Lưu ý:

Thứ Hai, 8 tháng 5, 2017

Đa cấp Thiên Ngọc Minh Uy “lột xác” thành Nhã Khắc Lâm, Bộ Công thương lên tiếng

Bộ Công thương khẳng định công ty TNHH Nhã Khắc Lâm do chưa hoàn thành các thủ tục cần thiết nên chưa được phép tổ chức bán hàng đa cấp.

Trong thời gian vừa qua, dư luận đã đặt vấn đề nghi vấn về việc công ty con Nhã Khắc Lâm sẽ đảm nhiệm bán hàng đa cấp của công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy, còn bản thân Thiên Ngọc Minh Uy sẽ chuyển thành mô hình tập đoàn. Trong thông cáo phát đi chiều nay (28/4) Bộ Công thương đã thông tin rõ vụ việc.

Cụ thể, ngày 27/3 vừa qua, Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương đã nhận được hồ sơ về việc Công ty TNHH MTV Gano Excel Việt Nam, mã số doanh nghiệp 0313233676 (đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 27/4/2015 tại TP Hồ Chí Minh; cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp từ ngày 30/11/2015) được tiếp tục hoạt động từ ngày 4/4/2017 sau khi xin tạm dừng hoạt động từ ngày 17/7/2016.

Trong thời gian đó, Công ty TNHH MTV Gano Excel Việt Nam đã thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh: Đổi tên công ty từ Công ty TNHH MTV Gano Excel Việt Nam sang Công ty TNHH Nhã Khắc Lâm và chuyển chủ sở hữu công ty từ bà Bồ Thị Cẩm Nhung sang ông Huỳnh Vĩnh Lợi.

Sau khi sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh, Công ty TNHH MTV Gano Excel (với tên gọi mới là Công ty TNHH Nhã Khắc Lâm) đã nộp hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp để thay đổi tên công ty và chủ sở hữu.

Căn cứ theo quy định tại Nghị định 42/NĐ-CP, ngày 13/4/2017, Cục Quản lý cạnh tranh đã có thông báo số 137/TB-QLCT về việc xác nhận hồ sơ thông báo tiếp tục hoạt động bán hàng đa cấp của Công ty TNHH MTV Gano Excel (với tên gọi mới là Công ty TNHH Nhã Khắc Lâm).

Tuy nhiên, Bộ Công thương khẳng định, đến nay, do chưa hoàn thành việc bổ sung hồ sơ, thủ tục cho việc sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp nên Công ty TNHH Nhã Khắc Lâm chưa được phép tổ chức bán hàng đa cấp.

Còn đối với công ty Thiên Ngọc Minh Uy, Bộ Công thương cho biết đã nhận được hồ sơ thông báo chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp của công ty từ ngày 26/4.

Căn cứ hồ sơ thông báo chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp của Công ty TNMU, Bộ Công Thương đã có văn bản yêu cầu Công ty TNMU thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 42/2014/NĐ-CP và tuân thủ các trình tự, thủ tục chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BCT. Cụ thể:

- Niêm yết công khai Thông báo chấm dứt hoạt động tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, trang thông tin điện tử của Công ty và thông báo cho tất cả người tham gia bán hàng đa cấp của Công ty;

- Xây dựng phương án tiếp nhận, giải quyết khiếu nại và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người tham gia bán hàng đa cấp của Công ty tại trụ sở chính của Công ty và các địa phương thông qua các Chi nhánh của Công ty theo quy của pháp luật.

Theo Đức Minh

Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Thị trường văn phòng ở châu Á - Thái Bình Dương hút khách thuê trong năm 2017

Tại Hồng Kông, giá thuê dự báo của khu vực trung tâm đã được điều chỉnh tăng lên do nhu cầu cải thiện từ các công ty Trung Quốc Đại Lục. Giá thuê tại Singapore dự đoán sẽ tăng vào thời điểm cuối năm 2017 với nhiều dự án mới đang được triển khai.

Đó là thông tin mới đây từ CBRE, công ty chuyên về bất động sản có quy mô quốc tế, về thị trường.

Theo CBRE, Trong quý 1/2017, lợi nhuận đầu tư của khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng 6,2 % so với cùng kì năm ngoái nhờ vào tâm lí tự tin của nhà đầu tư dù tăng trưởng giao dịch không đáng kể so với cùng kì năm ngoái.

Ông Henry Chin, Trưởng Bộ phận Nghiên Cứu CBRE châu Á - Thái Bình Dương cho biết: “Trong khu vực, hiệu suất đầu tư có sự phân cấp theo từng thị trường khác nhau. Thị trường Singaporevà Nhật Bản ghi nhận hoạt động đầu tư sôi động nhất. Nhiều nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội “phản chu kì” tại Singapore, và ba giao dịch dự án văn phòng lớn đã được các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thành công trong quý này. Tại Nhật Bản, các nhà đầu tư có nhiều nhu cầu tìm kiếm các tài sản với lợi nhuân cao hơn tại các thành phố ngoại ô Tokyo, đặc biệt có thể kể đến Yokohama trong quý này.”

Trong khi đó, lợi nhuận đầu tư trong quý tại Úc giảm mạnh; đây được cho là nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm trong giao dịch. Lợi nhuận đầu tư trong quý tại Trung Quốc cũng giảm với giá trị giao dịch dưới 250 triệu đô la Mỹ. Các nhà đầu tư đã tìm đến các giao dịch nhỏ hơn tại Trung Quốc, bao gồm các tòa nhà văn phòng nằm ở khu vực ngoài trung tâm tại các thành phố cấp 1 trong quý 1/2017.

Với sự kiểm soát chặt chẽ hơn về dòng vốn đầu tư, đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đã chậm lại với ít giao dịch giá trị lớn. Một số nhà đầu tư Trung Quốc đã chọn tham gia vào những giao dịch trị giá thấp hơn. Đầu tư ra nước ngoài từ HongKong và Bắc Mỹ đã khởi sắc. Một số quỹ đầu tư bất động sản đã tận dụng vốn để đầu tư tại Nhật Bản, trong khi hai công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hồng Kông đã mua lại một số tòa nhà văn phòng tại Singapore.

Phân khúc văn phòng: Tại Tokyo tăng mạnh nhưng giảm nhẹ ở Singapore

Đối với phân khúc văn phòng, các dự án cao cấp lớn sắp hoàn thiện tại Trung Quốc và Singapore, cùng những ưu đãi cao tại Úc và Seoul dẫn đến việc khách thuê chú trọng vào chất lượng và giá trị khi chuyển văn phòng. Các hoạt động cho thuê được chi phối bởi các ngành công nghệ, truyền thông, viễn thông và các tổ chức tài chính trong nước.

Tại thị trường bán lẻ trong khu vực, tổng quan tình hình cho thuê đã cải thiện. Tuy nhiên, phần lớn các nhà bán lẻ tại châu Á - Thái Bình Dương vẫn cẩn trọng và bày tỏ nhu cầu lớn hơn trước các cơ hội với mức giá hợp lý. Tại Trung Quốc, thị trường hàng cao cấp ghi nhận mức tăng trưởng một con số do sự tiêu thụ hàng cao cấp chủ yếu được gói gọn trong thị trường nội địa.

Giá thuê văn phòng hạng A tại Tokyo hiện đang đạt đến mức cao đỉnh điểm, nhưng việc giá thuê tại Sydney và Melbourne tiếp tục tăng và giá thuê tại Singapore sụt giảm nhẹ đã khiến mức tăng trưởng giá thuê văn phòng trong khu vực duy trì ở mức tăng ổn định 0,6 % theo quý.

Phần lớn các thị trường văn phòng tại châu Á - Thái Bình Dương sẽ thu hút khách thuê trong năm 2017. Tại Hồng Kông, giá thuê dự báo của khu vực trung tâm đã được điều chỉnh tăng lên do nhu cầu cải thiện từ các công ty Trung Quốc.đại lục. Giá thuê tại Singapore dự đoán sẽ tăng vào thời điểm cuối năm 2017 với nhiều dự án mới đang được triển khai.

Giá thuê bán lẻ trung bình tăng 0,6% so với quý trước, ảnh hưởng bởi Tokyo và tốc độ suy giảm chậm lại tại Hồng Kông.

Ngành hàng ăn uống vẫn chi phối nguồn cầu của thị trường bán lẻ, với các nhãn hiệu nội địa độc lập đang ngày càng năng động hơn. Các ngành hàng hoạt động sôi nổi khác bao gồm vật dụng gia đình, dụng cụ thể thao và câu lạc bộ giải trí.

Giá thuê kho bãi tăng khoảng 0,2 % so với quý trước do tăng trưởng giá thuê tại các thành phố cấp 1 của Trung Quốc và khu vực Thái Bình Dương.

Tại Seoul, sự phát triển của ngành kinh doanh thực phẩm tươi sống trực tuyến đang thúc đẩy nhu cầu về kho vận, trong khi đó tại Singapore đang có nhu cầu về diện tích chứa chất bán dẫn.

Thế Trần

Theo Trí Thức Trẻ

Đọc tiếp »

Nguyên tắc số 0 bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng cần phải biết

“Số 0 sẽ chẳng mang nghĩa lý gì khi nó đứng một mình. Nhưng khi thêm con số bất kì đứng trước nó, con số đó sẽ trở nên cực kì giá trị”.

Khi còn nhỏ, ông nội gọi tôi lại và hỏi: “Subir, từ 0 đến 9, con số nào quyền lực nhất?”

Không một chút lưỡng lự, tôi trả lời: “Tất nhiên là 9 rồi ạ, vì nó lớn nhất. Số 0 đồng nghĩa với không có gì.”

“Cháu nhầm rồi”, ông bảo. “Hoàn toàn chính xác là số 0 nó sẽ chẳng mang nghĩa lý gì khi nó đứng một mình. Nhưng khi cháu thêm con số bất kì với nó, nó sẽ trở nên cực kì giá trị.”

“Có nghĩa là gì ạ?” Tôi thắc mắc.

“Cháu phải luôn ghi nhớ rằng bất kể cháu là ai, cháu sẽ không là gì nếu thiếu sự giúp đỡ của người khác. Hầu hết mọi người - từ quản lý, nhà lãnh đạo một khi trở nên quyền lực, họ lên giọng với người khác và quên đi vai trò của người ta trong sự thành công của mình. Điều quan trọng ở đây là mỗi chúng ta sẽ chẳng là gì nếu không có sự đóng góp, giúp sức của người khác. Nếu chúng ta biết tận dụng khả năng của người khác kết hợp với năng lực vốn có của mình, kết quả đạt được sẽ mạnh gấp bội lần. Con số 9 bây giờ sẽ thành 90.”

Như nhiều người trưởng thành khác, ông nội tôi sở hữu trí thông minh và kiến thức sâu rộng mà có lẽ rất lâu nữa tôi mới có thể sánh kịp. Trong cuộc sống, đôi khi bạn không trận trọng một vài thứ cho tới khi chúng ra đi. Ông nội tôi qua đời cách đây nhiều năm, nhưng những lời khuyên của ông vẫn còn đó, soi đường chỉ lối cho tôi mỗi ngày. Và kể từ khi tôi có những đứa cháu của riêng mình, dường như những điều ấy ngày càng trở nên đúng đắn hơn.

Quan điểm của nội tôi là nếu thiếu đi sự giúp đỡ của người khác, cuộc sống của ta sẽ thiếu đi phần nào ý nghĩa. Giấc mơ lẫn mục tiêu sống của ta sẽ chẳng thể nào thực hiện được. Nếu bạn muốn tiến về phía trước, bạn cần bàn tay của người khác kéo bạn đi lên, bạn đi từ con số 0 đến con số lớn hơn, và cứ thế, bạn trở nên mạnh mẽ. Bài học của nội tôi tuy nhỏ nhưng đã trở thành kim chỉ nam dẫn đường chỉ lối cho tôi, ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc sống của tôi mãi về sau.

Nếu bạn có bất cứ thách thức nào trong công việc, bạn sẽ chẳng bao giờ thoát khỏi con số 0 trước đó cho tới khi bạn đề nghị sự giúp đỡ người xung quanh. Mỗi chúng ta đều cần ai đó giúp mình đạt được ước mơ và những mục tiêu – trong công việc, chuyện gia đình và ra ngoài xã hội nữa. Hay nói cách khác, như những gì tôi đã viết ở cuốn sách “Sự khác biệt” (The Difference), chúng ta cần học cách đồng cảm và thông cảm với những người xung quanh.

Sự đồng cảm thể hiện mối quan tâm, thấu hiểu cho cảm xúc, suy nghĩ cũng như thái độ của người khác, chúng ta học cách đặt bản thân mình vào chính họ. Nếu thiếu đi sự đồng cảm, khó mà thoát ra khỏi con số 0. Sự đồng cảm có nghĩa rằng mỗi quyết định mà bạn đưa ra mỗi ngày đều không chỉ ảnh hưởng đến bản thân bạn – khi bạn định nghĩa được điều đó, bạn đã bước từ “tôi” sang “chúng tôi”. Và khi bạn bước từ “tôi” sang “chúng tôi”, bạn tự mở ra cho mình một cánh cửa tới cuộc sống hoàn thiện hơn. Và khi bạn trở nên tử tế - đồng cảm – bạn đạt được nhiều hơn những gì bạn muốn.

Nếu bạn là lãnh đạo của một tổ chức nào đó, cách bạn đối xử với nhân viên, nhà cung cấp và khách hàng sẽ quyết định bạn sẽ ở mức 0 hay trở nên thành công thực sự. Điều này cũng tương tự như khi bạn là một công chức mới đắc cử, nếu không có những cử tri, bạn làm sao có được vị trí hiện tại. Là một người bố, người mẹ, những đứa con sẽ làm cho cuộc sống gia đình trở nên trọn vẹn hơn. “3 cây chụm lại nên hòn núi cao”, tập thể sẽ luôn mạnh hơn từng cá thể.

Cách đây không lâu, tôi gặp một nhà điều hành tại một trong 100 khách hàng theo bảng xếp hạng Fortune. Đó là một giám đốc điều hành cực kì thông minh, có tố chất lãnh đạo và khôn ngoan. Anh ta điều hành công việc một cách chặt chẽ và có tính kỷ luật. Anh không phải dạng người có thể chấp nhận những lời bào chữa từ người khác. Và tôi chắc là bạn cũng biết kiểu người không thích những cuộc tán gẫu, mà chỉ hoàn toàn nghiêm túc thôi. Họ thường thông minh và tài năng nhưng thiếu đi sự thấu hiểu và đồng cảm. “John” có xấp xỉ 20 lần phản ánh trực tiếp và hàng trăm lần theo cách gián tiếp. Người đàn ông làm việc không mệt mỏi, anh ta cực kì đòi hỏi ở chính mình và chính những người xung quanh.

Tôi bắt đầu cuộc trò chuyện với John bằng cách hỏi anh ấy kỳ nghỉ vừa qua của anh như thế nào. Tôi thích mở đầu một cuộc hội thoại như vậy vì nó phần nào giảm bớt đi sự căng thẳng quanh đây và giúp tôi hiểu hơn về khách hàng của mình. Nó mang tính chất khêu gợi nhưng thật bất ngờ thay, John đã dành 15 phút để kể về chuyến du lịch của anh ta (ngoài thời gian dự tính của chúng tôi). Anh ta miêu tả chuyến đi tuyệt vời ra sao và rõ ràng mà nói, kì nghỉ đó thực sự có ảnh hưởng sâu sắc đối với John. Khi John kể xong câu chuyện của mình, tôi bèn nói: “John này, kỳ nghỉ của anh có vẻ tuyệt vời quá; đồng đội của anh nghĩ như thế nào?” Anh ta đáp: “Tôi không nói chuyện với họ; chẳng có gì để phải bàn với họ về chuyện đó. Đó không phải là văn hóa công ty tôi. Anh biết điều đó chứ, Subir?”

Tôi không ngần ngại đáp trả John: “Thế, anh thử thay đổi văn hóa xem sao. Nếu anh muốn mọi người quan tâm đến tổ chức của mình, hãy chỉ cho họ thấy rằng anh đang thực sự để ý và quan tâm đến họ. Nếu anh dành thời gian kể cho tôi về chuyến du lịch của mình, anh cũng có thể làm điều tương tự với những nhân viên cấp dưới của anh. Chia sẻ trải nghiệm của anh với tất cả mọi người để họ thấy rằng anh đang đủ quan tâm đến họ và muốn chia sẻ những trải nghiệm của mình với họ. Đó là cách khuyến khích động viên họ chia sẻ những câu chuyện của họ với anh.”

Bằng cách đó, chúng ta đang thêm số 0 sau số 9.

Tạo ra văn hóa tích cực sẽ góp phần tạo nên một sự khác biệt lớn trong tổ chức của bạn. Mỗi người đều muốn biết là một nhà lãnh đạo, bạn quan tâm đến họ như thế nào. Không ai trong chúng ta có thể đi một mình, bởi thế đừng làm như vậy!

Truyền cảm hứng cho nhân viên, các thành viên trong gia đình hay những người hàng xóm của bạn thử xem, rồi bạn sẽ nhận ra sự khác biệt cực kì lớn. Tôi kiếm tiền nhờ việc giúp đỡ những thương hiệu nổi tiếng củng cố quá trình sản xuất của họ và tôi biết chắc chắn rằng không phải tất cả mọi thứ đều có thể cân đo đong đếm. Nhưng tôi có thể chắc chắn rằng thể hiện sự đồng cảm với người khác sẽ luôn tạo ra giá trị thặng dư.

* Subir Chowdhury là một trong những nhà tư vấn và nhà tư tưởng quản lý hàng đầu thế giới. Ông làm việc với các công ty trong danh sách Fortune 500, nhằm củng cố quy trình sản xuất, vận hành và chất lượng của chúng. Ông là tác giả của cuốn sách bán chạy nhất mang tên “The powerful of six sigma” và “The ice cream maker”.

Trang-Ps

Theo Trí Thức Trẻ/BI

Đọc tiếp »

Trong vòng 10 năm tới, trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế một nửa số lao động hiện nay

Tuy nhiên khác với các chuyên gia, một khảo sát gần đây cho thấy phần đông người lao động tin vào tác động tích cực mà công nghệ mới mang lại.

Ông Kai Fu Lee, sáng lập quỹ đầu tư mạo hiểm Sinovation Ventures, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ tại Trung Quốc, cho biết trong thập kỷ tới, robot sẽ đảm nhận 50% số công việc hiện nay của con người.

“Trí tuệ nhân tạo là phát kiến vĩ đại, lớn hơn tất cả những cuộc cách mạng công nghệ trước đây cộng lại, bao gồm: sáng tạo ra điện, internet, cải cách công nghiệp”.

Ông ví dụ trong một số công ty mà ông đã đầu tư, máy móc sẽ sớm có thể thực hiện các công việc như nhận diện 3 triệu khuôn mặt cùng một lúc hoặc thanh toán các khoản vay chỉ trong vòng 8 giây.

“Điều kỳ diệu sẽ đến với mọi ngành công nghiệp, tạo ra khối lượng của cải vật chất khổng lồ và loại bỏ tình trạng đói nghèo”, nhà đầu tư khẳng định.

Trả lời câu hỏi của CNBC về việc liệu con người có còn chỗ đứng trong một xã hội mà máy móc ngày càng thông minh hơn, ông Kai Fu Lee cho rằng không gì có thể thay thế được sự tương tác giữa con người với con người. “Chạm đến trái tim người dùng là điều máy móc không thể làm được, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ”.

Ông cũng nhấn mạnh trong khi làn sóng công nghệ đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, các công ty truyền thông như ngân hàng, bảo hiểm, bênh viện… lại có phần di chuyển khá chậm. Ví dụ Tencent và Alibaba đã hình thành phương thức thanh toán qua di động, thậm chí có thể trả tiền nhà, tiền vé tàu xe…trong khi các ngân hàng trung ương Trung Quốc mới bước đầu bắt kịp xu thế này.

Cũng giống Kai Fu Lee , những nhân vật có ảnh hưởng trong ngành công nghệ, nổi bật là Elon Musk và Stephen Hawking, đã bày tỏ sự lo ngại rằng trí tuệ nhân tạo sẽ trở nên quá mạnh và một ngày nào đó có thể chống lại con người. Tỷ phú Jack Ma còn nhận định trong khoảng 30 năm tới, robot có thể thay thế vị trí CEO của nhiều người.

Tuy nhiên, giới lao động và nhân viên văn phòng lại có thái độ khác hẳn. Một khảo sát gần đây do PwC thực hiện đối với 2.500 người trưởng thành tại Mỹ cho thấy 63% tin rằng trí tuệ nhân tạo giúp con người giải quyết các vấn đề phức tạp và có cuộc sống thoải mái hơn. Chỉ 46% người được khảo sát cho rằng robot sẽ “cướp” việc của con người và 23% tin rằng chúng sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng, tiêu cực đến cuộc sống hiện đại.

Hồng Lam

Theo Trí Thức Trẻ

Đọc tiếp »

Thứ Tư, 3 tháng 5, 2017

Cổ đông Vinasun hiến kế cạnh tranh với Grab, Uber: Kinh doanh thêm xe ôm, lãnh đạo nên thay bớt người nhà bằng người tài bên ngoài...

Thay bớt người nhà bằng người ngoài, mở dịch vụ xe ôm, hành động quyết liệt hơn... đó là những điều mà cổ đông gợi ý Vinasun để bước qua giai đoạn khó khăn trước sự cạnh tranh khốc liệt của Grab và Uber.

Cạnh tranh với các hãng công nghệ là chủ đề nóng của ĐHCĐ Vinasun ngày 28/4. Rất nhiều cổ đông đã bày tỏ ý kiến giúp công ty vượt qua giai đoạn khó khăn sau một năm đầy sóng gió của hãng taxi truyền thống này. Năm 2017, cả doanh thu và lợi nhuận của Vinasun theo kế hoạch sẽ giảm sâu.

Chúng tôi chọn ra 10 ý kiến đáng chú ý nhất của các cổ đông trong buổi đại hội:

1. Tôi thấy rằng lãnh đạo công ty đã nhận thức được sức ép của các công ty công nghệ. Có điều duy nhất là nên quyết liệt hơn. Theo tôi, năm qua công ty đã nhận thức được sự nguy hại của các mô hình kinh doanh mới, nền tảng kinh doanh mới và có sự thích nghi. Tuy nhiên, Vinasun có vẻ chậm quá. Càng chậm thì mức tổn hại, thua thiệt đến giá trị công ty càng lớn.

Tôi hiểu là công ty đang quyết liệt trong việc chuyển đổi mô hình kinh doanh . Cụ thể là trước đây, công ty mua xe và kinh doanh trên những chiếc xe tự mua thì bây giờ mình có những ý tưởng liên quan đến mô hình chia sẻ, giao khoán….

Công ty có định hướng nhưng vấn đề là thực hiện có quyết liệt hay không. Quan sát trong thời gian vừa qua, tôi nhận ra rằng công ty phản ứng còn chậm. Grab, Uber thu hút khách hàng bằng cách trợ giá, xâm lấn thị trường và tạo thói quen cho người tiêu dùng. Vinasun đang dùng cách truyền thống qua tổng đài và lượng khách quen cũ. Tôi không hài lòng với Vinasun vì gọi phần mềm xong thì vẫn thanh toán bằng tiền mặt, không liên kết đến các hệ thống thẻ. Đây là sự bất cập trong phần mềm.

Thứ hai là chính sách giá. Công ty không thể chỉ tồn tại trên công-tơ-mét không. Tôi nghĩ nên linh hoạt theo giờ về giá để có những phân khúc khách hàng khác nhau.

2. Vinasun cũng nên áp dụng công nghệ để gọi điện thoại nhanh và kinh doanh thêm xe ôm, đồng thời vẫn làm taxi.

3. Vinasun cạnh tranh vẫn thủ công. Nên theo tôi nghĩ, cách tốt nhất là liên doanh với nước ngoài để nâng cao khả năng quản lý và lái xe.

4. Tham khảo những mô hình xe sạch, thân thiện môi trường. Vì như vậy, vừa giúp tiết kiệm chi phí, vừa giúp bảo vệ môi trường.

5. Về vấn đề đầu tư xe mới, có thể dùng tiền thanh lý để làm 3 vấn đề sau: cải tạo chất lượng xe, trả bớt nợ vay và mua lại cổ phiếu. Nhiều nước như Singapore, Nhật… họ cũng dùng xe cũ, không phải mới.

Đặc biệt là vấn đề vệ sinh trong xe. Khi khách bước vào thì đã có cảm giác thoải mái vì xe sạch, thơm tho. Nếu xe mới mà quản lý không tốt thì dở hơn xe cũ. Về nợ vay, nếu lãi suất tăng thì vấn đề này sẽ là gánh nặng cho công ty.

6. Về nhân sự, công ty nên sử dụng người tài bên ngoài hơn là sử dụng phần lớn là người nhà như hiện tại.

7. Tôi không biết lãnh đạo công ty có trực tiếp nghe ý kiến của cấp thấp hơn không hay nghe từ bên thứ ba? Nếu lãnh đạo chưa trực tiếp thì mong công ty sẽ trực tiếp lắng nghe ý kiến của tài xế và cấp thấp hơn kể từ bây giờ.

8. Theo tôi nghĩ cạnh tranh là vấn đề lớn nhất. Còn các vấn đề khác thì ban điều hành quá hiểu, tôi không góp ý thêm. Năm trước, chúng ta nói đến Grab, Uber… và năm nay chúng ta cũng nói đến chuyện đó.

Theo tôi, Uber và Grab xuất hiện, chúng ta phải chấp nhận, đó là cuộc chơi. Vấn đề là chúng ta có chấp nhận quyết liệt hay từ từ.

Một khi chúng ta xác định đó là cuộc chơi thì cần phân tích rõ xem Grab, Uber trốn thuế và nhờ đó thì họ có lợi hơn bao nhiêu. Chúng ta có thể cạnh tranh được hay không? Tôi muốn nhấn mạnh lại rằng cạnh tranh với Uber, Grab là điều tất yếu và chúng ta phải nhận thức rất nhanh và quyết liệt. Nếu chấp nhận một cách chậm chạp thì chúng ta sẽ thua thiệt.

9. Theo tôi, không nên mua quá nhiều xe. Trong thời gian tới, tăng thị phần có thể bằng cách tận dụng những người có sẵn xe. Đây là chiến lược của Uber và Grab. Mình có thể áp dụng để giảm chi phí. Grab và Uber thành công ở chỗ đó. Họ không phải đặt vốn về việc trang trải cho xe.

10. Tôi thấy vấn đề là ở tâm lý. Theo tôi, người ta chọn Uber, Grab, giá chỉ là một phần thôi. Có những lúc họ đắt hơn cả Vinasun nữa. Vấn đề là sĩ diện của người Việt Nam. Các chàng trai muốn chứng minh với các cô gái rằng mình đi xe hơi. Grab và Uber có dấu hiệu nhận diện không rõ ràng và do đó đánh trúng vào tâm lý khách hàng.

Thế Trần

Theo Trí Thức Trẻ

Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2017

5 bài học giúp tránh trượt dài trong khủng hoảng

Từ vụ việc của United Airlines, doanh nghiệp có thể rút ra năm bài học sau, để đối phó cũng như phòng tránh những sự việc đáng tiếc có thể xảy ra với mình trong tương lai.

Cổ phiếu sụt giảm, bị người tiêu dùng trên thế giới phản đối, đứng trước nguy cơ bị tẩy chay trên diện rộng, giám đốc điều hành bị sức ép buộc từ chức… là vô số hệ lụy mà Hãng hàng không United Airlines đã phải đón nhận từ vụ bê bối kéo lê khách hàng của mình ra khỏi máy bay (chuyến bay 3411 ngày 9-4 vừa qua) sau khi người này không chịu tự động nhường chỗ theo yêu cầu của hãng.

Với một hãng hàng không nhiều tai tiếng như United Airlines (đầu năm 2017, United Airlines đứng đầu danh sách hãng hàng không có dịch vụ kém nhất thế giới theo một khảo sát khách hàng của Travel Leisure), thì đây được xem là giọt nước tràn ly, là hồi chuông cảnh tỉnh cho những sai lầm có hệ thống xuất phát từ bên trong.

Theo Subir Chowdhury, chuyên gia phát triển thương hiệu, tác giả quyển sách The Difference: When Good Enough Isn’t Enough (tạm dịch: Khác biệt: Khi đủ tốt là không đủ) đồng thời là giám đốc điều hành của Công ty tư vấn ASI Consulting Group, thì từ vụ việc của United Airlines, doanh nghiệp có thể rút ra năm bài học sau, để đối phó cũng như phòng tránh những sự việc đáng tiếc có thể xảy ra với mình trong tương lai.

Tìm ra người có lỗi

Theo Subir Chowdhury, khi có bất cứ sự việc gì xảy ra, điều đầu tiên là hãy xác định người có lỗi, thật nhanh và chính xác. Bởi nếu không thể xác định được rõ ràng việc này, doanh nghiệp sẽ chẳng thể có được một sự phản ứng nào cho phù hợp.

“Là doanh nghiệp, chúng ta đều biết rằng câu “khách hàng luôn luôn đúng” chỉ là một câu nói có tính tương đối. Bởi thực sự có rất nhiều doanh nghiệp thành công với phương châm nhân viên là số 1, vì nhân viên mới là người đứng mũi chịu sào, những người luôn nỗ lực kiếm tiền và mang tiền về cho doanh nghiệp hằng ngày. Vì thế, xác định lỗi của ai, trong mọi trường hợp, là ưu tiên hàng đầu”.

Tuy nhiên, dù đây là việc cần được thực hiện nhanh chóng nhưng phải thật cẩn thận và phần nào đó phải bí mật. Bởi giống như vụ việc của United Airlines, khi nhận được thông báo về vụ việc, giám đốc điều hành gần như quá vội vàng trong việc công bố cho nhân viên của mình, thông qua một bức email gửi toàn bộ nhân viên công ty, để ca ngợi hành động này là “đúng quy trình”.

Và khi bức email ấy bị lộ ra, sự giận dữ của cộng đồng lên đến đỉnh điểm và gần như không thể bị dập tắt.

Hãy chu đáo

“Sau khi đã xác định rõ vụ việc, doanh nghiệp cần hiểu là họ không được phòng thủ. Bởi nếu vụ việc không tạo ra sự chú ý (hay nói đúng hơn là sự phẫn nộ) của cộng đồng, nó đã không được lan truyền nhanh như vậy. Và phòng thủ là nước cờ tệ hại để xoa dịu đám đông”, Subir Chowdhury khuyên.

“Thay vào đó, hãy chủ động, thể hiện sự chu đáo với các bên trực tiếp và gián tiếp liên quan đến sự kiện, tạo ra sự đồng cảm với người bị hại, hãy cố đặt mình vào vị trí của một người trung lập hoặc của người bị nạn để cảm thông và có những phản ứng thật nhanh để xoa dịu mọi thứ”.

Chịu trách nhiệm

Subir Chowdhury khẳng định, khi xảy ra bất cứ việc gì trong công ty, người lãnh đạo đều phải đứng ra chịu trách nhiệm hoàn toàn, càng sớm càng tốt, bởi đó là cách tạo ra thiện cảm lớn nhất.

“Hãy nhìn vào cách Mary Barra, Giám đốc điều hành của General Motors làm năm 2014. Ngay khi xảy ra lỗi đánh lửa trên những chiếc xe ôtô (vụ việc đã khiến cổ phiếu của General Motors có lúc giảm tới 26%), Mary đã lập tức thu hồi toàn bộ xe, nhận hoàn toàn trách nhiệm, công khai đứng ra xin lỗi và bồi thường cho những nạn nhân bị tai nạn, và bà dễ dàng nhận được sự ủng hộ của mọi người.

Cụ thể, năm 2015 và 2016, bà liên tục được tạp chí Fortune bình chọn là người phụ nữ quyền lực nhất thế giới trong lĩnh vực kinh doanh”.

Thời gian phản ứng

“Lỗi lớn nhất của United Airlines, là họ phản ứng quá chậm. Bất cứ cơn khủng hoảng nào xuất hiện cũng sẽ lan nhanh như một đám cháy, và việc của nhà quản trị, là phải lập tức bật mức độ báo động của cơn khủng hoảng lên cao nhất, tập trung toàn bộ lực lượng, bít mọi lỗ hổng thông tin và giải quyết mọi thứ thật nhanh trước khi báo chí và mọi người trên mạng xã hội vào cuộc truy tìm thông tin.

Bởi khi có một vấn đề trở thành tâm điểm, mọi nguồn tin về nó sẽ được khai thác triệt để từng chi tiết, cả quá khứ lẫn tương lai”.

Subir Chowdhury qua đó chỉ ra sự chậm trễ đáng tiếc trong vụ việc. Đó là lời xin lỗi công khai lần thứ hai hôm 11-4 tới người bị hại của giám đốc điều hành (lời xin lỗi đầu tiên thực hiện vài giờ ngay sau vụ việc xảy ra, nhưng không nêu đích danh người bị hại và bị cho là thiếu chân thành) chỉ được gửi sau khi cổ phiếu công ty bắt đầu sụt giảm.

Ngoài ra, những video, thông tin và những vụ bê bối khác của hãng đã được khai thác và lan tràn trên mạng. Điều này khiến nhiều người nhận định, lời xin lỗi của United Airlines giống như hành động miễn cưỡng vì hãng đã chịu thiệt hại quá lớn.

Đừng rập khuôn những quy tắc

Cuối cùng, theo Subir Chowdhury, có thể thấy một trong những sai lầm cố hữu của Hãng hàng không United Airlines xưa nay, đó là hãng đã không cho khách hàng của mình những lựa chọn chủ động, hay điều ấy bắt nguồn từ việc hãng đã không có sự linh hoạt trong quy tắc hành xử với khách hàng.

“Trường hợp của United Airlines chỉ ra rằng, cho khách hàng thêm những lựa chọn, để họ chủ động trong khuôn khổ, luôn là một cách làm thông minh và hữu hiệu trong mọi tình huống.

Thay vì cứng nhắc chỉ cho khách hàng hai sự lựa chọn: hoặc nhận 800 USD tiền bồi thường hoặc bị mời xuống máy bay, hãng hoàn toàn có thể thêm những lựa chọn khác, như tặng thẻ thành viên, chuyển chuyến bay khác cùng giờ ở hãng khác, cho thêm các hạn mức tiền bồi thường lớn hơn mức 800 USD khi không có ai chấp nhận… Tất cả là để khách hàng tự động nhường ghế của họ.

Bởi vì rốt cuộc, kinh doanh là làm việc với con người, vì thế bất cứ một quy tắc cứng nhắc, một điều luật giáo điều nào, cũng sẽ sớm trở nên lỗi thời và vô dụng khi cứ bị mang ra áp dụng một cách rập khuôn”.

Theo Phạm Tú

Doanh nhân Sài Gòn

Đọc tiếp »

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016

Ông Nguyễn Đức Tài: Cứ làm tốt đi rồi tự khắc có người mang tiền tìm đến bạn

Tổng giám đốc TGDĐ chia sẻ, đừng ngại vì thiếu tiền mà không dám khởi nghiệp. Điều quan trọng vẫn là sản phẩm. Sản phẩm mình tạo ra tốt thì tự khắc sẽ có nhà đầu tư tìm đến.

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Đức Tài – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Thế giới Di động, về quản lý chuỗi tại sự kiện Diễn đàn Lãnh đạo trẻ Việt Nam 2016 (Vietnam Young Leaders Forum 2016) ở TP HCM ngày 2/12.

Trong cuộc đối thoại giữa bà Trương Lý Hoàng Phi - người điều phối chương trình và ông Nguyễn Đức Tài, lãnh đạo Thế giới Di động, nhiều câu hỏi về chuỗi bán lẻ mà người điều phối và các bạn sinh viên, startup, doanh nghiệp đặt ra và làm nóng khán phòng.

- Đâu là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng chuỗi cửa hàng bán lẻ?

- Hai yếu tố quan trọng nhất trong việc phát triển chuỗi cửa hàng bán lẻ là có vũ khí và có chiến sỹ cầm súng lên bắn. Chuỗi phân tán nên nếu bạn không có hệ thống quản lý, quản trị, giám sát tốt thì sẽ rất khó. Thế nên phải có công cụ ngon lành, hệ thống giám sát tốt. Thế nhưng, nếu có công cụ mà chiến sỹ không sẵn lòng bóp cò thì lấy đâu ra kết quả. Vậy nên, hai yếu tố đều quan trọng.

Thế giới Di động có cửa hàng TP HCM thì lãnh đạo thỉnh thoảng ngó qua, chứ ở tận Phú Quốc thì làm sao đi được. Phải xây dựng về con người, về hệ thống quản trị tốt. Nếu không thì thành xây dựng lâu đài trên cát, rất rủi ro.

- Phát triển chuỗi phải xây dựng vũ khí và con người, công nghệ. Theo anh, điều đó có xa xỉ đối với doanh nghiệp nhỏ?

Nguồn lực chỉ là cái cớ. Vấn đề là ý thức thôi. Ngày xưa, Thế giới Di động cũng phải đi mua máy cũ, server cũ với giá chỉ bằng 30% máy mới. Việc xây dựng chuỗi không phải một ngày mà là cả quá trình. Ban đầu cũng chỉ là xây dựng nhà kho. Do đó, nguồn lực chỉ là cái cớ thôi vì luôn luôn có nguồn lực phù hợp cho sự phát triển trong từng giai đoạn.

- Anh đã xây dựng các chuỗi Thế giới Di động, Điện Máy Xanh và bây giờ là Bách Hóa Xanh. Đâu là bài học xương máu trong xây dựng chuỗi cửa hàng?

- Đó là vấp váp năm 2011, 2012 khi phát triển nhanh quá tới một mức nào đó thì cần có những thay đổi trong cách thức vận hành doanh nghiệp. Nhưng Thế giới Di động đã không nhìn thấy và vẫn làm với cách làm cũ. Đến một lúc, tích lũy về lượng quá lớn rồi thì phải thay đổi.

- Bài học với cửa hàng Thế giới Di động và Điện Máy Xanh có áp dụng được với Bách Hóa Xanh hay không?

- Tôi thấy đó cùng là chuỗi nhưng sản phẩm khác. Ví dụ, mặt hàng của Thế giới Di động, Điện Máy Xanh thì có thể thì không bốc mùi khi để lâu. Tuy nhiên, các mặt hàng của Bách Hóa Xanh lại khác, để lâu sẽ bốc mùi vì có nhiều mặt hàng tươi sống.

- Quản lý chuỗi khó nhất là quản lý con người. Làm sao để 100 cửa hàng vẫn có dịch vụ tốt như nhau?

- Có hai động cơ để người ta gắn bó với một công ty, vì tiền và vì niềm vui. Niềm vui có thể là sự tôn trọng, đánh giá. TGDD tạo ra 2 giá trị đó: tạo ra thu nhập tốt, không bè phái trong nội bộ... Những yếu tố ấy tạo ra những con người máu lửa. Người nắm rõ tình hình nhất sẽ là người đưa ra quyết định, chứ không phải top lãnh đạo. Vì người đó hiểu rõ tình hình nhất. Tất nhiên Thế giới Di động có những nguyên tắc nhất định.

- Anh có nghĩ kinh doanh chuỗi là sân chơi quá hẹp cho người mới khởi nghiệp, tiền ít, con người ít?

- Có gì đâu đại gia, 5 người góp thành 2 tỷ thì đại gia gì. Bạn cứ làm cho tốt đi rồi những người có tiền sẽ tìm đến bạn. Họ có xu hướng tìm đến và đưa tiền cho bạn.

Thế Trần

Theo Trí Thức Trẻ

Đọc tiếp »