Khi mua nước đóng chai, người tiêu dùng cảm thấy họ đang mua sắm thông minh và bảo vệ sức khỏe trong khi thực tế là có thể họ đang uống nước máy đắt hơn giá trị thật… 2.000 lần.
Khi doanh thu của các loại nước ngọt soda giảm, Coke và Pepsi đều tìm cách thúc đẩy doanh số bằng cách tập trung vào thị trường nước lọc đóng chai.
Doanh thu ngành nước lọc đóng chai tại Mỹ đã tăng gấp đôi trong khoảng 15 năm qua, trong đó riêng người Mỹ đã tiêu thụ 11,7 tỷ gallon (tương đương khoảng 44,3 tỷ lít) nước lọc đóng chai trong năm 2015. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi nổ ra xung quanh vấn đề sức khỏe của loại đồ uống này.
“Trong khi các nhà máy xử lý nước trong thành phố phải công khai thông tin về quy trình xử lý và kết quả thử nghiệm ô nhiễm với người tiêu dùng thì các công ty này lại không bị yêu cầu công khai quy trình” - Paul Pestano, một chuyên gia thuộc nhóm nghiên cứu về môi trường cho biết.
Theo ông Paul Pestano, người tiêu dùng không thể yên tâm hoàn toàn khi chưa biết được quy trình xử lý hoặc các công nghệ lọc đã được sử dụng thế nào trong nước đóng chai. Nói cách khác, nước đóng chai vẫn được quảng cáo là tốt hơn, an toàn hơn nhưng các công ty hoàn toàn không đưa ra được bằng chứng cụ thể để chứng minh.
Trong một nghiên cứu năm 2008, nhóm nghiên cứu về môi trường đã phát hiện 38 hợp chất gây ô nhiễm có trong nước đóng chai của 10 thương hiệu nổi tiếng. Trong đó, có 2 thương hiệu đã xử lý hóa chất từ nước máy.
Vậy tại sao người tiêu dùng vẫn sẵn sàng bỏ tiền ra mua nước đóng chai của các hãng nổi tiếng dù chưa kiểm soát được chất lượng?
Câu trả lời ở đây chính là THƯƠNG HIỆU!
“Nước đóng chai thực chất chỉ là mánh khóe tiếp thị của thế kỷ. Các công ty sản xuất nước đóng chai đã cố gắng thuyết phục người tiêu dùng rằng mua nước lọc đóng chai giúp bảo vệ sức khỏe tốt hơn các loại nước ngọt có đường” - biên tập viên John Jewell của tờ The Week từng phát biểu.
Tuy nhiên, nước đóng chai không đơn thuần là đồ uống thay thế soda, đây còn là thứ nước máy rẻ và thân thiện với môi trường. Khi mua nước đóng chai, người tiêu dùng cảm thấy họ đang mua sắm thông minh và bảo vệ sức khỏe trong khi thực tế là có thể họ đang uống nước máy đắt hơn giá trị thật… 2.000 lần.
Mánh khóe tiếp thị tập trung vào vấn đề sức khỏe và bảo vệ môi trường chính là những gì mà hai ông lớn Coke và Pepsi đang theo đuổi để gia tăng doanh số bán hàng.
Nước lọc hiện đang là loại đồ uống hot nhất trên thị trường đồ uống không cồn với mức tiêu thụ lớn nhất từ các thương hiệu Dasani, Aquafina và Poland Springs đã tăng từ 6,5% lên 11,4% trong năm 2015. Trong khi đó, lượng tiêu thụ của Coca Cola tại Mỹ đã giảm 1% và lượng tiêu thụ của Pepsi giảm mạnh hơn ở mức 3,2%.
Đó là lý do cả hai ông lớn trong ngành đồ uống này đều đang nỗ lực tìm ra giải pháp tăng doanh thu trên thị trường đồ uống.
Trong một bài phát biểu hồi tháng tư, Indra Nooyi – CEO Pepsi cho biết 25% doanh số bán hàng toàn cầu của công ty này đến từ các loại soda. Công ty cũng đang tập trung vào các loại đồ ăn nhẹ lành mạnh và đồ uống không carbon.
Tương tự, Coco Cola cũng tập trung phát triển các loại đồ uống lạnh mạnh như trà, nước hoa quả và nước đóng chai do doanh số bán các loại soda sụt giảm.
Hiện nay, ngành kinh doanh nước đóng chai – một ngành vốn không cần đầu tư, đang có giá trị khoảng 13 tỷ USD và hứa hẹn sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh. Và đây là cơ hội cho Coke cũng như Pepsi duy trì vị thế của mình trong ngành đồ uống.
Khánh Ly
Theo Trí Thức Trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét