Lưu ý:

Thứ Năm, 1 tháng 6, 2017

“Nữ tướng” PepsiCo: Các bạn đừng tưởng có bằng MBA là giỏi, quan niệm đó xưa rồi!

Trong một buổi chia sẻ mới đây, bà Indra Nooyi - CEO PepsiCo - cho rằng, các chương trình MBA hiện nay khá lỗi thời và cần phải được cải tiến ngay lập tức nếu không muốn phản tác dụng.

Cụ thể, trong buổi chia sẻ tại sự kiện Đổi mới của Fast Company, bà Nooyi chỉ trích các chương trình MBA vì đã “nhồi nhét” tới 50 case (nghiên cứu tình huống) vào trong một học kỳ, hơn nữa lại không tập trung đủ vào công nghệ thông tin vốn rất cần thiết trong nền kinh tế hiện đại.

“Tôi không hiểu tại sao chúng ta không tập trung vào 5 đến 6 case, mỗi case tập trung trong vòng 1 đến 2 tuần để giúp sinh viên có thể thực sự hiểu được các khía cạnh của kinh doanh và nền kinh tế cũng như các vấn đề chính trị, môi trường”, bà Indra Nooyi phát biểu.

Theo “nữ tướng” ngành đồ uống, việc tập trung đầy đủ và sâu sắc vào một vài nghiên cứu tình huống giới hạn sẽ cho phép sinh viên hiểu sâu hơn về tính “đa dạng và phức tạp của hoạt động kinh doanh”, thay vì họ chỉ hiểu bề nổi như các chương trình MBA hiện nay mang lại.

Bên cạnh đó, bà Indra Nooyi cũng chỉ trích rất nhiều chương trình MBA hiện nay không dạy sinh viên về khoa học máy tính.

“Công nghệ giống như một thứ ngôn ngữ mới mà bạn bắt buộc phải học để có thể cạnh tranh trong môi trường kinh doanh hiện đại”, bà nói.

Trên cơ sở đó, CEO PepsiCo cho rằng đây là hai vấn đề quan trọng nhất mà các trường kinh doanh nên thay đổi và điều chỉnh trong chương trình giảng dạy của mình.

“Chúng ta đã tạo ra một thế hệ sinh viên không biết chút gì về việc kinh doanh trên thực tế. Họ luôn tự hào nói rằng họ có tấm bằng MBA đẹp và một nền giáo dục tốt, nhưng đó chỉ là bề nổi. Họ không có kiến thức và hiểu biết thực sự về những vấn đề bên trong nền kinh tế. Tôi nghĩ đó mới là vấn đề các chương trình MBA hiện nay cần quan tâm”, bà Indra Nooyi khẳng định.

Xuất thân là một cô gái Ấn Độ, sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh ở Calcuta năm 1976, bà Indra Nooyi được nhận vào làm Giám đốc sản phẩm cho Johnson & Johnson tại Ấn Độ. Một chân trời mới mở ra khi Nooyi được sang Mỹ lấy bằng thạc sĩ tại Đại học Yale, về quản trị công. Từ đó, cuộc đời bà rẽ sang một trang hoàn toàn mới.

Là người đứng đầu 1 trong 4 tập đoàn lớn nhất thế giới hiện nay, Indra đã đưa nhiều chiến lược phát triển đột phá mang tính toàn cầu cho PepsiCo, trong đó có thương vụ đình đám: thâu tóm thành công Wimm-Bill-Dann Foods, công ty sản xuất thực phẩm và đồ uống hàng đầu tại Nga. Cho đến nay, đây vẫn là thương vụ quốc tế lớn nhất trong lịch sử của PepsiCo.

Trong danh mục sản phẩm toàn cầu, PepsiCo có 22 thương hiệu tạo ra hơn 1 tỷ USD doanh số bán lẻ mỗi năm, bao gồm Pepsi-Cola, Quaker, Tropicana, Gatorade, Frito-Lay... Hiện PepsiCo là tập đoàn kinh doanh thực phẩm và nước giải khát lớn thứ 2 trên thế giới về doanh thu thuần, với con số đạt được hàng năm lên tới hơn 63 tỷ USD.

Với sự thành công và tầm ảnh hưởng của mình, Indra liên tục góp mặt trong Top 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới của Tạp chí Forbes. Năm 2014, bà đứng thứ 13 trong danh sách này. Bà cũng là thành viên của Hội đồng quản trị Diễn đàn Kinh tế Thế giới, thành viên Viện Hàn lâm Mỹ thuật và khoa học Hoa Kỳ.

Indra Nooyi là minh chứng cho thấy dù bạn là ai và đến từ đâu, bạn vẫn có thể vươn lên dẫn đầu chỉ cần bạn có đủ ý chí và quyết tâm để đạt được giấc mơ đó.

Theo Trịnh Thơm

Trí Thức Trẻ

Đọc tiếp »

Vietnam Airlines lại chuẩn bị khuấy động thị trường hàng không Việt Nam với một hãng hàng không mới?

Việc định giá, góp vốn thành lập và cấp giấy phép kinh doanh hàng không cho SkyViet vừa được Văn Phòng Chính phủ "khởi động" lại với Bộ Giao thông Vận tải.

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn gửi Bộ Giao thông Vận tải về việc định giá, góp vốn, thành lập và đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, giấy phép kinh doanh hàng không CTCP Hàng không SkyViet.

Theo công văn, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải báo cáo lại toàn bộ quá trình thực hiện Đề án này để xem xét có chủ trương thực hiện tiếp hay không theo đúng quy định pháp luật. Đồng thời có báo cáo Văn phòng Tổng Bí Thư trong tháng 5/2017.

Đề án thành lập hãng hàng không SkyViet được xây dựng trên cơ sở tổ chức lại Công ty Bay dịch vụ hàng không (Vasco) – một đơn vị thành viên của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, HVN ).

Vào cuối tháng 10/2007, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt và cho phép Vietnam Airlines xây dựng đề án thành lập hãng hàng không cổ phần trên cơ sở tổ chức lại VASCO. Ngày 30/12/2015, Người đại diện phần vốn nhà nước tại Vietnam Airlines đã có Công văn về việc xin phê duyệt chủ trương góp vốn thành lập hãng hàng không theo mô hình công ty cổ phần trên cơ sở sắp xếp lại VASCO có quy mô vốn điều lệ tối thiểu 300 tỷ đồng.

Về cơ cấu cổ đông và tỷ lệ góp vốn, Đề án thành lập Công ty Cổ phần hàng không VASCO được trình Bộ Giao thông Vận tải nêu rõ, tỷ lệ vốn góp của Vietnam Airlines là 51% vốn điều lệ bằng tài sản hiện hữu do VASCO đang quản lý và khai thác, kho phụ tùng vật tư máy bay ATR72-500, động cơ dự phòng máy bay ATR72 (99,2 tỷ đồng) và Vietnam Airlines góp thêm tiền mặt là trên 53,7 tỷ đồng.

Bên cạnh Vietnam Airlines, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên quản lý quỹ Kỹ thương (Techcom Capital) góp 48% vốn điều lệ; Công ty cổ phần phát triển dự án Techcomdeveloper góp 1% vốn điều lệ. Tuy nhiên, theo nguồn thông tin riêng cho biết, liên quan đến việc thành lập Công ty cổ phần hàng không SkyViet, Techcom Capital được nhà đầu tư bên ngoài uỷ thác khi tham gia thành lập SkyViet. Hiện theo yêu cầu của nhà đầu tư, Techcom Capital đang trong quá trình rút vốn và sắp tới không còn tham gia vào các hoạt động của SkyViet.

Trước đó, ngày 10/3, Công ty cổ phần Hàng không SkyViet đã được Sở KH&ĐT TPHCM cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty dự kiến đi vào hoạt động từ ngày 1/4/2016 sau khi được cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không và kinh doanh hàng không chung.

Theo Lan Anh

Trí Thức Trẻ

Đọc tiếp »

Tỷ phú Trịnh Văn Quyết bất ngờ lấn sân sang ngành hàng không, chi 700 tỷ lập Viet Bamboo Airlines

Hãng hàng không Tre Việt có vốn điều lệ 700 tỷ đồng do FLC sở hữu 100%. Thời gian gần đây, liên tiếp có những tên tuổi lớn rục rịch gia nhập thị trường hàng không Việt Nam.

Tập đoàn FLC vừa bất ngờ công bố nghị quyết về việc thành lập công ty con trong lĩnh vực hàng không.

Cụ thể, FLC thành lập Công ty TNHH Hàng không Tre Việt (Viet Bamboo Airlines) vốn điều lệ 700 tỷ đồng. Tập đoàn FLC sẽ sở hữu 100% tại Tre Việt và giao ông Đặng Tất Thắng, Phó Tổng giám đốc FLC, làm người đại diện quản lý phần vốn góp của FLC tại Tre Việt.

Ngành, nghề đăng ký kinh doanh của Tre Việt là kinh doanh bất động sản, xây dựng nhà các loại, vận tải hàng hóa, vận tải hành khách và một số ngành nghề kinh doanh thương mại dịch vụ khác.

Số vốn điều lệ 700 tỷ đồng là mức vốn tối thiểu để khai thác 10 tàu bay nếu vận chuyển hàng không quốc tế, hoặc khai thác 30 tàu bay nếu chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa.

Việc FLC lấn sân vào lĩnh vực hàng không diễn ra trong bối cảnh thị trường còn rất tiềm năng. Trên thị trường hàng không hiện nay, mới chỉ có 4 cái tên lớn gồm Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific và VASCO, trong đó sự cạnh tranh chủ yếu diễn ra giữa Vietnam Airlines và Vietjet Air.

Sự hấp dẫn của thị trường hàng không khiến nhiều tên tuổi khác đang lần lượt xếp hàng chờ bay. Hồi cuối tháng 3, hãng hàng không giá rẻ Air Asia đã bắt tay với Tập đoàn Thiên Minh để tiến tới lập hãng hàng không giá rẻ tại thị trường Việt Nam. Đây là lần thứ tư Air Asia có động thái muốn bay trên bầu trời Việt Nam.

Bên cạnh đó, hãng hàng không Vietstar Airlines cũng đang liên tục thực hiện các thủ tục để xin cấp phép bay nhưng vẫn chưa được chấp thuận do hạ tầng quá tải.

Trong một diễn biến khác, Vietnam Airlines cũng đang xây dựng đề án thành lập hãng hàng không SkyViet trên cơ sở tổ chức lại VASCO. Trước sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Vietjet Air, Vietnam Airlines những năm gần đây liên tục đánh mất thị phần bay nội địa vào tay đối thủ.

Hà My

Theo Trí Thức Trẻ

Đọc tiếp »

Tỷ phú dành 8 tỷ USD làm từ thiện: Ở nhà thuê, đi máy bay hạng siêu tiết kiệm, thích kiếm tiền nhưng không muốn sở hữu chúng

“Có những thứ còn giá trị hơn tiền bạc. Đó là sự hài lòng và mãn nguyện mà bạn có được khi làm điều có ích cho người khác”, tỷ phú Feeney chia sẻ về triết lý sống của mình.

Sinh ra ở New Jersey trong một gia đình viên chức người Mỹ gốc Ireland, Chuck Feeney là nhà đồng sáng lập ra chuỗi cửa hàng mua sắm miễn thuế (DFS). Đây cũng là chuỗi cửa hàng bán lẻ miễn thuế lớn nhất thế giới. Ông thích kiếm tiền nhưng lại không muốn sở hữu chúng, nên nhiều năm liền đã bí mật làm từ thiện phần lớn khối tài sản khổng lồ trị giá hàng tỷ USD.

Trong suốt cuộc đời mình, Feeney đã đi khắp thế giới để trao tặng số tài sản 8 tỉ USD thông qua Quỹ từ thiện Atlantic Philanthropies do ông sáng lập. Atlantic Philanthropies là một tập hợp các quỹ tư nhân đã trải qua hơn 3 thập kỷ và vẫn đang tiếp tục tài trợ cho sự phát triển thông qua đầu tư vào công nghệ trong các công ty lớn như Facebook hay Alibaba.

Thế nhưng trong 1.000 tòa nhà do quỹ Atlantic Philanthropies của tỷ phú Feeney xây dựng, không có một tòa nhà nào mang tên ông. Vị tỷ phú gọi đó là “cho đi khi bạn đang sống”.

“Có những thứ còn giá trị hơn tiền bạc. Đó là sự hài lòng và mãn nguyện mà bạn có được khi làm điều có ích cho người khác”, tỷ phú Feeney chia sẻ về triết lý sống của mình.

Hiện nay ở tuổi 80, tỷ phú Feeney chỉ giữ lại bên mình 2 triệu USD tài sản để sống suốt phần đời còn lại – ít hơn 0.001% tổng tài sản 8 tỷ USD mà ông đã cho đi.

Với phương châm “Sống để làm việc, chứ không phải để làm giàu”, vị tỷ phú này có một cuộc sống giản dị đến “tầm thường”. Ông ở nhà thuê trong một căn hộ tại San Francisco và luôn đi vé máy bay hạng bét cho đến khi 75 tuổi.

Ông cũng thường mang theo sách báo và tài liệu đựng trong một chiếc túi nhựa cũ kĩ. Không những thế, ông còn từ chối bữa trưa sang trọng tại thành phố New York để dùng món bánh mì kẹp thịt tại một quán rượu bình thường.

Có lẽ ghế ngồi tồi tàn và chật hẹp trên những chuyến bay hạng bét cùng với những chiếc burger kẹp thịt rẻ tiền trở thành một phần rất đỗi bình thường trong cuộc sống của vị tỷ phú đến từ New Jersey này.

Giống như Feeney, tỷ phú kiêm nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett cũng có cuộc sống hết sức giản dị khi ông sống trong căn nhà 3 phòng ngủ mua với giá 31.000 USD từ năm 1958 tại Omaha và cam kết dành hết tài sản của mình cho các hoạt động từ thiện.

Trong khi các tỷ phú khác lo tích góp tài sản thì Chuck Feeney lại cố gắng hết sức làm cho mình… rỗng túi. Ông bắt đầu sứ mệnh “làm rỗng túi” vào năm 1984 khi ông chuyển toàn bộ 38,75% cổ phần sở hữu trong Duty Free Shoppers cho Quỹ Atlantic Philanthropies.

Một điều đặc biệt ở Feeney là ông cho đi một cách rất lặng lẽ. Trong 15 năm đầu tiên làm từ thiện, Feeney luôn giấu tên. “Tôi đã phải thuyết phục ban ủy thác rằng tiền Feeney quyên tặng là trong sạch”, Frank Rhodes - Nguyên Chủ tịch Đại học Cornell nhớ lại kỷ niệm khi nhận quyên góp từ tỷ phú Feeney.

Hai người đàn ông giàu nhất thế giới, Bill Gates và Warren Buffett, cũng gọi ông là “nguồn cảm hứng” cho cả Quỹ Bill & Melinda Gates Foundation lẫn Quỹ Giving Pledge.

“Tôi không ở đây để nói với các bạn phải làm gì với tiền bạc. Bạn kiếm được tiền, bạn có thể làm bất cứ điều gì mà bạn muốn. Nhưng tôi nghĩ rằng, chúng ta đều phải có nghĩa vụ cho đi khi có thể”, tỷ phú 80 tuổi chia sẻ.

Để nói về những điều tâm huyết trong suốt cuộc đời mình, tỷ phú Feeney luôn tâm đắc câu tục ngữ của người Xentơ: “Không có túi đựng tiền trong tấm vải liệm”.

Theo Trịnh Thơm

Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Vì sao Vinamilk, Vingroup và hàng loạt doanh nghiệp lớn khác đều lỡ hẹn với sàn chứng khoán quốc tế?

Cả Vietjet và VNG đều đang tỏ rõ tham vọng muốn trở thành doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam đưa cổ phiếu niêm yết trên thị trường bên ngoài. Tuy vậy, cả Vietjet hay VNG đều không phải người đầu tiên nghĩ đến việc đưa cổ phiếu ra quốc tế.

Những doanh nghiệp từng lỡ hẹn

Đầu năm 2008, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) chấp thuận về việc có thể mang toàn bộ lượng cổ phiếu phát hành thêm bằng 5% vốn điều lệ tại thời điểm đó (hơn 8,7 triệu cổ phần), tương đương 3% vốn điều lệ sau khi phát hành sang niêm yết tại thị trường chứng khoán Singapore. Đến tháng 10/2008, Sở giao dịch chứng khoán Singapore (SGX) cũng đã có văn bản chấp thuận việc niêm yết cổ phiếu của Vinamilk tại thị trường nước này.

Tuy nhiên chỉ 1 tháng sau đó Vinamilk thông báo hoãn kế hoạch niêm yết. Theo doanh nghiệp này, thị trường thế giới thời điểm đó có nhiều biến động khó dự đoán nên HĐQT đã quyết định tạm dừng việc phát hành và niêm yết cổ phiếu trên SGX-ST, dự kiến khi điều kiện thị trường thuận lợi công ty sẽ tiếp tục thực hiện. Đến giữa năm 2009, Vinamilk công bố tái khởi động lại kế hoạch, nhưng kết quả sau đó vẫn chỉ là dậm chân tại chỗ.

Cùng thời điểm với Vinamilk, CTCK Sài Gòn (SSI), PVDrilling hay Tập đoàn Kido (tên cũ là Kinh Đô) cũng đều đưa ra đề xuất đăng ký niêm yết cổ phiếu tại những trung tâm tài chính lớn như Singapore, Hong Kong hay xa hơn Mỹ, nhưng hầu như các kế hoạch này chỉ xuất hiện một cách chớp nhoáng và nhanh chóng chìm vào quên lãng.

Sau khi thị trường tài chính thế giới bắt đầu có sự phục hồi vào giai đoạn 2010 – 2012, nhiều tập đoàn lớn trong nước như Hoàng Anh Gia Lai, thậm chí cả một số doanh nghiệp có quy mô thuộc tầm trung cũng manh nha kế hoạch đưa cổ phiếu ra thị trường quốc tế nhằm tăng uy tín, cũng như khả năng huy động vốn từ nhà đầu tư ngoại. Nhưng cũng không khác những doanh nghiệp đi trước, đa phần các kế hoạch này đến nay vẫn chỉ dừng ở mức dự định hoặc đang trong quá trình thực hiện.

Một trong những trường hợp hiếm hoi doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam (đăng ký kinh doanh tại Mỹ) thông qua phương pháp niêm yết cửa sau đã đưa được cổ phiếu lên thị trường quốc tế là Cavico Corporation.

Được thành lập ngày cuối tháng 2/2000, CTCP xây dựng và đầu tư Việt Nam - Cavico Việt Nam (theo đăng ký, công ty này lại là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài) là một công ty tư nhân chuyên về lĩnh vực đầu tư – xây dựng cơ bản với các ngành nghề chính như xây dựng công trình ngầm, đập thuỷ điện, cầu, đường giao thông, nhà cao tầng... Hành trình lên sàn Nasdaq của Cavico được tiến hành bằng hình thức “niêm yết cửa sau” thông qua sát nhập với một công ty đã có cổ phiếu được giao dịch tại thị trường Pink Sheets (thị trường OTC của Mỹ) - Công ty Agent155 Media Group vào năm 2006.

Đến năm 2009, Cavico đã tiến hành các thủ tục cần thiết để đưa cổ phiếu của công ty tiến lên sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq. Nhưng chỉ sau đó 2 năm, với hàng loạt vi phạm về quy định công bố thông tin báo cáo tài chính năm, không đáp ứng yêu cầu tối thiểu về thanh khoản và thị giá cổ phiếu, Cavico đã phải chính thức chia tay sàn giao dịch lớn thứ 2 thế giới này.

Cuối năm 2015, trên trang FinanceAsia đã đăng tải bài viết về việc Huy Việt Nam – đơn vị vận hành chuỗi nhà hàng Món Huế, Phở Ông Hùng – chuẩn bị IPO trên sàn chứng khoán Hongkong (HKSE). Bài báo đưa ra thời điểm đó cũng đã đề cập đến vấn đề đang gây xôn xao hiện nay - “lần đầu tiên công ty Việt Nam niêm yết cổ phiếu tại nước ngoài”.

Tuy vậy, cũng giống trường hợp của Cavico, Huy Việt Nam thực tế lại là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và việc niêm yết thực ra lại là một doanh nghiệp cũng mang tên Huy Việt Nam nhưng được đăng ký kinh doanh tại “thiên đường thuế” Cayman Island.

Nguyên nhân

Với những trường hợp như Vinamilk, SSI hay Kido, ý định niêm yết cổ phiếu tại thị trường nước ngoài từ năm 2008 gặp rất nhiều khó khăn về mặt pháp lý khi luật của Việt Nam thời điểm đó hoàn toàn chưa đề cập đến những nội dung này. Phải đến 4 năm sau với Nghị định 58 và đến năm 2015 với Nghị định 60, khung pháp lý cơ bản cho việc đưa cổ phiếu ra thị trường quốc tế với được hình thành.

Ngoài ra, như trường hợp Vinamilk – doanh nghiệp đã nhận được sự chấp thuận của cả Việt Nam và Singapore cho vấn đề niêm yết, quyết định dừng hoạt động này lại đến từ lo ngại nhiều biến động khó dự đoán từ thị trường quốc tế.

Theo nhìn nhận của một số chuyên gia, không phải điều kiện niêm yết mà những quy định khắt khe đối với cổ phiếu sau niêm yết mới là vấn đề đáng ngại, đặc biệt là các tiêu chuẩn quản trị, xây dựng báo cáo tài chính, công bố thông tin theo chuẩn mực quốc tế mới là điều từng khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam chùn chân khi nhắc bước.

Đơn cử như sự khác nhau giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) với chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) khiến BCTC phải xây dựng với một quy chuẩn khác, vấn đề chi trả cổ tức liên quan cổ đông nước ngoài bằng USD sẽ gây ra những khó khăn liên quan đến ngoại hối, các quy chuẩn về quản trị, hay doanh nghiệp phải có market maker riêng nhằm duy trì thanh khoản và thị giá cổ phiếu...

Đến hiện tại, vẫn chưa có doanh nghiệp nào thành lập tại Việt Nam trực tiếp đưa cổ phiếu của mình niêm yết tại nước ngoài. Nếu Vietjet hay VNG có thể trở thành người tiên phong thì một kênh huy động vốn hấp dẫn mới có thể được mở ra.

Theo Tuyết Lan

Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Đại diện Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam: “Nên bỏ khái niệm Kinh tế Tư nhân”

Theo ông Trần Anh Dũng, thay vào đó, nên sử dụng khái niệm: các hoạt động kinh tế CÓ dùng vốn ngân sách và các hoạt động kinh tế KHÔNG dùng vốn ngân sách.

Tại Hội thảo Đổi mới Doanh nghiệp diễn ra vào ngày 30/05 vừa qua, ông Trần Anh Dũng - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Năng lượng Thiên Phú, Đại diện Hội Doanh Nhân Trẻ Việt Nam đã phát biểu và nhấn mạnh: “Phải loại bỏ khái niệm Kinh tế Tư nhân”.

Theo ông Dũng, cần phải thay đổi căn bản về tư duy phân biệt đối xử giữa hai hình thái Kinh tế Nhà nước với Kinh tế Tư nhân. Thay vào đó, nên sử dụng khái niệm: các hoạt động kinh tế CÓ dùng vốn ngân sách và các hoạt động kinh tế KHÔNG dùng vốn ngân sách.

Tại sao?

Đại diện Hội Doanh nhân Trẻ Việt Nam cho rằng, động lực và tiền đề cho sự phát triển của doanh nghiệp tóm gọn trong hai yếu tố: Thị trường và Nguồn nguyên liệu.

Nhưng sự tồn tại song song hai hình thái Kinh tế Nhà nước và Kinh tế Tư nhân với những cơ chế và khả năng rất khác nhau về tiếp cận thị trường và tiếp cận nguồn nguyên liệu đã và đang kìm hãm sự phát triển tự nhiên của DN tư nhân.

“Chính phủ sẽ không thể thực hiện tốt vai trò là Chính phủ kiến tạo, không thể thu hút được nguồn vốn tư nhân vào các chương trình hợp tác công tư, không thể huy động được sức mạnh tổng lực của toàn dân tham gia vào phát triển kinh tế đất nước nếu chúng ta vẫn tiếp tục duy trì tình trạng con đẻ - con nuôi.” – Chủ tịch của công ty Năng lượng Thiên Phú phát biểu.

Sự thay đổi căn bản về tư duy quản lý kinh tế vỹ mô bắt đầu với sự thừa nhận hai hình thái của hoạt động kinh tế, các hoạt động kinh tế CÓ dùng vốn ngân sách và các hoạt động kinh tế KHÔNG dùng vốn ngân sách, sẽ là điểm khởi đầu kích hoạt cho sự thừa nhận và ủng hộ cho sự phát triển bình đẳng của tất cả các thành phần kinh tế.

Điều đó được thể hiện qua 03 khía cạnh sau:

Các Doanh nghiệp không sử dụng vốn ngân sách được đảm bảo không bị phân biệt đối xử và được hỗ trợ bình đẳng khi tham gia thị trường, tiếp cận nguồn vốn, truy cập thông tin, thu hút nhân tài, hay huy động bất kỳ nguồn lực nào khác.

Lợi ích quan trọng mà cam kết này mang lại là số lượng các Doanh nghiệp cần sử dụng vốn ngân sách sẽ được thu hẹp đến mức tối đa vì có thể định hóa một cách cụ thể các loại hình hoạt động kinh tế nào cần thiết phải sử dụng vốn ngân sách. Ví dụ các chương trình an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, viễn thông công ích, hay các hoạt động về bảo đảm an ninh quốc phòng.

Tiến trình cổ phần hóa các DNNN sẽ được đẩy nhanh và giúp làm giảm gánh nặng lên ngân sách nhà nước, giảm bội chi ngân sách.

Các Doanh nghiệp không sử dụng vốn ngân sách được đảm bảo không bị phân biệt đối xử và được hỗ trợ bình đẳng bởi hệ thống luật pháp và cơ chế chính sách bao gồm, nhưng không giới hạn, là các cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, bảo hộ thị trường, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, v.v…

Lợi ích quan trọng mà cam kết này mang lại là sự tinh giản đến mức tối đa các cơ chế và chính sách về thuế, hải quan, thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp. Qua đó, tăng cường sự minh bạch trong hoạt động lập pháp và hành pháp, qua đó tạo dựng được niềm tin và sự an tâm trong giới doanh nghiệp về tính ổn định và khả năng dự báo của chính sách, pháp luật.

Điều này sẽ giúp khuyến khích, thúc đẩy hoạt động đầu tư và mở rộng SXKD, không chỉ đối với các Doanh nghiệp trong nước mà còn có tác động mạnh mẽ tới khuyến khích, thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Các Doanh nhân không thuộc khối DNNN sẽ được đảm bảo cơ hội tham gia đóng góp sực lực, trí tuệ trong bộ máy chính quyền.

Điều này cho phép Chính phủ thu hút được một lượng lớn nhân tài là các doanh nhân thành đạt tham gia đóng góp vào công tác quản lý và điều hành kinh tế đất nước.

“Hơn lúc nào hết, tăng cường khả năng thu hút nhân tài vào bộ máy chính quyền và huy động được nguồn lực toàn dân vào phát triển kinh tế đất nước có ý nghĩa sống còn với tương lai của nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những sức ép ngày càng tăng và phải đương đầu với tốc độ thay đổi chóng mặt của các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội toàn cầu” – ông Dũng nói.

Theo Thu Nga

Thời Đại

Đọc tiếp »

Nghịch lý thị trường ôtô Việt Nam (2): Giá cao không khó bán

Ít có nơi nào như Việt Nam, nơi người tiêu dùng thường chọn mua những chiếc xe có giá bán cao hơn...

Ít có nơi nào như Việt Nam, nơi người tiêu dùng thường chọn mua những chiếc xe có giá bán cao hơn, thay vì mua những chiếc xe có giá thấp hơn trong cùng một nhóm sản phẩm.

Chính tâm lý này đã khiến các hãng xe nước ngoài khi gia nhập thị trường hoặc đưa về Việt Nam một mẫu xe mới thường phải tính toán kỹ lưỡng trước khi chính thức bán ra.

Ôtô khác bóng đèn

Với đa số người tiêu dùng Việt Nam, nhà ở và ôtô là hai trong số những mặt hàng được cho là quan trọng nhất, có tác động lớn nhất và đầy đủ nhất đến đời sống hằng ngày. Chính vì vậy, việc lựa chọn ôtô hay nhà ở luôn được người tiêu dùng tính toán kỹ lưỡng và mục tiêu cuối cùng thường được hướng đến là sản phẩm có giá trị tốt hơn cho dù số tiền bỏ ra cũng cao hơn đáng kể.

Thực tế này xuất phát từ tâm lý của nhiều người tiêu dùng là cố gắng đến mức tối đa có thể để mua một chiếc xe trang bị đầy đủ công năng nhất. Lựa chọn này sẽ giúp họ không phải băn khoăn hay tiếc nuối khi gặp những tình huống mà nếu chọn phiên bản đầy đủ, họ sẽ được đáp ứng một cách trọn vẹn.

Chẳng hạn, trong một mẫu xe với nhiều phiên bản khác nhau, dù có mức giá bán chênh lệch khá lớn song không vì thế mà phiên bản cao cấp nhất (đồng nghĩa với giá cao nhất) lại khó bán hơn các phiên bản thấp hơn.

Anh Tiến, chủ một cửa hiệu thời trang tại Đống Đa (Hà Nội), cho rằng giống như nhà ở, chiếc xe ôtô là phương tiện phục vụ cá nhân anh và gia đình hằng ngày. Bởi vậy, dù có vai trò quyết định song anh vẫn phải tham khảo kỹ lưỡng ý kiến và tìm hiểu sở thích của từng thành viên trong gia đình trước khi mua xe. Mà đối với các thành viên trong gia đình, đặc biệt là các em nhỏ, nhu cầu giải trí và thư giãn trên xe luôn được đặt lên hàng đầu.

“Chiếc xe có hai nhiệm vụ quan trọng là phục vụ công việc của tôi và phục vụ gia đình mỗi khi cần đi đâu xa, du lịch chẳng hạn. Cho nên, nó buộc phải tiện dụng, dễ chịu và cả bền bỉ nữa. Nếu chỉ phục vụ công việc tôi đã chọn chiếc Toyota Fortuner thấp nhất và giá rẻ nhất. Nhưng vì dùng cho cả gia đình, bao gồm cả tứ thân phụ mẫu, nên cuối cùng tôi đã mua chiếc Fortuner V dẫn động một cầu. Đây là phiên bản gần cao cấp nhất, được trang bị đầy đủ công nghệ, chỉ kém ở điểm là một cầu thay vì hai cầu”, anh Tiến nói.

Anh Cường, chủ một doanh nghiệp xây dựng tại Hoàng Mai (Hà Nội) lại có cách chọn lựa khác. Theo anh, chiếc ôtô khác với cái bóng điện. Bóng điện tuổi thọ ngắn, chỉ có một chức năng là thắp sáng và có thể thay thế bất kỳ lúc nào. Nhưng ôtô thì khác, nó phục vụ mình, làm bạn với mình cả một quãng thời gian rất dài, có khi đến nửa đời người nếu như biết sử dụng đúng cách và không có nhu cầu nâng cấp.

Do làm nghề xây dựng nên anh Cường thường xuyên phải đi xa, nhất là những công trình ở các địa phương có điều kiện giao thông khó khăn. Vì vậy, anh cần một chiếc xe bán tải vừa tiện di chuyển, vừa có thể tận dụng để vận tải dụng cụ lao động.

“Tôi đã tính toán rất kỹ giữa việc tiết kiệm chi phí với khả năng phục vụ công việc tốt nhất. Cuối cùng tôi chọn Ford Ranger Wildtrak 3.2L. Đây là phiên bản cao nhất của Ranger, nó vừa giúp tôi giải trí khi đi đường xa vừa đảm bảo tôi có thể đến các công trình nơi vùng sâu vùng xa với động cơ khỏe và dẫn động hai cầu, không phải “bó tay” hay nhờ trợ giúp khi gặp những tình huống khó. Tính ra, dù phải trả số tiền cao hơn đến cả trăm triệu so với mấy xe khác, nhưng hiệu quả sử dụng lại cao hơn”, anh nói.

Lựa chọn tối ưu

Nhiều người tiêu dùng thừa nhận một thực tế là trước khi mua xe, họ thường tìm hiểu và nhắm đến những mẫu xe giá rẻ. Tuy nhiên, khi đi mua xe, họ lại lựa chọn những chiếc xe cao cấp hơn, có chất lượng (được đánh giá) tốt hơn mặc dù giá bán cao hơn.

Các hãng xe biết rõ điều này và trong biểu giá bán lẻ, đa số các hãng xe đều công bố giá của phiên bản thấp nhất với mức giá bán thấp nhất. Cụm từ quen thuộc trong các thông báo thường là “giá bán lẻ từ…”.

Chính mức giá của phiên bản thấp nhất là một chỉ dẫn hiệu quả để người tiêu dùng tìm đến tham khảo và lựa chọn cho nhu cầu mua xe của mình. Trong quá trình giao dịch, các nhân viên bán hàng sẽ tư vấn cho người tiêu dùng về sở trường, sở đoản của từng phiên bản khác nhau, từng mẫu xe khác nhau. Tất nhiên, những điểm mạnh hay điểm yếu của từng chiếc xe đều được cân đối với mức giá bán để người tiêu dùng có được lựa chọn tối ưu nhất.

Đại diện nhiều hãng xe thừa nhận, đối với những mẫu xe có nhiều phiên bản thì phiên bản thấp nhất thường trở thành lựa chọn của những khách hàng sử dụng xe vào mục đích thương mại. Trong khi đó, đa số người tiêu dùng cá nhân lại lựa chọn những phiên bản cao hơn, được trang bị nhiều công năng hơn, thậm chí là phiên bản cao cấp nhất.

Chẳng hạn với mẫu xe Toyota Innova. Phiên bản Innova E trang bị hộp số sàn hiện được liên doanh ôtô Nhật Bản cung cấp với mức giá 793 triệu đồng, phiên bản Innova G trang bị hộp số tự động có giá 859 triệu đồng và phiên bản cao cấp nhất Innova V số tự động có giá 995 triệu đồng.

Nếu như phiên bản thấp nhất là Innova E hầu hết được các hãng taxi hay doanh nghiệp du lịch lựa chọn thì với phiên bản Innova G, đối tượng khách hàng lại đa số là cá nhân. Lựa chọn này dựa trên sự tối ưu giữa nhu cầu sử dụng với giá bán. Trong khi các doanh nghiệp vận tải chỉ cần xe để vận chuyển hành khách thì giá bán thấp đem lại khả năng tiết kiệm chi phí, còn người tiêu dùng cá nhân lại có nhu cầu giải trí và thư giãn cao hơn nên dù giá xe chênh lệch hơn 60 triệu đồng hoàn toàn không phải là “vấn đề”.

Một ví dụ điển hình nữa về “nghịch lý” giá bán và tiêu dùng là mẫu crossover 5+2 Nissan X-Trail thế hệ mới. Dù có giá bán thấp nhất (933 triệu đồng) song phiên bản X-Trail 2.0L tiêu chuẩn lại có sản lượng bán hàng thấp nhất. Cùng sử dụng động cơ 2.0 lít song phiên bản X-Trail SL với nhiều trang bị công nghệ hơn lại có sản lượng bán hàng lớn hơn nhiều.

Đáng chú ý nhất là phiên bản cao cấp X-Trail SV sử dụng động cơ 2.5 lít. Đây là phiên bản có giá bán cao nhất, chênh đến hơn 100 triệu đồng so với các phiên bản còn lại, song hiện X-Trail 2.5L SV lại là phiên bản bán chạy nhất. Theo thống kê của Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), trong 4 tháng đầu năm 2017, Nissan X-Trail 2.5L SV đạt sản lượng bán hàng 477 chiếc, gần bằng tổng sản lượng bán hàng của cả 2 phiên bản còn lại (605 chiếc).

Ford Ranger cũng là một điển hình ở “nghịch lý” này. Năm 2012, khi hãng xe Mỹ quyết định đưa Ranger thế hệ mới về Việt Nam, người viết có “thắc mắc” với lãnh đạo Ford khu vực về lý do tại sao không phân phối Wildtrak 3.2L tại thị trường Việt Nam giống như thị trường Thái Lan. Câu trả lời khá rõ ràng: với phiên bản cao cấp này, nếu được nhập khẩu, giá bán cũng sẽ cao và Ford lo lắng về khả năng đón nhận của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, thực tế lại khác hẳn. Cùng với những “tư vấn” của giới truyền thông, trong quá trình phân phối Ranger, hệ thống đại lý của Ford cũng nhận được nhiều thắc mắc của bản thân người tiêu dùng về phiên bản Wildtrak 3.2L. Chính từ những đề xuất này, năm 2014, phiên bản Wildtrak 3.2L bắt đầu được Ford Việt Nam phân phối. Và kể từ đó đến nay, dù Ford Việt Nam không công bố mức sản lượng chi tiết song theo tiết lộ, Wildtrak 3.2L luôn là một trong những phiên bản đắt khách nhất trong tổng số 7 phiên bản của Ranger.

Điều này cho thấy một thực tế, đối với những mẫu xe mà đối tượng khách hàng chủ yếu là cá nhân thì phiên bản cao cấp hơn thường được ưu tiên lựa chọn cho dù giá bán cũng tỷ lệ thuận với những trang bị công nghệ kèm theo.

Ở một thị trường ôtô còn nhiều dư địa phát triển như Việt Nam, chuyện giá cao hơn lại thường bán tốt hơn rõ ràng là một nghịch lý. Chính nghịch lý này đặt các hãng xe nước ngoài vào tình huống trước khi gia nhập thị trường Việt Nam cần nghiên cứu rất kỹ tâm lý người tiêu dùng để tránh đánh giá sai tiềm năng và qua đó, mất công “sửa sai” bằng việc thay đổi kế hoạch sản phẩm và bán hàng.

Mà với ngành ôtô, thay đổi kế hoạch sản phẩm và bán hàng không phải việc có thể hoàn thành trong một sớm một chiều.

Theo Đức Thọ

VnEconomy

Đọc tiếp »

Vì sao cử nhân vẫn thất nghiệp cao?

Đòi hỏi quá cao, không chấp nhận mức lương thấp, thích việc nhẹ nhàng, ngại đi xa, cộng thêm thiếu kỹ năng mềm, giao tiếp bằng tiếng Anh kém… là những nguyên nhân khiến nhiều tân cử nhân khó chạm vào cơ hội việc làm.

Ngó lên quá cao

Mới đây, ngày hội phỏng vấn - tuyển dụng dành cho sinh viên do Trung tâm Hỗ trợ sinh viên TPHCM tổ chức đã thu hút hàng ngàn lượt cử nhân và sinh viên sắp tốt nghiệp tham dự. Với nhu cầu tuyển dụng phong phú, đa dạng - khoảng 5.000 đầu việc làm, lao động trẻ có cơ hội đăng ký phỏng vấn, tìm được công việc phù hợp với trình độ, chuyên môn.

Bên cạnh các vị trí việc làm cao cấp như quản lý, chuyên gia kỹ thuật, nhân sự, chuyên viên mạng, trợ giảng tiếng Anh, nhu cầu tuyển dụng tập trung chủ yếu là các ngành nghề tài chính, ngân hàng, nhân viên bán hàng, nhân viên kinh doanh, tổng đài viên... Tuy nhiên, đến với ngày hội tuyển dụng này, nhiều cử nhân sắp và đã tốt nghiệp 1 - 2 năm vẫn chưa thể tìm được việc làm như mong muốn.

Lý giải điều này, anh Nguyễn Trọng Hoàng, Trung tâm Hỗ trợ sinh viên TPHCM, cho rằng nhiều trường hợp có tâm lý cầm tấm bằng cử nhân thì phải có vị trí cao, mức lương cao, công việc nhẹ nhàng… Điều này đã khiến họ từ chối nhiều công việc có thể làm ngay để bổ sung kinh nghiệm, kỹ năng.

Theo phân tích của anh Hoàng, ngoài đòi hỏi về chuyên môn, tay nghề, các nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm ứng viên giỏi ngoại ngữ, có kỹ năng mềm cao như kỹ năng đàm phán thương lượng, làm việc nhóm... và các tố chất khác như chịu khó, ham học hỏi, năng động, giao tiếp tốt, hiểu biết cơ bản về vi tính, văn phòng, trung thực, trách nhiệm, khả năng chịu áp lực cao trong công việc… Thế nhưng, hành trang mà sinh viên mới ra trường đều “nhẹ” - thiếu, yếu về các kỹ năng mềm này.

Phân tích về thực trạng cử nhân thất nghiệp gia tăng mỗi năm, chuyên gia lao động Trần Anh Tuấn (Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo thị trường lao động TPHCM) cho rằng lao động trẻ, có trình độ cao của Việt Nam còn thiếu nhiều kỹ năng đạt chuẩn để tham gia thị trường luân chuyển lao động tự do trong khối ASEAN. Dù cơ hội việc làm mở ra cho 8 ngành nghề hội nhập thị trường lao động khu vực, nhưng đến nay, Việt Nam mới có duy nhất ngành du lịch xây dựng tiêu chuẩn chung của ASEAN.

Đào tạo thừa, chất lượng thấp

Theo Th.S Nguyễn Thị Phú, Trung tâm Đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục, có đến 58,2% sinh viên tốt nghiệp không biết xin việc ở đâu, 42% không đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng, 27% không tìm được việc làm vì lý do ngành học không phù hợp với thị trường lao động. Đáng nói hơn là có đến 18% sinh viên tốt nghiệp những ngành đào tạo mà nhà sử dụng không biết đến sự có mặt của nó.

Thực tế này cho thấy lỗ hổng trong công tác cố vấn học tập, định hướng nghề nghiệp cho sinh viên ở các trường đại học (ĐH). Mặt khác, do giáo dục ĐH lệch hướng, chạy theo số lượng, xem nhẹ chất lượng đào tạo, nhiều cơ sở giáo dục ĐH không chỉ quảng bá sai sự thật để đánh bóng tên tuổi mà còn cho ra lò nhiều sản phẩm “dỏm”, gán mác cử nhân, thạc sĩ. Và cũng vì chạy theo lợi nhuận, nhiều cơ sở giáo dục vẫn tuyển sinh những ngành nghề mà thị trường lao động đã dư thừa, khiến cho bức tranh thất nghiệp càng thêm trầm trọng.

Thực tế này đã được các chuyên gia giáo dục cảnh báo, nhưng số vụ vi phạm bị Thanh tra Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) thổi còi, xử lý còn ít. Chính vì thế, trong năm học này, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các cơ sở đào tạo phải công khai kết quả giải quyết việc làm của đơn vị mình. Kết quả này dựa theo các tiêu chí về đánh giá chất lượng đào tạo, sự hài lòng của doanh nghiệp khi sử dụng sản phẩm nhân sự của trường.

Lý giải con số mới khảo sát có trên 95% sinh viên của Trường ĐH Kinh tế có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp, Th.S Phan Ngọc Anh, Phó Trưởng phòng Truyền thông - quan hệ công chúng của trường, cho biết: “Không chỉ đào tạo theo chương trình tiên tiến và nhập khẩu giáo trình từ nước ngoài, nhà trường chú trọng trang bị đầy đủ kỹ năng mềm, chuỗi kỹ năng hội nhập doanh nghiệp cho sinh viên theo từng năm học thông qua các hoạt động chính khóa, ngoại khóa”. Tuy mới thành lập nhưng Trường ĐH Lao động - Xã hội cơ sở 2 TPHCM cũng tạo dấu ấn, khẳng định thương hiệu đào tạo với kết quả 94% sinh viên tốt nghiệp có việc làm, trong đó 73% hài lòng vì đúng chuyên môn, sở trường.

Bên cạnh những trường ĐH có uy tín, thương hiệu báo cáo đúng con số sinh viên sau 1 năm ra trường có việc làm đạt tỷ lệ cao thì nhiều trường lại lấp liếm, ảo - thật không rõ ràng. Thực tế này, đòi hỏi Bộ GD-ĐT phải đổi mới công tác quản lý giáo dục bậc ĐH và xiết chặt chuẩn đầu ra thay vì chú trọng chỉ tiêu đầu vào. Để kiểm soát chất lượng đầu ra thì việc kiểm định - đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục phải độc lập, đúng thực chất và theo tiêu chí chuẩn đầu ra của giáo dục hội nhập.

Cái yếu và thiếu chung của lao động có trình độ cao, cử nhân là chưa theo kịp chuẩn kiến thức đào tạo, kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ bằng tiếng Anh kém, thiếu năng động, tự tin. Vì thế, họ khó có thể hội nhập thị trường luân chuyển lao động tự do thời hội nhập. Hơn nữa, vì “rào cản” ngoại ngữ yếu, thạc sĩ, cử nhân khó chạm vào cơ hội việc làm ổn định, thu nhập cao trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngay tại Việt Nam, nói chi tham gia thị phần có nhu cầu cao về xuất khẩu lao động là chuyên gia, kỹ thuật, nhân viên chăm sóc sức khỏe.

Theo Khánh Bình

Sài Gòn Giải Phóng

Đọc tiếp »

Tại sao cổ phiếu Amazon vượt mốc 1000 USD lại là điều đáng lo ngại?

"Việc tạm thời vượt qua rào cản 1000 USD, về mặt tâm lý, tôi phải thừa nhận, đó là một thẻ đỏ", Jim Crammer - người dẫn chương trình Mad Money nhận định.

Trong bối cảnh kế hoạch cắt giảm thuế của Tổng thống Trump vẫn chưa rõ ràng và nhiều lời hứa mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử chưa trở thành hiện thực, nhà đầu tư bắt đầu chuyển sang những cổ phiếu không liên quan đến chương trình nghị sự của Tổng thống Trump và điển hình là Amazon .

Amazon không được hưởng lợi từ chính sách giảm thuế doanh nghiệp bởi công ty này đã tuyên bố không cần lợi nhuận thậm chí trong vài năm tới mà thay vào đó tập trung chiếm lĩnh các thị trường nước ngoài như Ấn Độ và cả Trung Quốc (mặc dù thị trường này đang có hai đối thủ rất đáng gờm là Alibaba và Tencent).

Bên cạnh đó Amazon thực sự không có ham muốn chuyển lợi nhuận về nước. Những công ty muốn làm điều này là vì họ muốn mua lại cổ phiếu và tăng lợi tức. Họ không có triển vọng tăng trưởng nước ngoài như Amazon.

Vừa qua, cổ phiếu Amazon đã vượt mốc 1.000 USD. Cổ phiếu của Alphabet - công ty mẹ của Google cũng đang ngấp nghé bước chân vào câu lạc bộ cổ phiếu 1.000 USD. Đây là điều đáng mừng hay nên lo ngại? Jim Cramer – chuyên gia đầu tư, nhà quản lý quỹ, và cũng là người dẫn chương trình “Mad Money” trên đài truyền hình CNBC đã có lời cảnh báo tới nhà đầu tư rằng:

"Việc tạm thời vượt qua rào cản 1.000 USD, về mặt tâm lý, tôi phải thừa nhận, đó là một thẻ đỏ. Khi tôi trò chuyện với những người đồng nghiệp bằng tuổi, cùng theo dõi thị trường chứng khoán từ rất lâu về trước, họ đều nhắc đến Nifty Fifty - nhóm cổ phiếu hạng sang đã tăng trưởng khá mạnh trong những năm 1970 và cuối cùng mất sạch bởi mọi người nhận ra rằng triển vọng của những cổ phiếu này đã không còn "hồng hào" như ban đầu.

Nhóm "50 cổ phiếu siêu hạng" Nifty Fifty bao gồm những công ty nổi tiếng như Coca Cola hay General Electrics. Đó là những cổ phiếu luôn tăng giá mà nhà đầu tư cảm thấy mua vào rồi cất vào két cũng được. Nhưng đó là chiến lược sai lầm. Những người không bán ra đã phải nhận "trái đắng" sau nhiều năm. Kết quả là bong bóng cổ phiếu đã hình thành và âm thầm rạn nứt cho đến khi vỡ tung vào giữa thập niên 1970.

"Người đối tác chương trình "Squawk on the Street" của tôi đã nhấn mạnh với tôi rằng chúng ta có thể đang ở trong kỷ nguyên Nifty Fifty 2.0", ông Cramer nói.

Nhưng người dẫn chương trình "Mad Money" cũng đang nghi ngờ về khả năng duy trì vị trí trong câu lạc bộ 1.000 USD của cổ phiếu Amazon. Cổ phiếu Amazon và gã khổng lồ tìm kiếm Internet Alphabet đã tăng lần lượt 33% và 25% kể từ đầu năm 2017 đến nay. Trong khi mảng kinh doanh điện toán đám mây của Amazon và xe tự lái của Alphabet vẫn chỉ là những lời hứa hẹn, Cramer nói rằng cả Amazon và Alphabet cần phải nỗ lực để thực sự xứng đáng với đà tăng giá cổ phiếu trong thời gian gần đây.

Theo Anh Sa

Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Đồng hành cùng doanh nghiệp SME, OCB quyết tâm vào top 10

Năm 2016, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã thành lập Khối Khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) chuyên hỗ trợ các DN vừa và nhỏ với mục tiêu chiến lược: đưa OCB lọt vào Top 10 Ngân hàng đa năng dẫn đầu về bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Sự phát triển của Khối SME là dấu mốc quan trọng trong hành trình thực thi chiến lược của OCB thời gian qua.

Doanh nghiệp SME nhận nhiều ưu đãi khi giao dịch cùng OCB

Bứt phá thành công

Năm 2016, OCB đã thành lập khối SME với mục tiêu chiến lược: đưa OCB lọt vào Top 10 ngân hàng có chất lượng dịch vụ dành cho SME tốt nhất. Trong đó, chú trọng đến: tăng mạnh cơ sở khách hàng, phát triển nhanh quy mô song song với nâng cao chất lượng dịch vụ và tốc độ xử lý giao dịch, chú trọng hiệu quả thông qua tỷ lệ lãi cận biên (NIM), quản trị rủi ro tốt tuân thủ theo các nguyên tắc của Basel II.

Bên cạnh hàng loạt sản phẩm triển khai thành công dành cho khách hàng SME, riêng trong năm 2016, Khối đã cho ra mắt 2 sản phẩm mới là: Tài trợ cho doanh nghiệp SME đảm bảo 100% bằng bất động sản và Cho vay mua xe ô tô.

Cùng với sự bứt phá thành công chung của OCB trong năm 2016, vươn lên Top 10 ngân hàng có tỷ suất sinh lời cao nhất, tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm 3, Khối đã triển khai thành công 26 Trung tâm SME trên toàn quốc và tăng trưởng mạnh mẽ sau gần 1 năm hoạt động với tổng quy mô đạt hơn 3,000 tỷ, tổng số lượng khách hàng đạt hơn 4.000, không phát sinh nợ xấu.

Sau thành công bước đầu, dự kiến, đến cuối năm 2017, Khối SME sẽ tăng trưởng đến 7,500 tỷ, tốc độ tăng trưởng đạt 350% so với năm 2016; đạt tổng lượng khách hàng khoảng 8.000 và nâng tổng trung tâm SME lên con số 35.

Theo thông tin từ OCB, ngân hàng này cũng đang tuyển dụng và đào tạo hàng loạt nhân sự để hướng tới mô hình phê duyệt tập trung an toàn, nhanh chóng, có đội ngũ riêng biệt chuyên phục vụ cho khách hàng SME.

Chủ động " gỡ khó" cho khách hàng

Khối SME ra đời năm 2016, đúng thời điểm OCB bắt đầu có những bức phá ngoạn mục sau giai đoạn tái cơ cấu để tạo dựng lại nền tảng vững chắc. Đây là cột mốc quan trọng trong hành trình đi đến định vị “là ngân hàng dẫn đầu về bán lẻ và doanh nghiệp SME” của OCB.

Dù mới thành lập nhưng sở dĩ Khối SME đã có những thành công và đặt ra mục tiêu vượt bậc là nhờ kế thừa cả một quá trình dài OCB đồng hành cùng tháo gỡ khó khăn tài chính với doanh nghiệp SME.

Cách đây hơn 15 năm, TP. HCM đã có những Câu lạc bộ doanh nghiệp ra đời nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp. OCB là một trong ba ngân hàng tham gia vào Quỹ khởi nghiệp do TP.HCM khởi xướng và đưa ra cam kết tài chính hỗ trợ đối tượng doanh nghiệp này.

Từ năm 2012, OCB là một trong hai ngân hàng đầu tiên tham gia chương trình Hỗ trợ Thanh khoản cho Doanh nghiệp SME Việt Nam của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) thông qua các ngân hàng trong nước.

Chủ động đến gần doanh nghiệp để hiểu những khó khăn, vướng mắc về tài chính, từ đó, đưa ra những gói giải pháp để giải quyết từng vấn đề cụ thể, bởi vậy, tất cả các sản phẩm của OCB được thiết kế “đo ni đóng giày” để giải quyết trực tiếp khó khăn của từng nhóm ngành hàng chuyên biệt như: gói tích hợp giải pháp tài chính và logistics đầu tiên tại Việt Nam, cho vay kinh doanh gạo; cho vay sản xuất kinh doanh ngành nhựa; cho vay doanh nghiệp xanh và sạch; cho vay Phụ nữ kinh doanh; Tài trợ cho các dự án sử dụng năng lượng hiệu quả...

Hiện nay, OCB đang tích cực đầu tư nguồn lực để hoàn thiện nền tảng công nghệ, con người, hệ thống quản trị và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để hướng đến tối ưu hóa nhu cầu của khách hàng SME.

Ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng Giám đốc OCB, cho biết: “Sự khác biệt của OCB là luôn lấy khách hàng làm trọng tâm và hỗ trợ đi sâu vào các giai đoạn sản xuất và kinh doanh để hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp. Hiện tại, khối SME tiếp tục triển khai hàng loạt sản phẩm chuyên biệt để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường như: cho vay không có tài sản bảo đảm, tài trợ chuỗi,… Về dài hạn, từ năm 2018-2020, Khối SME sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động với mục tiêu có mặt ở tất cả điểm giao dịch của OCB trên khắp cả nước.”

Sự phát triển của Khối SME là dấu mốc chắc chắn, thể hiện quyết tâm cao độ của OCB trong hành trình tăng tốc và bứt phá để đến gần hơn với khách hàng đồng thời, đạt được những mục tiêu tăng trưởng đã đặt ra.

A.D

Theo Trí Thức Trẻ

Đọc tiếp »

Kiếm triệu “đô” sau ba tháng bán hàng qua mạng

Với số vốn 200 USD ban đầu, trang web này mang về doanh thu 1 triệu USD sau 3 tháng hoạt động...

Với số vốn 200 USD, doanh nhân 33 tuổi Trevor Chapman, sống tại Mỹ, thành lập trang web LDSman.com, chuyên bán các loại hàng “độc, lạ” từ Trung Quốc như quần jeans Kevlar, kem đánh răng từ than củi, ghế hơi…và thu về 1 triệu USD chỉ sau 3 tháng.

Chỉ trong 3 tháng, từ việc dành 12 tiếng mỗi ngày làm việc tại công ty lắp tấm năng lượng mặt trời, Chapman chỉ dành 1,5 tiếng mỗi tuần chotrang web của mình khi doanh số của trang bắt đầu chạm ngưỡng 1 triệu USD, hãng tin CNBC cho biết.

Kiếm tiền khi đang ngủ

Theo Chapman, kinh doanh qua mạng là cơ hội tuyệt vời cho mọi người để có thể vừa kiếm tiền, vừa có thể tự chủ về thời gian, thậm chí với những người không có kinh nghiệm như anh.

“Hè này, gia đình tôi sẽ dành ba tháng đi du lịch”, Chapman nói và cho biết đây là điều anh luôn muốn thực hiện mà chưa làm được. “Trước đây, tôi luôn phải bù đầu với công việc để kiếm từng đồng”.

Không thỏa mãn với việc điều hành công ty lắp tấm năng lượng mặt trời, Chapman ngộ ra từ câu nói của tỷ phú huyền thoại Warren Buffett: “Nếu bạn không tìm ra cách kiếm tiền khi đang ngủ, bạn sẽ phải làm việc cho tới tận lúc lìa đời”.

Anh nhận ra cách tốt nhất để kiếm tiền “khi đang ngủ” chính là bán hàng qua mạng. Theo báo cáo của Hội Thương mại điện tử, doanh thu bán lẻ qua mạng toàn cầu năm 2016 tăng 20% lên 2,3 nghìn tỷ USD, từ mức 1,9 nghìn tỷ năm 2015.

Nhưng trước khi bỏ công việc đang làm để chuyển qua bán hàng trên mạng, Chapman đã tìm cách thử xem khả năng thành công của bản thân với việc này như thế nào.

“Dù cơ hội tốt nhưng bạn không nhất thiết phải đánh đổi công việc toàn thời gian của mình để làm điều đó”, doanh nhân 33 tuổi chia sẻ.

Mỗi đêm, anh dành khoảng vài tiếng đồng hồ cho dự án khởi nghiệp của mình với chi phí tối thiểu. Trước tiên là tên miền với mức phí 2,99 USD/năm và lập một tài khoản Shopify với bản dùng thử giá 14 USD. Thứ đắt nhất Chapman phải đầu tư là ngân sách quảng cáo qua Facebook 100 USD/ngày. Trang LDSman.com chính thức hoạt động vào 11/11/2016.

Ban đầu, Chapman đã chọn sai mặt hàng để bán. “Ban đầu, tôi bán sản phẩm nghệ thuật nhưng có vẻ chúng không đủ hấp dẫn để tăng lượng truy cập vào trang web”, anh chia sẻ.

Sau đó, anh thay đổi chiến lược với những sản phẩm “độc và lạ” để kéo khách hàng vào trang. Sản phẩm được chọn là ghế hơi vốn đang nổi như cồn trên các cửa hàng trực tuyến. Từ các nhà cung cấp trên trang Alibaba và Aliexpress của Trung Quốc, Chapman lấy được những chiếc ghế hơi có giá 4,99 USD và bán lại với giá 59,99 USD.

Để tránh chi phí và rủi ro khi trữ hàng, anh thỏa thuận với nhà cung cấp (qua ứng dụng tin nhắn phổ biến WeChat của Trung Quốc) để hàng được chuyển thẳng từ nhà máy tại Trung Quốc tới tay khách hàng tại Mỹ.

Hình thức giao hàng này cũng có nhiều lợi ích khác. Ví dụ như thông qua chương trình ePacket, thỏa thuận giữa Dịch vụ bưu điện Mỹ và các đơn vị của nước ngoài nhằm khuyến khích thương mại điện tử, LDSman thậm chí còn được hưởng phí giao hàng rẻ hơn dù thời gian hơi lâu.

Chi phí vận chuyển một ống kính dùng ngoài cho iPhone từ Thượng Hải là 2,28 USD, rẻ hơn khoảng 5 USD so với gói hàng tương tự vận chuyển trong nội địa Mỹ.

Từ chối lời mời thâu tóm

Sau đó, đơn hàng không ngừng tăng lên. Chỉ trong 2 tuần sau đó, Chapman đã kiếm được 10.000 USD đầu tiên.

Khi doanh thu tăng lên, Chapman thuê một nhóm người làm nghề tự do tại Phillipines để đảm trách việc chăm sóc khách hàng. Anh trả cho mỗi người 700 USD/tháng (thấp hơn nhiều so với mức trung bình ở Mỹ và cao hơn nhiều so với thu nhập trung bình Philippines). Chapman cũng bắt đầu rót ngân sách vào quảng cáo để thúc đẩy doanh thu.

Tuy nhiên, gần hai tháng sau, nhà cung cấp Trung Quốc đánh tráo ghế hơi Chapman đặt bằng loại rẻ tiền chất lượng kém. Khi khách hàng bắt đầu phàn nàn, LDSman đã lập tức thay thế khoảng 1.500 cái. Đây là bài học xương máu của Chapman trong việc đánh giá và thỏa thuận với nhà cung cấp. Dù vậy, hiện tỷ suất lợi nhuận trước thuế của LDSman là gần 48%.

Sẵn máu kinh doanh, Chapman bắt đầu những cơ hội khác. Anh mua lại một nhà kho rộng hơn 800m2 tại thành phố Salt Lake và thuê 5 nhân viên toàn thời gian, giúp đưa việc kinh doanh của LDSman lên tầm cao mới.

Chapman bỏ việc tại công ty tấm năng lượng mặt trời và dành khoảng một giờ mỗi tuần để làm việc tại nhà này, cùng nhân viên ở đây cập nhật các quảng cáo trên Facebook.

Chỉ sau 92 ngày, LDSman đạt được doanh thu 1 triệu USD và nhận được quan tâm của quỹ đầu tư mạo hiểm Clarke Capital. Tuy nhiên, Chapman đã từ chối lời mời bán công ty với giá 3 triệu USD bởi anh muốn duy trì sự động lập và có thêm thời gian, thu nhập để theo đuổi các dự án của riêng mình.

Chapman cho biết mới đây LDSman đã chạm mức 2 triệu doanh thu sau 6 tháng hoạt động. Hiện doanh thu mỗi tháng của công ty này là 350.000 USD. Anh cũng tham gia dạy các khóa học về thương mại điện tử trực tuyến.

Với kinh nghiệm buôn bán hàng Trung Quốc, Chapman cùng với em rể thành lập một công ty vận tải, tận dụng không gian miễn phí trên các chuyến bay chuyển tiếp, đa số của hãng hàng không Delta Airlines, để chuyển hàng từ châu Á sang Mỹ với giá rẻ hơn. Trong năm đầu tiên, công ty này đã thu về 10 triệu USD.

Theo Kim Tuyến

Vneconomy

Đọc tiếp »

Hành trình từ nhà báo đến bà chủ triệu đô nhờ ứng dụng "Uber for beauty" dành cho phái đẹp của bà mẹ 2 con

Bà Fiona McIntosh, 50 tuổi, sống tại London, đã sáng lập ra một công ty dịch vụ làm đẹp nhanh cùng ứng dụng "Uber for beauty". Ý tưởng kinh doanh của bà được rất nhiều người quan tâm, điển hình là nhiều nhà đầu tư nổi tiếng: ASOS, Net-a-Porter và những ngôi sao hàng đầu như Nicole Scherzinger và Suki Waterhouse.

Fiona McIntosh sinh ra tại Melbourne và hiện sống ở London, từng là chủ biên của tạp chí ELLE trước khi trở thành tổng biên tập của Grazia và phổ biến cuốn tạp chí này ra toàn thế giới. Từ một nhà báo còn non nớt, bà được một số tạp chí bình chọn là một trong những người thành công nhất thế giới với khối tài sản trị giá lên đến hơn 10 triệu bảng.

Hành trình đi đến thành công

Công việc đầu tiên của bà Fiona khi còn theo học Cử nhân Văn học trong trường Báo chí là một biên tập viên cho một tờ báo tại Melbourne, chuyên viết báo cáo về các vụ án và đám cháy. Bà chuyển đến London vào đầu những năm 90 và nhanh chóng trở thành biên tập viên của tạp chí ELLE.

Nhận thấy thị trường Anh đang thiếu các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp cho những người thiếu thời gian, bà đã nảy ra ý tưởng thành lập một công ty TNHH về thẩm mỹ nhanh. Bà chia sẻ với tờ FEMAIL: "Đó là một thời điểm điên rồ. Tôi phải quay cuồng với chi phí quảng cáo và đống ngân sách khổng lồ. Tuy nhiên, đây cũng là thời gian mang lại cho tôi nhiều niềm vui và kinh nghiệm quý báu. Sau đó, chúng tôi đào tạo một đội ngũ nhân viên để khởi nghiệp tại Grazia ở Anh".

Trong thời gian này, bà gặp Dharmash Mistry, một doanh nhân và cũng là nhà đầu tư mạo hiểm. Hai người đã nhìn vào thành công của các quán rượu ở Mỹ và tự hỏi liệu họ có thể áp dụng mô hình các quán rượu như thế ở Anh bằng cách bổ sung dịch vụ về trang điểm, làm đẹp và các dịch vụ làm đẹp khác không.

Bà cho biết: "Trong thế giới hiện đại, phụ nữ ngày càng ít thời gian để chăm sóc bản thân, trong khi đó, sự nổi lên của truyền thông xã hội và ảnh hưởng từ Mỹ khiến cho phụ nữ Anh cảm thấy áp lực về ngoại hình ngày càng tăng lên”.

Năm 2013, bà cùng những người cộng sự thành lập công ty Blow LTD, cho ra mắt một chi nhánh ở Covent Garden và tiếp tục mở thêm chi nhánh khác tại Canary Wharf vào năm 2014. Công ty chuyên phục vụ làm đẹp: từ sơn móng tay đến trang điểm chỉ trong vòng 30 phút.

Nhận thấy tiềm năng từ dịch vụ làm đẹp theo yêu cầu, họ cũng phát triển ứng dụng “Uber for beauty” cho phép khách hàng hẹn giờ trước tại các quán rượu hoặc được phục vụ làm đẹp ngay tại nhà. Điều này đòi hỏi công ty phải giải quyết một số lượng lớn công việc đằng sau hậu trường, xây dựng một ứng dụng kiểu uber và tuyển dụng các chuyên gia làm đẹp có trình độ đã qua các vòng kiểm tra nghiêm ngặt để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

Theo đó, công ty sẽ gửi đội ngũ nhân viên gồm các nhà tạo mẫu, chuyên gia trang điểm và nhân viên làm móng đến nhà của khách hàng hay các sự kiện và khách sạn. Tất cả những gì khách hàng cần làm để được hưởng những dịch vụ trên chỉ là một cú click chuột trên ứng dụng “Uber for beauty”.

Công ty hiện đang được dẫn dắt bởi Dharmash, người đã đi kêu gọi nguồn vốn từ Nick Robertson (cựu CEO của ASOS), Mark Sebba (cựu CEO của Net-a-Porter), Jeremy Yap và nhà đầu tư chính Unilever Ventures.

Tương lai rộng mở

Hiện nay Blow LTD đã có mặt khắp nơi tại London và Home Counties. Họ mới mở thêm một chi nhánh tại Manchester, Birmingham và đang có dự định phát triển mô hình dịch vụ này ra toàn thế giới. Công ty hiện có 22 nhân viên trong trụ sở tại London và hơn 300 chuyên gia làm đẹp đang làm việc trong các chi nhánh trên toàn nước Anh. Rất nhiều nhà đầu tư lớn đã nhìn thấy tiềm năng trong ý tưởng kinh doanh này và đã rót vốn vào công ty như ASOS và Net-a-Porter.

Trong tháng 4/2017, tổng số tiền mà công ty nhận được lên tới 3,5 triệu bảng, trong đó có cả nguồn vốn đến từ Unilever, bao gồm Dove, Sure Và Toni & Guy. Bên cạnh đó, rất nhiều ngôi sao nổi tiếng cũng tin tưởng và lựa chọn dịch vụ của công ty bà như Nicole Scherzinger, Suki Waterhouse, Millie, Mackintosh và Rosie Fortescue.

Chia sẻ với những người muốn khởi nghiệp theo con đường này, bà Fiona nói: "Theo kinh nghiệm của tôi, điều quan trọng là bạn phải tìm một đối tác kinh doanh có kỹ năng hoàn toàn khác so với bạn và những người mà bạn thật sự tin tưởng. Thật tuyệt vời khi có những người này luôn sát cánh và ủng hộ bạn trên một con đường đầy chông gai. Bên cạnh đó, bạn cần nhận thức rằng, bắt đầu sự nghiệp kinh doanh thực sự rất khó khăn. Bạn cần phải có khả năng suy nghĩ, tranh luận, đối đầu với thách thức và nhiều hơn một chút may mắn".

Theo Nguyễn Linh

Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Khi cả Bill Gates và Mark Zuckerberg cùng đưa ra cảnh báo về thị trường việc làm, đó là lúc ai cũng phải lắng nghe

Có thể bạn đã nghe thấy ý tưởng về xe tự lái. Tỷ phú Elon Musk cũng đã bày tỏ ý định sẽ sản xuất xe điện tự lái trong tương lai. Nhưng câu chuyện lớn đằng sau nó thì lại rất ít người để ý đến.

Trong bài phát biểu tại trường ĐH Harvard hôm thứ 5 tuần trước, Mark Zuckerberg đã nhắn gửi đến các sinh viên khóa 2017 rằng: "Thế hệ của chúng ta sẽ phải đối mặt với việc hàng chục triệu việc làm bị thay thế bởi tự động hóa như xe hơi và xe tải tự lái".

Ông chủ Facebook còn chia sẻ: "Các bạn đang tốt nghiệp ở một thời điểm mà mục đích sống trở nên đặc biệt quan trọng. Khi bố mẹ của chúng ta tốt nghiệp, mục đích sống chắc chắn phụ thuộc vào công việc, nhà thờ và cộng đồng. Nhưng ngày nay, công nghệ và tự động hóa đang làm mất đi rất nhiều việc làm. Số thành viên trong các cộng đồng giảm. Nhiều người cảm thấy lạc lõng và đang phải cố gắng để lấp đầy khoảng trống vô nghĩa đó".

Bill Gates - tỷ phú sáng lập Microsoft trước đó cũng có một vài cảnh báo tới các bạn trẻ. Ông nói trí thông minh nhân tạo sẽ có một tác động lớn. Tỷ phú Gates cho rằng 50 năm trước nhân vật Benjamin Braddock trong bộ phim "The Graduate" chỉ dùng một từ "nhựa" để khuyên đến các bạn trẻ, ngày nay ông ấy nên thay bằng "robot".

Nhưng đó không chỉ là lời cảnh báo duy nhất của người giàu có nhất thế giới về cuộc cách mạng robot. Tháng 2 năm ngoái, Bill Gates đã trả lời hãng tin Quartz rằng robot sẽ giải phóng người lao động và "đem lại cho những sinh viên mới tốt nghiệp cơ hội chăm sóc người già và giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Bạn biết đấy, chúng đều là những công việc cần đến sự cảm thông và thấu hiểu rất riêng của con người".

Tỷ phú Zuckerberg cũng gợi ý cho các bạn trẻ hãy tìm ra ý nghĩa công việc và mục tiêu trong nền kinh tế tự động hóa mới. "Thế hệ sinh viên 2017, các bạn đang chuẩn bị bước vào một thế giới cần có mục tiêu mà bạn là người tạo ra chúng...Nói về những dự án đầy ý nghĩa là điều đầu tiên chúng ta có thể làm để tạo nên một thế giới nơi mà tất cả mọi người đều đó mục đích của riêng mình. Sau đó chúng ta cần đánh giá lại sự bình đẳng dành cho tất cả mọi người quyền tự do họ cần để theo đuổi mục tiêu. Nhiều bố mẹ của chúng ta đã có một công việc ổn định trong suốt con đường sự nghiệp của họ". Những bạn trẻ ngày hôm nay sẽ cần tự tạo ra con đường cho mình, chúng ta được tự do sai lầm và sửa sai.

Khoảng 65% người Mỹ dự kiến trong vòng 50 năm, robot và máy tính sẽ "gần như chắc chắn" là được hầu như tất cả những công việc của con người

Theo một báo cáo gần đây được thực hiện bởi Forrester Research, trong 10 năm tới, robot sẽ tạo ra 15 triệu việc làm mới ở Mỹ, kết quả trực tiếp của việc này là tự động hóa và trí thông minh nhân tạo sẽ chiếm 10% thị trường lao động. Cùng lúc đó, robot sẽ giết chết 25 triệu việc làm. Do đó, tỷ phú Gates đã đúng. Báo cáo của Pew Research Center cho thấy trí thông minh nhân tạo và tự động hóa đang trải qua một giai đoạn chuyển đổi, giống như những gì máy tính đã làm trong những năm 1980 và đồ nhựa đã làm 30 năm trước. Theo một thống kê độc lập của PwC, khoảng 38% việc làm ở Mỹ đang có "nguy cơ cao" bị thay thế bởi robot và trí thông minh nhân tạo trong vòng 15 tới, cao hơn Đức (35%) và Anh (30%).

Các nhà kinh tế nhận định những việc làm lương thấp dễ bị robot thay thế nhất. Theo một báo cáo của Nhà Trắng năm ngoái, 83% tự động hóa sẽ thay thế những việc làm được trả lương 20 USD/giờ và 31% robbot sẽ thay thế công việc được trả lượng từ 30-40 USD/giờ. Việc làm có mức lương trên 40 USD/giờ chỉ bị khả năng thay thế 4%. Và tất nhiên, kỹ sư robot sẽ không thể bị thay thế bởi robot.

Theo tỷ phú Gates, sinh học và năng lượng là hai ngành nhiều tiềm năng mà thế hệ sinh viên 2017 nên đặt cược. Khai thác và sản xuất năng lượng chiếm dụng khoảng 6,4 triệu lao động Mỹ và việc làm trong ngành này năm 2016 tăng khoảng 5% so với năm trước. Ngành sinh học chiếm dụng 1,7 triệu lao động ở Mỹ và số việc làm trong ngành này mỗi năm tăng khoảng 10%.

"Hãy để tôi chia sẻ cho các bạn một bí mật. Khi bắt đầu làm thì cũng chẳng ai biết gì cả. Khi những ý tưởng được đưa ra, chẳng phải cái nào cũng thành hình hoàn chỉnh. Chúng chỉ có thể ngày một sáng rõ hơn khi bạn đã bắt tay vào làm nó. Việc của bạn chỉ là bắt đầu.", ông chủ Facebook nói.

Theo Anh Sa

Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Điểm danh những dự án BĐS vào “tầm ngắm” của Kiểm toán Nhà nước

Hàng loạt chủ đầu tư dự án bất động sản tại Hà Nội lọt vào “tầm ngắm” khi xuất hiện trong danh sách kiểm toán việc quản lý và sử dụng đất khu đô thị giai đoạn 2013-2016 của Kiểm toán Nhà nước theo Quyết định số 278/QĐ-KTNN ngày 06/3/2017.

Danh sách kiểm toán theo quyết định này gồm các đơn vị được kiểm toán tổng hợp, nhiều dự án được kiểm toán chi tiết và hàng chục dự án giao đất được kiểm tra đối chiếu, cụ thể: Dự án Khu đô thị Nam đường vành đai 3 (giai đoạn 1) phường Đại Kim- Hoàng Mai (Bitexco); Dự án Khu trung tâm đô thị Tây Hồ (Công ty TNHH THT); Dự án Star City Center- Khu đô thị Đông Nam Trần Duy Hưng (Công ty CP và Phát triển Đô thị Ngôi sao xanh; Dự án Hải Đăng City (giai đoạn 1) phường Mai Dịch và phường Mỹ Đình 2(Công ty CP Địa ốc Hải Đăng); Dự án đầu tư xây dựng Tổ hợp Văn phòng cho thuê, dịch vụ thương mại, căn hộ và trường mầm non 56 Nguyễn Chí Thanh(Công ty CP Bất động sản Viettronics); Dự án Khu chức năng đô thị TP Xanh phường Cầu Diễn(Công ty CP Bất động sản Hồng Ngân, nay là công ty CP Đầu tư và Phát triển Đô thị Sài Đồng); Dự án Khu nhà cao tầng CT2- Khu đô thị TP Giao lưu (Công ty CP Ngôi sao An Bình); Dự án 82 Nguyễn Tuân (Công ty TNHH Thống Nhất- Bắc Việt);Dự án Xây dựng Khu nhà ở Trúc Khê (Công ty CP Viễn Đông Invest);Dự án Khu nhà ở hỗn hợp tổ 51 phố Trung Kính (Công ty TNHH MTV Đầu tư Văn Phú - Trung Kính) và một số dự án khác...

Nội dung kiểm toán bao gồm việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ quản lý tài chính, kế toán và chế độ đầu tư xây dựng của Nhà nước trong quản lý và sử dụng đất khu đô thị. Kiểm toán việc quản lý, sử dụng đất khu đô thị trên địa bàn TP giai đoạn 2013-2016 và các thời kỳ trước, sau có liên quan của các đơn vị được kiểm toán tại TP Hà Nội. Thời hạn kiểm toán 60 ngày kể từ ngày công bố quyết định.

Mục tiêu của việc kiểm toán để đánh giá việc tuân thủ, pháp luật, tính hiệu lực, hiệu quả trong quản lý và sử dụng đất khu đô thị, đồng thời phát hiện kịp thời hành vi tham nhũng, lãng phí, sai phạm trong quản lý và sử dụng đất khu đô thị. Công tác kiểm toán cũng nhằm xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân và kiến nghị xử lý vi phạm theo quy định, kiến nghị sửa đổi cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý và sử dụng đất khu đô thị đảm bảo hiệu quả.

Theo Nhi Hà

Báo Xây dựng

Đọc tiếp »

Khởi động dự án đất vàng 4,2ha trên đường Phạm Hùng, KBC tăng vốn công ty con lên gấp 10 lần

HĐQT Tổng Công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc –CTCP (KBC) vừa có quyết định tăng vốn điều lệ của một công ty con sở hữu 100% từ trên 145 tỷ đồng lên 1.500 tỷ đồng.

Theo Nghị quyết HĐQT của KBC vừa thông qua việc tăng vốn Công ty TNHH MTV Phát triển Khách sạn Hoa Sen trong tháng 5/2017. Đây là Công ty con do KBC sở hữu 100% vốn được thành lập hồi tháng 6/2016 với mục đích là công ty phát triển dự án Diamond Rice Flower (tên cũ là Lotus Hotel).

Dự án này sẽ được đầu tư xây dựng ngay trên khu đất vàng có quy mô diện tích 4,2ha nằm ngóc đường ngã 3 Phạm Hùng – Đỗ Đức Dục, sát bên cạnh Trung tâm Hội nghị Quốc gia.

Kế hoạch ban đầu của KBC là dự tính sẽ xây dựng một toà tháp 100 tầng (chiều cao khoảng 400m) và 1 tòa cao 80 tầng (cao 320m) và 1 tòa 15 tầng. KBC đã từng đưa ra phương án kiến trúc của toà tháp đôi này cách đây vài năm trước với biểu tượng là hình bông lúa.

Tuy nhiên, rơi đúng vào giai đoạn thị trường bất động sản khó khăn, dự án còn vướng nhiều thủ tục pháp lý, cũng như KBC trong giai đoạn đó gặp khá nhiều khó khăn. Do đó, giấc mơ xây dựng dự án toà tháp đôi này đã không thành hiện thực. Ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT của KBC đã từng chia sẻ rằng, đối với dự án này ông sẽ hợp tác với đối tác trong nước là tập đoàn BĐS hàng đầu Việt Nam để triển khai, chứ không một mình đứng ra làm bởi KBC không có kinh nghiệm xây dựng nhà cao tầng.

Trao đổi với chúng tôi về việc này, ông Phạm Phúc Hiếu, Phó TGĐ KBC cho biết, việc tăng vốn điều lệ lên gấp 10 lần tại Công ty Khách sạn Hoa Sen nhằm mục đích khởi động triển khai dự án này, hợp tác với các đối tác để đầu tư vào dự án khi được Thành phố Hà Nội chấp thuận đầu tư. Hiện Công ty đang chuẩn bị hoàn thiện các thủ tục pháp lý của dự án, và sẽ sớm triển khai.

Theo Bình An

Trí Thức Trẻ

Đọc tiếp »

Căn hộ 25m2 – giải pháp cho nhà thương mại giá rẻ?

Phân khúc nhà giá rẻ luôn thu hút một lượng lớn nguồn cầu trên thị trường: người mua có thu nhập thấp, các cặp vợ chồng mới cưới có nhu cầu sống riêng, những sinh viên mới ra trường hoặc người mới đi làm, những người ngoại tỉnh đến làm việc, học tập trong thành phố...

Đó là chia sẻ của bà Đỗ Thị Thu Hằng – Phó Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu, Savills Hà Nội, về câu chuyện nhà thương mại giá rẻ 25m2.

Theo bà Hằng, những đối tượng khách hàng có nhu cầu thực về nhà ở nhưng chưa có tiềm lực tài chính dồi dào nên các căn hộ có mức giá khoảng 500 triệu - 1 tỷ là một sản phẩm rất vừa túi tiền.

Tuy vậy, nguồn cung nhà giá rẻ hiện nay còn đang rất hạn chế cả về chất và lượng. Điều này có thể hiểu được, bởi bài toán xây dựng nhà giá rẻ không phải là dễ dàng đối với các chủ đầu tư. Giá đất ở mức cao tại các đô thị lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đặt ra thách thức lớn về chi phí.

Mặt khác, theo bà, các nhà phát triển bất động sản giá rẻ phải đảm bảo nhu cầu sinh sống và sử dụng lâu dài của cư dân tại dự án. Với mức giá thấp, các dự án này vẫn phải được đặt tại các khu vực không quá xa trung tâm, có cơ sở hạ tầng cùng các tiện ích công cộng phát triển, đồng thời cung cấp đủ tiện ích nội khu cơ bản đáp ứng chất lượng cuộc sống của người dân. Khó khăn trong cân bằng các yếu tố này dẫn đến một thực tế là thị trường đang thiếu đi các sản phẩm nhà thương mại giá rẻ chất lượng để đáp ứng nhu cầu cho một bộ phận lớn khách hàng.

Giảm diện tích căn hộ là một giải pháp logic

Cuối tháng 4 Bộ Xây dựng đã có văn bản phê duyệt đề xuất xây dựng căn hộ 25 m2 của một doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh. Theo bà, động thái này được coi là một định hướng mới của các cơ quan quản lý nhà nước đối với quy định về diện tích tối thiểu của căn hộ chung cư thương mại, khi Luật Nhà ở năm 2005 có quy định diện tích này là 45 m2 nhưng Luật Nhà ở sửa đổi năm 2014 bỏ ngỏ vấn đề này.

Đây có thể được coi là một giải pháp logic cho vấn đề thiếu nguồn cung căn hộ thương mại giá rẻ. Giảm diện tích căn hộ dẫn đến giá thành của căn hộ thấp hơn, phù hợp với túi tiền của những khách hàng có nhu cầu mua nhà giá rẻ hơn. Tuy vậy, chủ đầu tư cần có sự cân nhắc và thận trọng trong thiết kế, tận dụng không gian nhưng vẫn đảm bảo thuận tiện, gói gọn các tiện ích sinh hoạt.

Điều này có lẽ không quá khó vì các chủ đầu tư có thể tham khảo các quốc gia đi trước về xây dựng căn hộ siêu nhỏ như Hồng Kông, Singapore, Thái Lan. Giảm diện tích căn hộ cũng là một xu hướng tại các dự án chung cư nhằm tăng tính thanh khoản, vì vậy từ phương diện chủ đầu tư đây là một chuyển biến đáng mừng trong chính sách.

Nhưng còn thiếu sự đồng bộ

Bà Hằng nhận định rằng, về lý mà nói thì căn hộ 25 m2 không đi trái lại bất kỳ quy định hiện có nào về diện tích tối thiểu cho căn hộ chung cư thương mại.

Tuy vậy, theo công văn số 1245/BXD-KHCN ngày 24 tháng 6 năm 2013 về chỉ tiêu kiến trúc của công trình nhà ở cao tầng, Bộ Xây dựng có đưa ra chỉ tiêu dân số trong công trình nhà ở được tính bình quân 25m2 sàn sử dụng của căn hộ/người. Suy ra, theo công văn này Bộ Xây dựng chỉ cho phép một người ở trong căn hộ 25 m2. Liệu đây đã là cách hiểu đúng? Nếu được hơn thì xét trên phạm vi toàn dự án, diện tích nhỏ sẽ tạo ra áp lực về mặt vận hành tổng thể khi nhu cầu về điện, nước, xử lý rác thải, phòng cháy chữa cháy cũng như nhu cầu sử dụng các cơ sở hạ tầng và tiện ích chung của dự án theo số người và số hộ gia đình mà tăng lên. Căn hộ siêu nhỏ cũng đặt ra thách thức về mặt quản lý khi việc kiểm soát số lượng người ở trong căn hộ.

Lúc này cơ sở hạ tầng tại các dự án căn hộ siêu nhỏ sẽ càng chịu áp lực cao hơn, nhanh chóng xuống cấp, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của cư dân nếu số người ở lớn hơn so với quy định.

Nhìn xa hơn là bài toán về chương trình phát triển nhà ở thành phố vì phấn đấu đến năm 2020, Hà Nội nâng diện tích nhà ở bình quân toàn thành phố lên 26,3 m2/người (diện tích nhà ở tối thiểu 8,5 m2/người) từ diện tích bình quân 23,1 m2/người và diện tích tối thiểu 6,5 m2/người trong năm 2015. Việc cho phép xây dựng căn hộ 25 m2 có thể ảnh hưởng ở mức độ nào đó đến mục tiêu này nếu như việc phát triển căn hộ 25 m2 không được quản lý tốt về số lượng người ở trong căn hộ.

Căn hộ 25 m2 không có lỗi

Việc Bộ Xây dựng cho phép xây dựng căn hộ diện tích 25 m2 có thể được coi là tín hiệu đáng mừng cho cả người mua nhà thu nhập thấp và chủ đầu tư. Đây có lẽ là giải pháp cho nhà thương mại giá rẻ mà thị trường vẫn tìm kiếm bấy lâu, tạo điều kiện cho nguồn cung phát triển bắt kịp với nguồn cầu.

Tuy vậy, để đưa căn hô 25 m2 đi vào thực tiễn một các thành công, các cơ quan nhà nước cần có cái nhìn tổng quan khi đưa ra những quy định và hướng dẫn cụ thể trong quy hoạch, thiết kế và xây dựng các dự án có căn hộ diện tích siêu nhỏ.

Các doanh nghiệp tham gia vào thị trường căn hộ siêu nhỏ cũng cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng để vận hành và quản lý hiệu quả dự án. Có như vậy thì mới đảm bảo được chất lượng cuộc sống của cư dân tại các dự án này, tránh gây sức ép đáng kể lên hạ tầng giao thông và các tiện ích công cộng của thành phố, đồng thời giữ gìn hình ảnh và quy hoạch của đô thị.

Thế Trần

Theo Trí Thức Trẻ

Đọc tiếp »

3 chìa khóa tạo động lực và năng lượng làm việc cho doanh nhân

Trở thành doanh nhân, tạo ra một công ty mới không dễ, nhưng thậm chí khi đã thành công, việc duy trì động lực và năng lượng làm việc để công ty tiếp tục phát triển còn khó hơn.

Năm 2003, Lauren Lipcon - nữ doanh nhân ở thành phố Miami, bang Florida, Mỹ - đã khởi nghiệp với Injury Funds Now. Đây là công ty cung cấp dịch vụ hỗ trợ tài chính cho những nạn nhân bị thương tật đang trong quá trình làm việc với luật sư để chờ được giải quyết quyền lợi bảo hiểm.

Là người luôn tràn đầy năng lượng làm việc, Lauren Lipcon đã chia sẻ với Forbes một số bí quyết để tự duy trì động lực và nguồn năng lượng này trong quá trình điều hành và phát triển công ty:

1. Có mục đích ý nghĩa để hướng đến

Hầu hết các doanh nhân thành công được thúc đẩy bởi mục đích có ý nghĩa, chứ không phải yếu tố tiền bạc. Ngay từ đầu, Lipcon đã được thúc đẩy bởi mong muốn mạnh mẽ là làm điều gì đó giúp đỡ người khác và làm cho cuộc sống của mình ý nghĩa hơn, dù đã từng có một công việc ổn định trong lĩnh vực tư vấn marketplace.

Quen biết nhiều luật sư chuyên thụ lý hồ sơ về chấn thương cá nhân, bà đã nhìn thấy một cơ hội để thực hiện mong muốn của mình. “Tôi nghe nhiều trường hợp nạn nhân chấn thương bị các công ty bảo hiểm kéo dài thời gian xử lý, để rồi cuối cùng lại được giải quyết chi phí bảo hiểm ít hơn những gì họ đáng được nhận”, bà cho biết.

Lipcon muốn mở một công ty có thể giúp các nạn nhân lấy được những gì họ xứng đáng, thay vì bị “xoay” bởi các công ty bảo hiểm. Và thế là bà quyết định hiện thực hóa ý tưởng với Injury Funds Now. “Tôi đã sử dụng kinh nghiệm tiếp thị trên internet trước đây để tạo ra một website thân thiện, tương tác hiệu quả với người dùng và có thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm. Sau đó, nhiều người đã tham gia để kêu gọi sự giúp đỡ gần như ngay lập tức”, Lauren Lipcon cho biết.

Được thúc đẩy ngay từ đầu bởi một mục đích rõ ràng sẽ mang đến sự can đảm để rời bỏ công việc hiện tại và tạo động lực giúp doanh nhân dễ dàng vượt qua được những thách thức trong quá trình bắt đầu một công ty mới.

2. Cho đi

Trách nhiệm xã hội là phần việc đang bị nhiều doanh nhân bỏ qua, trong khi nó có thể giúp gia tăng nguồn năng lượng và động lực để doanh nhân điều hành doanh nghiệp thành công.

Nhiều người tin rằng để thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, họ phải đạt được một mức độ thành công nhất định. Nhưng thật không may là họ gần như chưa bao giờ thấy mình đã đạt được mức độ thành công như mong muốn, thế là họ không cho đi, và không bao giờ nhận lại được những lợi ích từ việc cho đi đó.

Khi dành thời gian và/hoặc tiền bạc cho cộng đồng, việc nhìn thấy sự tác động dù nhỏ của mình lên người khác sẽ truyền cảm hứng cho doanh nhân phấn đấu thành công hơn để tạo ra tác động lớn hơn nữa. Sự cho đi còn giúp đem lại cảm giác tích cực, giúp doanh nhân cảm thấy rõ ràng hơn mục tiêu cuộc đời mình đang hướng tới, từ đó tác động đến nguồn năng lượng và động lực làm việc để lèo lái doanh nghiệp thành công.

Một cách để Lauren Lipcon cho đi là thông qua một “toy drive” - mô hình chương trình từ thiện nhằm quyên góp đồ chơi hoặc tiền bạc cho trẻ em nghèo - ở thành phố Miami. Bà được truyền cảm hứng sau khi nhìn thấy một “toy drive” ở thành phố lân cận – nơi một cộng đồng sống ở vùng biển tổ chức chương trình thu thập đồ chơi cho trẻ em bị bệnh tật. Cụ thể, nơi thu gom đồ chơi được đặt tại một cửa hàng bán đồ thể thao. Để đổi lấy đồ chơi, họ sẽ cung cấp những bài học lướt ván diều miễn phí trong 30 phút cho các nhà hảo tâm.

Lipcon đã mang mô hình này về Miami vào năm 2014. “Tôi thích ý tưởng này và tự hỏi tại sao không mang nó về địa phương của mình? Một cảm giác thật đặc biệt khi nhìn thấy khuôn mặt của những đứa trẻ nghèo bừng sáng lên niềm vui. Chỉ bấy nhiêu đó cũng đủ khiến chúng hạnh phúc”, Lipcon nói. Bà còn là đại sứ của quỹ The Little Lighthouse Foundation – nơi tạo ra các chương trình hỗ trợ thanh thiếu niên gặp khó khăn trong các lĩnh vực giáo dục, tài chính, y tế trên khắp vùng Nam Florida.

3. Hoạt động giải trí ngoài công việc

Niềm vui ngoài công việc là một trong những nguồn động lực thúc đẩy doanh nhân một cách mạnh mẽ. Một sở thích tốt sẽ giúp họ thư giãn, giảm căng thẳng và tái tạo năng lượng cho cơ thể cũng như tâm trí.

Và hoạt động thể chất là lựa chọn tốt nhất. Dù một số hoạt động có thể tạm thời khiến cơ thể mệt mỏi nhưng chúng thực sự mang lại một nguồn năng lượng thể chất cao hơn so với lúc đầu. Đồng thời, sự gia tăng lưu thông máu khắp cơ thể giúp bơm máu đến não nhiều hơn, tăng cường khả năng tập trung và sáng tạo, từ đó, doanh nhân sẽ thực hiện những quyết định tốt hơn và nâng cao năng suất làm việc.

Lauren Lipcon đang lướt ván diều trên biển. Ảnh: Rick Dobrowski Lauren Lipcon có sở thích lướt ván diều. “Không điều gì giúp đưa bạn vào giây phút hiện tại hiệu quả như việc lướt ván. Có rất nhiều việc phải làm, bạn phải cùng lúc điều khiển ván và diều, trong khi gió và sóng biển thì chuyển động liên tục. Bạn phải tập trung 100%. Một khi bạn có thể thoải mái lướt trên những con sóng mà không phải suy nghĩ về những việc đang làm, bạn sẽ trải nghiệm sự kết nối sâu sắc và mạnh mẽ với thiên nhiên. Mọi thứ khác đều lập tức tan chảy hết”, Lipcon nói về môn thể thao mạo hiểm này.

Nhà sáng lập Injury Funds Now còn là thành viên của Tổ chức Lướt ván diều Quốc tế (International Kiteboarding Organization), đồng thời là đại sứ của Quỹ lướt ván diều bờ biển Miami (Miami Beach Kiteboarders Foundation). Lipcon thậm chí đã từng chơi lướt ván diều cùng tỷ phú Richard Branson – một “tín đồ” khác của môn thể thao này.

Theo BÍCH TRÂM

Doanh nhân Sài Gòn

Đọc tiếp »

Căn hộ 25m2 liệu có phải là giải pháp cho nhà thương mại giá rẻ?

Cuối tháng 4, Bộ Xây dựng đã có văn bản phê duyệt đề xuất xây dựng căn hộ 25 m2 của một doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh. Quyết định này của Bộ Xây dựng đã nhận được những phản hồi và đánh giá trái chiều từ thị trường.

Theo nhận định của các chuyên gia nghiên cứu thuộc công ty Savills Việt Nam, phân khúc nhà giá rẻ luôn thu hút một lượng lớn nguồn cầu trên thị trường: người mua có thu nhập thấp, các cặp vợ chồng mới cưới có nhu cầu sống riêng, những sinh viên mới ra trường hoặc người mới đi làm, những người ngoại tỉnh đến làm việc, học tập trong thành phố v.v. Đây là những đối tượng khách hàng có nhu cầu thực về nhà ở nhưng chưa có tiềm lực tài chính dồi dào nên các căn hộ có mức giá khoảng 500 triệu - 1 tỷ là một sản phẩm rất vừa túi tiền.

Tuy vậy, nguồn cung nhà giá rẻ hiện nay còn đang rất hạn chế cả về chất và lượng. Điều này có thể hiểu được, bởi bài toán xây dựng nhà giá rẻ không phải là dễ dàng đối với các chủ đầu tư. Giá đất ở mức cao tại các đô thị lớn như Hà Nội và TPHCM đặt ra thách thức lớn về chi phí. Mặt khác, các nhà phát triển bất động sản giá rẻ phải đảm bảo nhu cầu sinh sống và sử dụng lâu dài của cư dân tại dự án.

Với mức giá thấp, các dự án này vẫn phải được đặt tại các khu vực không quá xa trung tâm, có cơ sở hạ tầng cùng các tiện ích công cộng phát triển, đồng thời cung cấp đủ tiện ích nội khu cơ bản đáp ứng chất lượng cuộc sống của người dân. Khó khăn trong cân bằng các yếu tố này dẫn đến một thực tế là thị trường đang thiếu đi các sản phẩm nhà thương mại giá rẻ chất lượng để đáp ứng nhu cầu cho một bộ phận lớn khách hàng.

Cuối tháng 4/2017, Bộ Xây dựng đã có văn bản phê duyệt đề xuất xây dựng căn hộ 25 m2 của một doanh nghiệp tại TP.HCM. Động thái này được coi là một định hướng mới của các cơ quan quản lý nhà nước đối với quy định về diện tích tối thiểu của căn hộ chung cư thương mại, khi Luật Nhà ở năm 2005 có quy định diện tích này là 45 m2 nhưng Luật Nhà ở sửa đổi năm 2014 bỏ ngỏ vấn đề này.

Savills cho rằng đây có thể được coi là một giải pháp logic cho vấn đề thiếu nguồn cung căn hộ thương mại giá rẻ. Giảm diện tích căn hộ dẫn đến giá thành của căn hộ thấp hơn, phù hợp với túi tiền của những khách hàng có nhu cầu mua nhà giá rẻ hơn.

Tuy vậy, theo Đỗ Thị Thu Hằng, Phó Giám đốc bộ phận Nghiên cứu Savills Hà Nội, các chủ đầu tư cần có sự cân nhắc và thận trọng trong thiết kế, tận dụng không gian nhưng vẫn đảm bảo thuận tiện, gói gọn các tiện ích sinh hoạt. Điều này có lẽ không quá khó vì các chủ đầu tư có thể tham khảo các quốc gia đi trước về xây dựng căn hộ siêu nhỏ như Hồng Kông, Singapore, Thái Lan. Giảm diện tích căn hộ cũng là một xu hướng tại các dự án chung cư nhằm tăng tính thanh khoản, vì vậy từ phương diện chủ đầu tư đây là một chuyển biến đáng mừng trong chính sách.

Cũng theo bà Hằng, về lý mà nói thì căn hộ 25 m2 không đi trái lại bất kỳ quy định hiện có nào về diện tích tối thiểu cho căn hộ chung cư thương mại. Tuy vậy, theo công văn số 1245/BXD-KHCN ngày 24 tháng 6 năm 2013 về chỉ tiêu kiến trúc của công trình nhà ở cao tầng, Bộ Xây dựng có đưa ra chỉ tiêu dân số trong công trình nhà ở được tính bình quân 25m2 sàn sử dụng của căn hộ/người. Suy ra, theo công văn này Bộ Xây dựng chỉ cho phép một người ở trong căn hộ 25 m2. Liệu đây đã là cách hiểu đúng?

"Nếu được hơn thì xét trên phạm vi toàn dự án, diện tích nhỏ sẽ tạo ra áp lực về mặt vận hành tổng thể khi nhu cầu về điện, nước, xử lý rác thải, phòng cháy chữa cháy cũng như nhu cầu sử dụng các cơ sở hạ tầng và tiện ích chung của dự án theo số người và số hộ gia đình mà tăng lên. Căn hộ siêu nhỏ cũng đặt ra thách thức về mặt quản lý khi việc kiểm soát số lượng người ở trong căn hộ. Lúc này cơ sở hạ tầng tại các dự án căn hộ siêu nhỏ sẽ càng chịu áp lực cao hơn, nhanh chóng xuống cấp, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của cư dân nếu số người ở lớn hơn so với quy định", bà Hẳng phân tích thêm.

Nhìn xa hơn là bài toán về chương trình phát triển nhà ở thành phố vì phấn đấu đến năm 2020, Hà Nội nâng diện tích nhà ở bình quân toàn thành phố lên 26,3 m2/người (diện tích nhà ở tối thiểu 8,5 m2/người) từ diện tích bình quân 23,1 m2/người và diện tích tối thiểu 6,5 m2/người trong năm 2015. Việc cho phép xây dựng căn hộ 25 m2 có thể ảnh hưởng ở mức độ nào đó đến mục tiêu này nếu như việc phát triển căn hộ 25 m2 không được quản lý tốt về số lượng người ở trong căn hộ.

Theo bà Hằng, việc Bộ Xây dựng cho phép xây dựng căn hộ diện tích 25 m2 có thể được coi là tín hiệu đáng mừng cho cả người mua nhà thu nhập thấp và chủ đầu tư. Đây có lẽ là giải pháp cho nhà thương mại giá rẻ mà thị trường vẫn tìm kiếm bấy lâu, tạo điều kiện cho nguồn cung phát triển bắt kịp với nguồn cầu.

Tuy nhiên, để đưa căn hô 25 m2 đi vào thực tiễn một các thành công, các cơ quan nhà nước cần có cái nhìn tổng quan khi đưa ra những quy định và hướng dẫn cụ thể trong quy hoạch, thiết kế và xây dựng các dự án có căn hộ diện tích siêu nhỏ. Các doanh nghiệp tham gia vào thị trường căn hộ siêu nhỏ cũng cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng để vận hành và quản lý hiệu quả dự án.

Có như vậy thì mới đảm bảo được chất lượng cuộc sống của cư dân tại các dự án này, tránh gây sức ép đáng kể lên hạ tầng giao thông và các tiện ích công cộng của thành phố, đồng thời giữ gìn hình ảnh và quy hoạch của đô thị.

Theo Đăng Khải

Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Đang ở Mỹ, bỗng dưng mất hơn 70 triệu tại Việt Nam

Ngay khi nhận được thông tin khách hàng thông báo bị mất 72 triệu đồng trong tài khoản ATM, ngân hàng sẽ hoàn trả tạm thời khoản tiền bị rút trộm của khách hàng.

Theo phản ánh của khách hàng tên Nguyễn Thị Thu ở quận 7, TP.HCM, có tài khoản thẻ ATM tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Ngày 28-5, tài khoản của chị bỗng phát sinh 36 giao dịch rút tiền từ thẻ ATM. Mỗi giao dịch có giá trị 2 triệu đồng, tổng cộng tài khoản của chị Thu đã bị rút 72 triệu đồng chỉ sau một đêm.

Do đang công tác tại Mỹ nên chị không nhận được thông báo biến động số dư trong tài khoản từ phía ngân hàng. Phải đến chiều 29-5 theo giờ Việt Nam, khi sử dụng tài khoản online, chị mới phát hiện số tiền bị mất qua 36 giao dịch này.

"Ngay khi nhận được thông tin từ phía khách hàng, các bộ phận của Vietcombank đã tiến hành kiểm tra thông tin. Ban đầu rà soát camera thì thấy người rút tiền không phải là chủ thẻ. Ngân hàng xác định thông tin của thẻ đã bị sao chép để làm thẻ giả và rút trộm tiền" - đại diện ngân hàng này nói.

Phía ngân hàng này cũng cho biết đã liên hệ với chi nhánh phát hành thẻ để trao đổi với chủ thẻ. Theo đó, Vietcombank sẽ hoàn trả tạm thời khoản tiền bị rút trộm của khách hàng, sau đó phối hợp với cơ quan liên quan để tiếp tục điều tra, làm rõ sự việc.

"Ngay khi nhận được thông tin từ phía khách hàng, ngân hàng đã thực hiện những biện pháp nghiệp vụ như khóa thẻ và thông báo tới các cơ quan liên quan để bảo vệ lợi ích của khách hàng. Tuy nhiên, do chủ thẻ vẫn ở nước ngoài nên chi nhánh Vietcombank chưa thể liên hệ để giải quyết" - vị này cho biết.

Cuối tháng 4 vừa qua, chủ tài khoản ATM của Sacombank cũng xảy ra hiện tượng bị rút tiền.Theo đó, vào lúc 23 giờ ngày 24-4, tài khoản của anh Hoàng Minh Tâm đã bị rút hết số dư trong tài khoản, lên tới 94,9 triệu đồng tại ATM Sacombank ở Công viên Lê Văn Tám (quận 1, TP.HCM). Đến sáng 25-4, anh Tâm mới phát hiện sự việc thông qua tin nhắn thông báo giao dịch và ngay lập tức liên hệ Sacombank.

Theo Thùy Linh

Pháp luật TPHCM

Đọc tiếp »

Internet đã cứu AirAsia như thế nào: Bài học từ CEO Tony Fernandes

Gần 2 thập kỷ trước, hàng không giá rẻ gần như không tồn tại. Ngày nay, nó chiếm hơn một nửa lưu lượng tại Đông Nam Á, cho phép nhiều người được bay lần đầu tiên trong đời. Sự bùng nổ này có công rất lớn của doanh nhân Anthony Fernandes.

Là cựu quan chức của Warner Music, ông Fernandes mua lại AirAsia từ chính phủ Malaysia năm 2001 và biến nó thành hãng hàng không giá rẻ đầu tiên của châu Á. Từ một công ty chỉ có 2 máy bay, 250 nhân viên và hàng trăm triệu USD nợ nần, ông đưa AirAsia lên những nấc thang cao hơn: ngày nay, hãng có 220 máy bay, tuyển dụng 20.000 người, chuyên chở 65 triệu hành khách mỗi năm. AirAsia được xướng tên là hãng hàng không giá rẻ tốt nhất thế giới 8 năm liên tiếp và năm nay được Mỹ “bật đèn xanh” để khai thác đường bay sang Mỹ.

Dù vậy, không có thành công nào đạt được dễ dàng. Trong một phiên thảo luận gần đây với CEO Catcha Group Patrick Grove, ông Fernandes đã chia sẻ một số bài học giá trị rút ra được trong thời gian qua.

Tận dụng sức mạnh của Internet và công nghệ mới

Khi mua AirAsia, ông Tony thừa nhận ông rất sợ thất bại. “Tôi không lo bản thân thất bại mà lo cho 250 nhân viên. Nếu chúng tôi thất bại, họ sẽ mất việc”.

Như bất kỳ công ty nào mới khởi nghiệp, AirAsia luôn trong tình trạng thiếu tiền. “Tôi chưa bao giờ nghĩ xa hơn tuần kế tiếp vì chúng tôi thực sự không có nhiều tiền. Chúng tôi không có kinh nghiệm và chỉ có 2 máy bay so với các đối thủ lớn hơn nhiều. Thật đáng sợ”.

Ông cố gắng gọi vốn, xin vay thế chấp, tiếp cận các ngân hàng tín dụng nhưng không thành công. Ông chỉ là một người vừa rút khỏi ngành công nghiệp âm nhạc và đột nhiên quyết định thành lập một hãng hàng không. Đây hoàn toàn không phải câu chuyện có sức thuyết phục.

“Internet chính là cứu tinh của chúng tôi”, ông Fernandes nói.

Nó cho phép AirAsia bán vé trước, có thêm tiền để xoay xở cho đến khi phát triển đủ lớn để được đồng ý cho vay. Nó cũng giúp công ty bán vé trực tiếp cho khách hàng, loại bỏ kênh phân phối truyền thống, cắt giảm chi phí. Theo CEO AirAsia, thương mại điện tử nay chiếm tỉ lệ lớn trong việc kinh doanh của hãng, mang về khoảng hơn 1,5 tỷ USD doanh thu năm ngoái.

Tương tự những ngày đầu, thương mại điện tử chứng minh là “phao cứu sinh” cho AirAsia vài năm gần đây khi cạnh tranh trên thị trường ngày một khốc liệt, dẫn đến giá vé giảm mạnh. Một phần lớn doanh thu đến từ bán hàng hóa và dịch vụ phụ trợ trên mạng, bao gồm mọi thứ từ hành lý xách tay, ghế ưu tiên, suất ăn trên máy bay, Wi-Fi cho đến dịch vụ cho thuê xe hơi, phòng khách sạn.

Làm ra sản phẩm tốt, mọi người sẽ mua nó

Không dễ để bắt mọi người dùng Internet khi mới bắt đầu. “Internet đã có nhưng không ai dùng thẻ tín dụng”, ông nhớ lại. Đây là một thử thách đồng thời cũng là cơ hội. “Tôi hiểu người Malaysia rất rõ. Nếu bạn đưa ra một giao dịch có lợi, họ sẽ tìm cách mua nó… Chúng tôi sẽ tìm ra cách”.

Ngay cả đại dịch SARS năm 2002 cũng không làm họ nhụt chí. Thời điểm ấy, khách du lịch trở nên thận trọng hơn khi bay nhưng Fernandes lại thấy nó chính là thời cơ để xây dựng thương hiệu. “Tôi đi đến nhóm tiếp thị và nói: “hãy tăng gấp ba lượng quảng cáo lên”. Họ hỏi tôi đã uống thuốc mê gì vậy. Bởi không ai quảng cáo, tôi nói, “giảm giá đi”. Tôi hiểu người Malaysia – nếu hạ giá đủ thấp, họ sẽ mạo hiểm cả mạng sống của mình”.

Nhìn về nơi chưa ai nhìn

Dù ban đầu tập trung vào thị trường nội địa, AirAsia vẫn nhìn thấy cơ hội khổng lồ tại các nước Đông Nam Á còn lại do chưa đối thủ nào tiến hành. “Mọi người tập trung vào Ấn Độ, Trung Quốc… còn tôi nghĩ có 700 triệu người đang ở đây, tại sao không ai muốn làm”, ông Fernandes hồi tưởng.

Họ đã tận dụng lợi thế của người tiên phong và bay đến các điểm chưa ai phục vụ. Từ các nước ASEAN, AirAsia mở rộng sang Ấn Độ rồi đến Trung Quốc.

Cơ hội không đến thường xuyên, hãy nắm lấy nó

Không phải ai cũng biết, trước khi gia nhập ngành ghi âm và hàng không, ông Fernandes từng là kế toán tại các công ty của tài phiệt Anh Richard Branson. Ông Branson sở hữu tập đoàn Virgin, công ty mẹ của hãng hàng không Virgin Atlantic.

Tuy nhiên, ông không dễ để có công việc này mà khi đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường bảo ông “Đi xuống địa ngục đi”. May mắn là trên đường ra khỏi phòng, ông nhìn thấy Branson đi vào. “Tôi nghĩ có nên làm người Malaysia xấu hổ và chỉ mỉm cười rồi bước đi hay nắm lấy cơ hội này”. Sau đó, họ bắt đầu trò chuyện và dường như nhìn thấy gì đó đặc biệt ở Fernandes, Branson đã cho ông công việc. Vài năm sau, họ trở thành những người bạn chí cốt và cùng nhau lập AirAsia X, khai thác các đường bay đến Trung Đông, Úc và châu Âu.

“Nếu có bài học nào đó, đó chính là cơ hội không đến thường xuyên nên nếu thấy nó, hãy nắm lấy”.

Theo Du Lam

ICTNews

Đọc tiếp »

Vietjet ký các hợp đồng, thỏa thuận trị giá 4,7 tỷ USD trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Trong số 4,7 tỷ USD Vietjet ký kết có 3,6 tỷ USD là hợp đồng mua 215 động cơ máy bay kèm dịch vụ kỹ thuật, bảo dưỡng của CFM.

Ngày 31/5 tại Washington D.C, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur L. Ross, Jr, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet và Công ty CFM International- một liên doanh giữa GE và Safran đã ký hợp đồng cung cấp 215 động cơ máy bay kèm theo dịch vụ kỹ thuật, bảo dưỡng. Hợp đồng này trị giá 3,6 tỷ USD và được thực hiện trong vòng 12 năm.

Theo bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc Vietjet, hãng định hướng sử dụng những dòng máy bay và động cơ tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi trường và dòng động cơ theo hợp đồng này giúp Vietjet tiết kiệm tới 15% lượng nhiên liệu tiêu hao, kèm theo các dịch vụ toàn diện về bảo dưỡng, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo.

Cũng trong dịp này, Vietjet và Công ty GECAS thuộc tập đoàn GE đã ký Bản Ghi nhớ Hợp đồng cung cấp tài chính Thuê mua tàu bay trị giá 1 tỷ USD cho 10 máy bay mà VietJet đặt hàng từ các nhà sản xuất.

Bên cạnh đó, Vietjet cũng đã ký kết với tập đoàn Honeywell Aviation hợp đồng cung cấp và bảo dưỡng kỹ thuật động cơ phụ (APU) cho 98 máy bay trị giá 180 triệu USD. Thoả thuận này sẽ giúp đội bay của Vietjet được bảo dưỡng theo tiêu chuẩn hàng đầu thế giới.

Theo Hà Mai

Trí Thức Trẻ

Đọc tiếp »

Thứ Hai, 8 tháng 5, 2017

Sheryl Sandberg: Đứng dậy sau mất mát với "Phương án B"

Giám đốc điều hành Facebook và Adam Grant, Giáo sư Đại học Wharton (Mỹ) vừa ra mắt quyển sách mang tên

Option B: Facing Adversity, Building Resilience, and Finding Joy (tạm dịch: "Phương Án B: Đối diện Khủng hoảng, Phục hồi và Tìm lại niềm vui).

Quyển sách này được Forbes đánh giá sẽ là "bom tấn" của năm nay. Quyển sách được đặt tên từ lời khuyên của một người bạn dành cho Sandberg sau khi chồng cô, Dave Goldberg - CEO của SurveyMonkey đột ngột qua đời năm 2015.

Phần lớn nội dung quyển sách, Sandberg chia sẻ lời khuyên của cô về cách phục hồi sau khủng hoảng và tìm lại niềm vui trong cuộc sống.

Đừng để nỗi sợ ngăn bạn sống tiếp

Trong quyển Option B, Sandberg đã chia sẻ rằng "chúng ta gieo những hạt giống của sự kiên cường khi xử lý các sự biến tiêu cực trong đời". Suy nghĩ này là nền tảng cho quá trình vực dậy bản thân và dần vượt qua những điều không vui trong cuộc sống. Sandberg cho biết suy nghĩ trên của cô bắt nguồn từ một nghiên cứu do nhà tâm lý học Martin Seligman thực hiện.

“Martin Seligman đã phát hiện ra rằng có 3 chữ P ngăn cản quá trình chúng ta hồi phục sau khủng hoảng: (1) Personalization (cá nhân) - niềm tin rằng chúng ta là người có lỗi trong mọi việc bất hạnh xảy ra; (2) Pervasiveness (mức độ lan tỏa) - niềm tin rằng một sự kiện xảy ra sẽ tác động đến tất cả các mặt của cuộc sống; và (3) Permanence (sự vĩnh viễn) - niềm tin rằng hậu quả sau mỗi sự cố sẽ kéo dài mãi mãi", Sandberg viết.

Để giải quyết 3 chữ P này, Sandberg chọn cách "dần dần lấy lại sự chủ động trong công việc". Sandberg chia sẻ: "Tôi đã nói với bản thân mình điều mà tôi đã từng nói với những người tự ti vào bản thân: tôi không cần hướng đến sự hoàn hảo. Tôi không ép mình lúc nào cũng tin vào bản thân. Tôi chỉ cần tin rằng tôi có thể cố sức làm từng chút một tốt hơn, chỉ cần nhích lên từng chút một thôi".

Mười ngày sau khi chồng qua đời, Sheryl Sandberg đã trở lại làm việc. Cô cho biết công việc giúp cô quên đi cảm giác mất mát. Cũng nhờ công việc, cô nhận thấy những điều khác trong cuộc sống của mình cũng không quá tồi tệ.

Song, Sandberg hiểu không phải ai cũng chọn cách lao đầu vào công việc như mình. Vì vậy, sau đó cô đã công bố chính sách nghỉ 20 ngày dành cho những nhân viên của Facebook có người thân vừa qua đời. Nếu người mất là họ hàng xa thì nhân viên sẽ được nghỉ phép 10 ngày.

Bật lên từ thất bại trong công việc

Sandberg chia sẻ các bí quyết để tiếp tục làm việc sau khi gặp thất bại trong công việc: Tại Facebook, các nhà quản lý nhận ra rằng "để khuyến khích nhân viên chấp nhận rủi ro, chúng tôi phải động viên tinh thần học từ thất bại".

Cô cho biết các nhóm học được từ thất bại có hiệu suất công việc vượt trội hơn những nhóm không làm được điều này. Sandberg khuyến khích các công ty tạo ra văn hóa "xem thất bại là cơ hội học hỏi" và văn phòng là nơi mọi người có thể "yên tâm chia sẻ các thất bại của mình".

Theo Sandberg, chúng ta cần học cách lắng nghe các phản hồi thực sự. Sandberg kể, có nhiều người đã chỉ trích cô về cách đối diện với các vấn đề trong cuộc sống. Điều này đã làm cô bị "sốc", nhưng đồng thời cũng làm cô hiểu ra những góp ý xây dựng trong công sở thường nhạy cảm và khó nghe, nhưng cần thiết.

Khi người khác nhìn thấy điều mình không thấy

Trong quyển sách Option B, Sandberg đã viết rằng: "Chúng ta đều có những điểm mù - những điểm yếu mà người khác thấy trong lúc chúng ta thì không. Đôi khi chúng ta phủ nhận những điều này. Hoặc chúng ta đơn giản là không biết mình đã làm sai điều gì. Người dạy tôi nhiều nhất trong sự nghiệp chính là người chỉ ra những điểm mà tôi không nhìn thấy".

Đây là lý do chúng ta không nên để cảm xúc cá nhân chi phối sự học hỏi trong công việc.

“Cởi mở với chỉ trích đồng nghĩa rằng bạn sẽ có thêm nhiều phản hồi khác, và như vậy sẽ làm bạn tốt hơn. Một cách để giảm bớt áp lực của sự chỉ trích là đánh giá xem bạn nên xử lý các góp ý này thế nào".

Khả năng lắng nghe các phản hồi là một dấu hiệu của sự phục hồi. Những ai lắng nghe tốt sẽ có thêm sức mạnh để vượt qua nghịch cảnh.

Sandberg khuyên rằng: "Một trong những cách để hiểu rõ bản thân là nhờ người khác cầm giúp mình tấm gương". Nếu bạn chào đón các lời phê bình, cô nhấn mạnh, bạn có thể học được rất nhiều từ những điều đó.

Theo Lâm Nghi

Theo Trí Thức Trẻ/DNSG

Đọc tiếp »

Muốn mua hàng tốt với giá "hời", hãy học ngay nghệ thuật mặc cả của người Do Thái

Hãy cùng xem những nguyên tắc mà người Do Thái áp dụng để có thể mua được món đồ tốt với giá cả phải chăng

Trong quan hệ mậu dịch quốc tế, thương nhân Do Thái không chỉ nổi tiếng vì tài năng kinh doanh của mình, mà còn rất nổi tiếng vì thói quen thích mặc cả. Ngay đến người Do Thái cũng tự chế giễu về tính cách thích mặc cả của mình trong những câu chuyện cười.

Abrams bước vào cửa hiệu và bắt đầu trả giá. Món hàng có gắn bảng giá 15 đô la đã được trả xuống còn 10 đô la, rồi tiếp tục hạ xuống 9,97 đô la. Anh ta vẫn chưa hài lòng, hi vọng có thể tiếp tục trả giá xuống mức 9,96 đô la.

Nhân viên bán hàng lên tiếng: "Đó đã là giá thấp nhất rồi, không thể rẻ hơn được nữa". Abrams vẫn kiến nhẫn đòi nhân viền bán hàng phải giảm xuống mức 9,96 đô la.

Nhân viên bán hàng tỏ ý không bằng lòng: "Tuyệt đối không thể, dù chỉ một đồng cũng không thể hạ xuống được nữa". Abrams vẫn chưa tỏ ý đầu hàng.

Nhân viên bán hàng lại lên tiếng: "Thưa ông, chỉ vì 1 cent mà cứ kỳ keo với nhau thì thật là chuyện khống đáng. Sự thật là chúng tôi không thể hạ giả thấp hem được nữa. Lâu nay ông đều mua nợ ở chỗ chúng tôi, nay thêm 1 cent thì cũng có quan hệ gì đâu?"

Abrams đáp lời: "Sở dĩ tôi kỳ keo bớt giá, là vì tồi rất yêu chuộng hàng hóa ở chỗ các anh. Giảm được một cent, nhỡ có bị tôi quỵt nợ, chẳng phải cửa hàng của các anh đã bớt tổn thất được 1 cent đó sao ?".

Thích mặc cả là một chuyện, mặc cả như thế nào lại là một chuyện khác. Các thương nhân Do Thái đã cho chúng ta những nguyên tắc cơ bản:

Thứ nhất, trên thực tế mặc cả là vấn đề ai có thể thuyết phục ai trong hoạt động mua bán song phương. Cùng một thương phẩm, bên bán luôn tìm mọi cách để nói là tốt, bên mua cũng cố gắng để nói chưa đạt.

Thứ hai, trả giá cần phải nêu được lý do. Bới lông tìm vết là điều cần thiết phải làm, nhưng đó phải là những khuyết điểm không mang tính thực chất hoặc có thể khắc phục được.

Có một nông dân Do Thải tên là Billy lên chợ mua được một con ngựa. Vừa về đến nhà, ông đã hớn hở khoe với vợ:

"Hôm nay ở đầu đường, tôi đã mua được một con ngựa từ một người Gypsy. Con ngựa giá 100 đồng, mà tôi mua chỉ mất có 50 đồng".

"Tốt quả rồi! 50 đồng đã mua được một con ngựa tốt".

"Có điều, củng chẳng tốt gì lắm, bởi vì nó chỉ là một con ngựa nhỏ".

"Thế không đáng giá 50 đồng sao?"

"Có điều, ngựa rất khỏe mạnh".

"Ôi! Nhỏ nhưng khỏe mạnh. Đương nhiên rất tốt".

"Tốt gì mà tốt, đó là một con ngựa bị què chân".

"Cái gì ? Ngựa què chân? Mua một con ngựa như thế để làm gì?"

"Tôi đã chữa trị cho con ngựa ấy rồi. Tôi đã rút ra một cây đinh ở móng sau của nó, sau đó lại dùng thuốc đắp lên. Bây giờ nó đã không còn què nữa".

"Ông thật là người may mắn! Chỉ dùng 50 đồng đã mua được một con ngựa tốt".

Câu chuyện chỉ là một đoạn đối thoại giữa hai vợ chồng, nhưng đã biểu hiện được toàn bộ bí quyết đàm phán trả giá của người Do Thái. Đứng từ góc độ người bán, câu chuyện cũng cung cấp rất nhiều kinh nghiệm cho việc đàm phán giá cả.

Trước tiên, phải có sự chuẩn bị tốt trước sự mặc cả của bên mua. Vì vậy, trước tiên cần phải đẩy giá bán lên cao, thậm chí có thể lên 200% - 300% giá thật. Người mua không trả xuống quá cái mức ấy, bên bán tự nhiên sẽ kiếm được tiền. Trả xuống bằng hoặc thấp hơn giá ấy thì nhất quyết không bao giờ bán. Quyền chủ động đều nằm cả trong tay mình.

Thứ hai, đối với những lời chê bai của bên mua, nhất thiết phải đưa ra được những câu trả lời tích cực, biến khuyết điểm thành ưu điểm.

Cuối cùng, đối với những sai lầm rõ ràng của bên mua, bên bán cũng không được khinh suất, cũng không được tỏ ý đắc thắng. Không ít người vì thiếu cảnh giác mà mất cả vốn lẫn lời.

Nắm bắt được những nguyên tắc mặc cả trên đây, vận dụng linh hoạt vào trong kinh doanh, chắc chắn sẽ mang lại những hiệu quả nhất định.

* Nội dung trích từ cuốn sách "Bí quyết kinh doanh của người Do Thái"

Pha Lê

Theo Trí Thức Trẻ

Đọc tiếp »

Vissan lãi đậm nhờ giá lợn hơi rớt giá

Trong quý 1 vừa qua, dù doanh thu giảm nhưng lợi nhuận của Vissan bất ngờ tăng mạnh ngờ hưởng lợi từ giá lợn đầu vào giảm mạnh.

Công ty cổ phần Kỹ nghệ súc sản (Vissan - mã chứng khoán VSN) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2017 trong đó đáng chú ý là lợi nhuận tăng mạnh dù doanh thu giảm.

Theo đó, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ quý vừa qua của Vissan đạt 750 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2016. Tuy nhiên, do giá vốn giảm sâu nên lợi nhuận gộp thu về tăng mạnh, đạt 193 tỷ đồng, tăng 18% so cùng kỳ.

Kết quả này khiến lợi nhuận sau thuế quý 1 đạt gần 48 tỷ đồng, tăng gần 16% so cùng kỳ năm ngoái. Theo Vissan, lợi nhuận tăng mạnh chủ yếu do giá heo hơi đầu vào bình quân quý 1/2017 giảm 27,2% so cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh đó, chi phí hoạt động của công ty tăng chủ yếu do phát sinh thêm các khoản chi phí vì xác định lại giá trị doanh nghiệp như chi phí phân bổ lợi thế kinh doanh, chi phí phân bổ công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao. Tuy nhiên, do giá vốn giảm nhiều hơn chi phí hoạt động tăng đã đẩy lợi nhuận của công ty tăng mạnh.

Từ đầu năm 2017, giá lợn hơi của người nông dân trên cả nước đã xuống đến mức thấp kỷ lục. Đáng chú ý, giá lợn hơi xuất chuồng tại tỉnh Đồng Nai đã giảm 40% so với giá bình quân năm 2016. Trong khi một số tỉnh phía Bắc, giá lợn hơi bán tại chuồng xuống thấp kỷ lục, chỉ còn khoảng 23.000 - 25.000 đồng/kg.

Theo Hòa Lộc

Doanh nghiệp Việt Nam

Đọc tiếp »

Cuộc gặp Thủ tướng với doanh nghiệp: Hàng loạt kiến nghị trước “giờ G”

Dự kiến ngày 15/5 tới đây Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp năm 2017 sẽ diễn ra tại Hà Nội với chủ đề “Đồng hành cùng doanh nghiệp”. Trước khi cuộc gặp diễn ra đã có hàng loạt kiến nghị được gửi tới.

Theo thông tin từ Văn phòng Chính phủ , dự kiến ngày 15/5 tới đây Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp năm 2017 sẽ diễn ra tại Hà Nội với chủ đề “Đồng hành cùng doanh nghiệp”.

Đây là cuộc gặp được cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng, là nơi các doanh nghiệp, doanh nhân được trình bày các khó khăn, vướng mắc, cũng như các kiến nghị, đề xuất trực tiếp tới Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài ra, Hội nghị cũng sẽ sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, đề xuất những giải pháp để thực hiện có hiệu quả hoặc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết.

Trước khi cuộc gặp chính thức diễn ra, đã có khoảng gần 500 kiến nghị của hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp gửi về Văn phòng Chính phủ và Phòng Thương mại và công nghiệp VCCI. Các kiến nghị sẽ được chuyển tới các bộ ngành, cơ quan theo thẩm quyền giao nghiên cứu xử lý, sai đó VCCI sẽ tổng hợp lại báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Trao đổi với BizLIVE, ông Trần Văn Lĩnh – Chủ tịch Công ty Thuỷ sản Thuận Phước Lĩnh cho rằng cuộc găp của Thủ tướng đối với cộng đồng doanh nghiệp cho thấy sự nỗ lực rất nhiều trong việc thực hiện lời hứa xây dựng Chính phủ kiến tạo, phục vụ.

Tuy nhiên, theo ông Lĩnh, mặc dù có nhiều nỗ lực xong điều mong muốn nhất của doanh nghiệp để nâng cao sức cạnh tranh đó là giảm chi phí thì vẫn còn chưa thực hiện được.

“Giá sản xuất các mặt hàng của chúng ta vẫn còn cao và kém cạnh tranh quá. Giá nguyên liệu đắt, chi phí sản xuất lớn, chi phí vận chuyển cao. Một container từ Hải Phòng vào TP.HCM còn đắt hơn Đà Nẵng đi Nhật Bản. Lãi suất ngân hàng thì rất cao so với trong khu vực...”, ông Lĩnh nói.

Vị chủ doanh nghiệp này mong rằng sau cuộc gặp của Thủ tướng sẽ là sự xắn tay thực sự của tất cả các bộ ngành, chính quyền địa phương trong việc giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Cũng gửi kiến nghị tới cuộc gặp, đại diện Nhóm công tác Công nghiệp ô tô, xe máy (VBF) cho biết, mặc dù ô tô là ngành nghề có điều kiện chính thức từ tháng 7/2017 tới đây nhưng cho đến thời điểm này vẫn chưa có điều kiện cụ thể nào cho doanh nghiệp được đưa ra.

“Bộ Công thương, Bộ Giao thông vận tải nên phối hợp với các bộ ngành và doanh nghiệp có liên quan để thiết lập điều kiện kinh doanh cần thiết, khả thi và minh bạch càng sớm càng tốt”, nhóm công tác của VBF kiến nghị.

Còn Nhóm công tác du lịch (VBF) kiến nghị Chính phủ tiếp tục xem xét miễn visa cho công dân các nước là thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam.

Cũng liên quan đến vấn đề du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam cũng đề nghị Chính phủ xem xét tiếp tục miễn visa cho công dân 5 nước Tây âu (Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Ý) và Belarusia trong 5 năm (từ 2017-2022).

Ngoài ra xem xét miễn visa cho một số quốc gia khác như Ấn Độ, Úc, Canada và một số các nước ở Đông Âu.

Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho rằng việc triển khai visa điện tử là tạo điều kiện cho công dân 40 quốc gia khi xin vào Việt Nam. Nhưng điều đó là không đủ. Đối với tất cả quốc gia, việc miễn visa luôn là vũ khí cạnh tranh để thu hút khách.

Trong khi đó, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hoá kiến nghị xem xét giải quyết khó khăn liên quan đến thủ tục hành chính. Theo hiệp hội này, thời gian qua thủ tục hành chính đã được cải thiện, tuy nhiên khi doanh nghiệp đến giải quyết các thủ tục liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, chấp thuận chủ trương đầu tư, tiếp cận đất đai… thì vẫn còn tình trạng kéo dài, gây khó cho doanh nghiệp.

“Bên cạnh đó một số cán bộ công chức có thái độ chưa đúng mực khi làm việc với doanh nghiệp, mặt khác một số cán bộ khi thực hiện phần việc mình phụ trách cho thấy hiểu biết còn hạn chế, thiếu thực tế, cứng nhắc nên những khó khăn tồn đọng của doanh nghiệp không được giải quyết kịp thời, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hoá cho biết.

Còn Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đề nghị Chính phủ, bộ ngành đề xuất Quốc hội sớm ban hành Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, Luật về xử lý nợ xấu.

Ngoài ra, hiệp hội này cũng kiến nghị Chính phủ nghiên cứu thành lập các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp, quỹ sáng kiến khởi nghiệp, tạo cơ chế cho sự phát triển của doanh nghiệp, kêu gọi vốn đầu tư, hình thành các vươn ươm khởi nghiệp để hỗ trợ các ý tưởng kinh doanh từ khi nghiên cứu đến lúc thực hiện hoá…

Theo N.Mạnh

Bizlive

Đọc tiếp »