. Riêng ngân hàng mẹ cũng tăng 2.087 nhân sự so với cách đây 1 năm.

Nhiều người hẳn sẽ đặt câu hỏi, VPBank đang toan tính điều gì mà lại mạnh tay tuyển dụng đến vậy.

Nhìn lại tình hình VPBank vài năm trở lại đây cho thấy ngân hàng này đã phát triển theo một đường thẳng đứng. Ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc VPBank cho biết hiện ngân hàng hợp nhất đang dẫn đầu nhóm cổ phần về doanh thu, còn nếu tách riêng ngân hàng thì cũng nằm trong top 3. Bên cạnh đó ngân hàng còn dẫn đầu nhóm cổ phần về lợi nhuận. Kết thúc năm 2016 ngân hàng đạt lợi nhuận trước thuế hơn 4.900 tỷ, quý đầu năm 2017 là hơn 1.900 tỷ và kế hoạch cả năm đạt 6.800 tỷ.

Có điều đáng chú ý, phần lợi nhuận này lại được đóng góp nhiều bởi công ty con là FE Credit – vốn dĩ tổng dư nợ chỉ hơn 30 nghìn tỷ. Năm ngoái công ty này đóng góp hơn 1.500 tỷ đồng vào lợi nhuận của ngân hàng hợp nhất, còn riêng quý đầu năm nay thì con số đã lên đến hơn 1.000 tỷ đồng. FE Credit có vốn điều lệ 2.790 tỷ đồng cùng lượng cán bộ nhân viên khoảng 10.000 người, đang nắm trong tay hơn 50% thị phần tài chính tiêu dùng tại Việt Nam.

Còn về nhân sự, theo dõi tình hình của nhà băng này cho thấy không chỉ năm 2016 mà từ 2015 và 2014 VPBank đã tăng lượng nhân sự một cách chóng mặt cùng với việc chuyển đổi mô hình sang bán lẻ. Theo báo cáo của Ban điều hành, thu nhập thuần của khối khách hàng cá nhân đã tăng gấp rưỡi trong năm vừa qua, khối SME tăng 30%, tín dụng tiêu dùng tăng gấp đôi…Riêng đóng góp của hoạt động bán lẻ chiếm tới 75% tổng thu nhập thuần từ hoạt động của ngân hàng, trong đó cho vay tín chấp cá nhân đóng góp gần 40% vào thu nhập hoạt động của khối. Các con số này là minh chứng rõ ràng cho thấy việc tuyển dụng của ngân hàng nhắm đến mục tiêu đánh mạnh vào bán lẻ.

Ngoài việc tuyển ồ ạt, phát triển con người còn là một trong các mục tiêu quan trọng nhất được VPBank chú trọng phát triển. Trong một lần chia sẻ với người viết gần đây, bà Huỳnh Thị Ngọc Trúc, giám đốc khối nguồn nhân lực của VPBank đã tiết lộ điều này.

Bà Trúc cho biết, nhân sự được ngân hàng chú trọng phát triển, đào tạo những năm gần đây theo mô hình quản trị quốc tế. Trong hệ thống 10.000 người (riêng ngân hàng - PV), ngoài các vị trí chủ chốt khoảng hơn 140 vị trí, các vị trí còn lại ngân hàng nhóm những công việc tương tự nhau vào các nhóm nhận diện, từ đó xác định được những yêu cầu về kỹ năng, năng lực cũng như xây dựng kế hoạch đào tạo, phát triển phù hợp cho từng nhóm. Với các tiêu chí đã có, người lao động có thể chủ động đưa ra kế hoạch phát triển bản thân (bao gồm cả luân chuyển nội bộ công ty nếu phù hợp), mục tiêu phấn đấu cũng như có định hướng cho tương lai rõ ràng hơn.

Một vấn đề mà theo bà Trúc đang làm đau đầu các nhà quản trị nhân sự ngân hàng, đó là tình trạng nhảy việc liên tục và thời gian gắn bó ngày càng ngắn. Theo các kết quả khảo sát trước đây, mỗi nhân viên ngân hàng thường gắn bó 5-6 năm, sau đó giảm xuống còn 3-4 năm, và vào năm 2016 thì con số chỉ còn là 2-3 năm. Các vị trí bị nhảy việc nhiều nhất là làm kinh doanh. Thường sau một thời gian ngắn, họ, hoặc là áp lực không chạy theo kịp chỉ tiêu, hoặc không còn hứng thú với công việc đang làm mà muốn thay đổi nên đã tìm đến bến đỗ mới.

Việc nhân sự thay đổi liên tục khiến ngân hàng chịu tổn thất nhiều bởi họ phải bỏ ra từ 6 tháng cho tới 1 năm để đào tạo người mới và luôn trong trạng thái nơm nớp vì không biết người lao động sẽ ở với mình bao lâu. Bà thừa nhận ở VPBank cũng không nằm ngoài xu hướng đó, song ngân hàng buộc phải chấp nhận sống chung và tìm hướng giải quyết.

Để giải bài toán này, VPBank đang xây dựng văn hóa doanh nghiệp để giữ chân người tài. Ở đó người lao động vừa được trả công xứng đáng lại có môi trường phát huy hết khả năng của mình. Với mô hình đang theo đuổi là quản trị theo nhóm công việc, bà Trúc cho biết VPBank đặt mục tiêu sẽ nâng mức độ gắn bó của người lao động lên bình quân 3-4 năm và dài hơn nữa. “Một khi người ta đã gắn bó với mình được đến 5-6 năm thì sẽ gắn bó rất lâu dài”, vị quản lý cấp cao của VPBank, từng là giám đốc nhân sự và giám đốc quản lý dự án chiến lược của HSBC, nhận xét. Bà đồng thời khẳng định, quan điểm của lãnh đạo ngân hàng là VPBank không phải ngân hàng trả lương cao nhất nhưng là nơi làm việc lý tưởng nhất.

Theo Tùng Lâm

Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Ngân hàng tìm lại thời hoàng kim

Một loạt kế hoạch bứt phá và đang dần hiện thực hứa hẹn nhiều ngân hàng tìm lại thời hoàng kim...

Về cơ bản, mùa đại hội đồng cổ đông thường niên các ngân hàng thương mại Việt Nam đã khép lại. Cùng lúc, báo cáo kết quả kinh doanh quý 1/2017 đang hé mở một năm khác biệt.

Cho đến nay, 2011 là năm dấu ấn của khởi đầu quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đây cũng là năm những bất ổn nội tại chính thức bộc lộ. Và đây cũng là năm hoàng kim lợi nhuận của hầu hết các ngân hàng trong lịch sử, tính đến cuối 2016.

Sau 2011, kéo dài cho đến 2015 và vẫn còn phổ biến trong 2016, sự đứt gãy của lợi nhuận kéo dài cho đến những nỗ lực phục hồi.

Một thời lãi “ảo”

Như trên, 2011 vừa là năm đỉnh cao lợi nhuận nhưng cũng chính là năm rủi ro lớn chính thức bộc lộ. Dữ liệu thống kê cho thấy lợi nhuận nhiều nhà băng đều đạt đỉnh vào năm này, song mức độ nợ xấu hai con số cũng chính thức được “phơi” ra.

Ngay trước 2011, hệ thống ngân hàng Việt Nam và công chúng quen với con số nợ xấu công bố chỉ trên dưới 3%, mức cao từng ghi nhận chỉ 3,4%. Khi đó, một số hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế quả quyết nợ xấu thực tế cỡ hai con số.

Tại một cuộc họp báo chuyên đề về nợ xấu khi đó, một lãnh đạo chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước cho biết, chính họ cũng không rõ các hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế tính toán thế nào mà lại ra được mức độ đó. Hỏi ra, cách tính rất đơn giản: lấy nợ xấu các ngân hàng báo cáo, cộng thêm nợ nhóm 2 (nợ quá hạn nhưng chưa phải nợ xấu) thì thành ra kết quả.

Không truy xét chuyện kỹ thuật của thông tin chia sẻ bên lề cùng “cách tính đơn giản” nói trên, nhưng không lâu sau, Ngân hàng Nhà nước lần đầu tiên công bố và xác nhận nợ xấu của hệ thống ở mức độ hai con số. Diễn tiến tiếp theo là cách nhìn nhận nợ xấu do các tổ chức tín dụng báo cáo, rồi qua mức độ giám sát từ xa của Ngân hàng Nhà nước.

Dù thế nào thì ngay chính năm đỉnh cao lợi nhuận 2011, nợ xấu thực tế đã “ngầm” rất lớn. Để rồi thống kê và công bố một cách thẳng thắn tại 9/2012 lên tới 17,21%.

Nhắc lại mức độ nợ xấu trên để thấy lợi nhuận ngân hàng đã từng một thời hoàng kim nhưng “ảo”. Vì nợ xấu không được nhận diện sát thực, dẫn tới mức độ trích lập dự phòng rủi ro không tương xứng và dẫn tới lợi nhuận cao mà không vững.

Từ 2012, với diễn tiến nhận diện trên, Ngân hàng Nhà nước từng bước thiết lập khung khổ pháp lý mới quy định phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro chặt chẽ hơn, thậm chí có phần khắc nghiệt (với nhiều lần trì hoãn cơ chế). Lợi nhuận ngân hàng theo đó dần “chất” hơn cho đến nay.

Hứa hẹn một năm ấn tượng

Qua mùa đại hội đồng cổ đông, cùng báo cáo kết quả kinh doanh quý 1 đang cập nhật, 2017 hứa hẹn một năm ấn tượng tại nhiều ngân hàng thương mại.

Điểm đầu tiên vẫn phải nhắc đến Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank). Ngân hàng này có lợi nhuận trước thuế hợp nhất quý 1/2017 đạt tới trên 1.900 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên lợi nhuận của một ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân phả hơi nóng sát gáy khối “big 4” (gồm Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank).

Điểm nhấn đó được chú ý, vì VPBank khá điển hình cho quy mô của một ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân, tổng tài sản chỉ gần 230 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, thử nhìn sang BIDV, thành viên thường nhấn mạnh về quy mô tổng tài sản dẫn đầu hệ thống thời gian gần đây, trên 1 triệu tỷ đồng, thì mức độ lợi nhuận tạo được có khả năng bị VPBank áp sát. Bởi vì, tổng tài sản rất lớn nhưng chất lượng tài sản và mức độ sinh lời của BIDV vẫn chưa thể được cải thiện.

Cũng trong so sánh trên, thuộc nhóm “big 4”, Vietcombank có quy mô tổng tài sản thấp hơn rất nhiều BIDV, nhưng dự kiến năm nay lợi nhuận Vietcombank tiếp tục tạo kỷ lục với 9.200 tỷ, khả năng đạt 9.500 tỷ như lãnh đạo ngân hàng này dự tính.

Ở khối ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân, qua kết quả quý 1 và kế hoạch xác định tại mùa đại hội đồng cổ đông vừa qua, sự bứt phá và trở lại thời hoàng kim đã thể hiện ở một loạt thành viên như Techcombank, MB, LienVietPostBank, HDBank…

Ở một số trường hợp còn khó khăn nhất định sau sáp nhập như SHB, quý 1 kết quả lợi nhuận vẫn thấp, nhưng với những khoản thu dự kiến đã ký, đã tính, đặc biệt là với đối tác nước ngoài, tín dụng tăng mạnh ngay quý đầu năm, cùng kế hoạch sớm đưa công ty tài chính tiêu dùng nhập cuộc, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận tới 50% so với năm ngoái đã được xác định.

Ngay cả tại Sacombank, khó khăn đang chồng chất sau sáp nhập Southern Bank, nhưng sự bứt phá so với 2016 là có triển vọng. Điểm được chú ý ở đây là cơ chế hỗ trợ tái cơ cấu sẽ giúp Sacombank giảm thiểu áp lực chi phí và sức nặng nợ xấu để tiếp tục phát huy thế mạnh vốn có của ngân hàng từng có vị thế hàng đầu trong khối tư nhân này.

Bên cạnh những kế hoạch đã định hình, những kết quả bước đầu công bố, hệ thống ngân hàng còn có triển vọng mới ở cơ chế chính sách.

Tại kỳ họp Quốc hội sắp tới, nếu nghị quyết hỗ trợ xử lý nợ xấu và tái cơ cấu ngân hàng được thông qua, đòn bẩy lợi nhuận sẽ thêm đà từ đầu quý 3/2017. Còn kỹ thuật giãn áp lực chi phí và giãn thoái lãi dự thu dự kiến trong dự thảo nghị quyết gắn với quan điểm chuẩn mực hoạt động ngân hàng lại là chuyện khác.

Tựu chung, như trên, với khung khổ các chuẩn mực cao hơn trong phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, sự trở lại thời hoàng kim lợi nhuận của các ngân hàng năm nay đã khác, bớt “ảo” hơn so với trước.

Đồng thuận với kết quả và xu hướng trên, ngày 3/5 vừa qua, hãng định mức tín nhiệm quốc tế Moody’s đã đồng loạt nâng hạng tín nhiệm cho 8 ngân hàng Việt Nam.

Đó không chỉ là ghi nhận, là tín nhiệm, mà còn là tiền. Vì với hạng mức mới, tốt hơn, các ngân hàng đó sẽ có cơ hội để các đối tác nước ngoài nâng hạn mức tài trợ, thanh toán…, cũng như nếu đi vay vốn quốc tế đã có thêm một cơ sở để có thể được chi phí dễ chịu hơn những năm gần đây.

Theo Vũ Ca

VnEconomy

Đọc tiếp »

Gần 90% thực phẩm chức năng kinh doanh theo mô hình đa cấp

Những người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp thực phẩm chức năng hiện nay còn có cả trí thức, giáo viên, công nhân.

Việc tiếp thị các loại thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc này đang được mở rộng về các vùng nông thôn, khiến nhiều người chịu tiền mất tật mang.

Có tới 90% thực phẩm chức năng hiện đang được phân phối theo mô hình bán hàng đa cấp.