Lưu ý:

Thứ Hai, 8 tháng 5, 2017

Đất nền “sốt” giá: Cần cẩn trọng!

Thời gian gần đây, đất nền tại TP Hồ Chí Minh liên tục tăng giá. So với những lần trước, tình trạng tăng giá chỉ diễn ra ở từng khu vực thì lần này giá đất tăng trên diện rộng ở tất cả các khu Đông, Tây, Nam của thành phố. Theo các chuyên gia kinh tế, trong tâm lý “hưng phấn” với giá đất tăng, nhà đầu tư cần cẩn trọng để tránh rủi ro nếu giá đất hạ nhiệt.

Tăng giá chóng mặt

Ở phía Tây thành phố, trước Tết, chị Nguyễn Thúy Liễu mua lô đất 72m2 ở phường Thạnh Xuân (quận 12) có giá 1 tỷ đồng (tương đương 14 triệu đồng/m2). Chỉ sau Tết, giá lô đất đã tăng lên gần 1,5 tỷ đồng. Hiện nhiều tuyến đường khu vực này rao bán đất thổ cư giá 18-20 triệu đồng/m2. Giá đất ở Bình Chánh cũng tăng mạnh do thông tin huyện này lên quận. Đất nông nghiệp tại xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B trước Tết có giá khoảng 1 triệu đồng/m2, thì nay rao bán trên dưới 2 triệu đồng/m2, tăng gấp đôi. Đất ở khu vực Củ Chi xa xôi cũng tăng mạnh do thông tin Tập đoàn Tuần Châu sắp đầu tư “siêu dự án” tại đây. Tình hình càng “nóng” lên bởi đội quân “cò đất” đổ về đây, liên tục chào mời và giới thiệu các thông tin hạ tầng hấp dẫn khiến người mua càng sốt ruột.

Ở phía Đông thành phố, khảo sát tại khu vực quận 9, đất nền ven đường Đỗ Xuân Hợp, Lã Xuân Oai, Trường Lưu… giá tăng suốt năm 2016. Anh Minh, một nhà đầu tư đất cho biết, cách đây 1 năm giá đất khu vực này khoảng 12-15 triệu đồng/m2, thì nay đã tăng lên 20 triệu đồng/m2. Theo anh Minh, giá đất nền đặc biệt tăng mạnh từ đầu năm đến nay, “lan” tận đến đường Nguyễn Xiển do “ăn theo” dự án VinCity của Tập đoàn Vingroup. Theo các chủ dự án, chuyện “sốt” đất nền là có thật. Ông Lê Tiến Vũ, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Địa ốc Cát Tường Đức Hòa cho biết, dự án Cát Tường Phú Sinh vừa mở bán đợt 7 với hơn 1.300 nền đất cũng hết ngay trong ngày.

Trong kiến nghị ngày 7-4 gửi Thủ tướng Chính phủ về “Tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển minh bạch, lành mạnh, bền vững”, Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh (HoReA) đã nêu hiện trạng là “có hiện tượng sốt giá ảo trong phân khúc đất nền ở các quận ven và một số huyện như: Quận 9, Thủ Đức, Bình Tân, Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi...”.

Người mua cần cẩn trọng

Theo chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển, đang có làn sóng của các nhà đầu tư vào đất nền. Có nhiều lý do, thứ nhất do yếu tố tâm lý thích sở hữu đất nền của người dân. Bên cạnh đó, các thông tin về hạ tầng, “siêu dự án”… cũng tạo hiệu ứng khiến giá đất tăng. Mặt khác nhà đầu tư thấy rằng, lợi nhuận từ đất nền cao hơn so với lợi nhuận đầu tư sản phẩm căn hộ, điều này cũng tạo ra động lực để sóng giá đất tăng mạnh và lan rộng hơn. Theo ông Hiển, nhiều người mua cho rằng, đầu tư đất nền mới là đúng vì giá đang tăng. Tuy nhiên, mua đất nền đa số là đầu cơ nên cần chú ý có thể chững lại khi nhà đầu tư thấy khả năng khai thác khó, khi đó đất nền sẽ nhanh chóng hạ nhiệt.

Ông Nguyễn Văn Đực, Chủ tịch Công ty Địa ốc Xanh cho rằng, càng rủi ro thì lợi nhuận càng cao, nên khi giá đất nền tăng dù biết có rủi ro nhưng vẫn hấp dẫn nhà đầu tư. Thời gian qua, hạ tầng TP Hồ Chí Minh đang hoàn thiện khiến giá đất tăng theo. Tuy nhiên, chuyện giá đất ăn theo hạ tầng gây ra hiện tượng sốt ảo nên nhà đầu tư cần cẩn thận.

Các chuyên gia khác cũng cho rằng, người mua cần cẩn trọng đối với việc tranh mua tranh bán và phải kiểm chứng kỹ thông tin để tránh rủi ro. Chẳng hạn, “siêu dự án” chỉ mới là đề xuất, thông tin Bình Chánh lên quận mới chỉ là định hướng…

Theo ông Lê Tiến Vũ, trong thời điểm giá đất đang “sốt”, người mua cần cẩn trọng, tránh hùa theo tâm lý đám đông. Theo đó, khi mua đất nền cần chú ý về tính pháp lý của dự án, xem dự án đã được phê duyệt 1/500 và chủ dự án đã có sổ, đã đóng tiền sử dụng đất chưa. Thứ hai là cam kết của chủ đầu tư về hạ tầng (đường, điện, nước…) và thực tế chủ đầu tư đang triển khai… tất cả phải được thể hiện rõ trên hợp đồng chứ không chỉ “lời hứa”. Mặt khác, kiểm tra chủ đầu tư có là nhà đầu tư uy tín trên thị trường không, và quan trọng nhất, người mua cần phải tự mình kiểm chứng thông tin, không quá tin lời “cò” để tránh rủi ro.

Theo Đặng Loan

Hà Nội Mới

Đọc tiếp »

Doanh nghiệp nhỏ và vừa gian nan tìm kênh phân phối

Không ít doanh nghiệp Việt nhờ xây dựng thương hiệu thành công mà sản phẩm đã được người tiêu dùng biết đến, thậm chí đã xuất khẩu ra nước ngoài. Tuy nhiên, để được vậy, họ cần sự hỗ trợ từ nhiều phía, đặc biệt là từ các kênh phân phối.

Chia sẻ về thực trạng kinh doanh tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay, TS. Đinh Thị Mỹ Loan - Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu, đặc biệt khi sức tiêu thụ của thị trường giảm sút, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ phải chủ động thu hẹp sản xuất, hoạt động cầm chừng do chưa được người tiêu dùng biết tới, chưa có vốn đầu tư sản xuất, quảng bá thương hiệu, chưa mở rộng được kênh phân phối...

Hành trình nhiều chông gai

Chẳng hạn, Trà Hùng Thái đã gặp không ít khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Ông Đỗ Mạnh Hùng - Giám đốc Công ty TNHH MTV Hùng Thái cho biết: "Những ngày đầu thành lập doanh nghiệp, chúng tôi không biết quảng bá, xây dựng thương hiệu như thế nào, các tiêu chuẩn bao bì sản phẩm ra sao cho phù hợp. Đã vậy, hàng làm ra còn bị nhái nên gặp không ít khó khăn. Muốn tồn tại, không gì khác hơn là phải làm phong phú sản phẩm và "gõ cửa" các siêu thị".

Trong khi đó, Long Triều là cơ sở sản xuất nhỏ nhưng với sản lượng tiêu thụ ở mức 10 - 11 tấn cà phê rang xay mỗi tháng là ao ước của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Không chỉ hiện diện ở các quán cà phê, sản phẩm của Long Triều bắt đầu có mặt ở kênh phân phối siêu thị.

Để có được vị thế này, Long Triều đã rất vất vả trong việc xây dựng thương hiệu. Ông Nguyễn Xuân Tồn - Chủ cơ sở cà phê Long Triều cho biết, nhà có quán cà phê, để có nguồn hàng ổn định về chất lượng, ông đã tự sản xuất cà phê rang xay làm sẵn. Nhiều người uống cà phê ông làm thấy ngon nên đặt hàng, dần dần gia đình ông trở thành cơ sở sản xuất cà phê rang xay bỏ mối cho khách.

Thế nhưng, "trong một thời gian dài khách mua hàng chỉ biết tên tôi chứ không hề biết tên sản phẩm mà tôi đang bán. Từ đó tôi bắt đầu nghĩ sản phẩm của mình phải có thương hiệu để khách hàng nhận diện chứ chỉ bán dựa vào việc quen mặt thì khó mà phát triển. Và vì không biết cách làm thương hiệu nên tôi lấy tên 2 người con là Long, Triều đặt tên cho sản phẩm và xin tranh vẽ của người bạn làm logo", ông Tồn chia sẻ về cách làm thương hiệu của mình.

Sau khi đã tạo thương hiệu và logo, ông Tồn bắt đầu phát triển sản phẩm và mang hàng đi bán ở kênh phân phối. Do đã có mối quen từ trước nên việc đưa hàng vào kênh truyền thống khá thuận lợi. Tuy nhiên, ở kênh hiện đại, Long Triều gặp khó khăn vì thương hiệu chưa được nhiều người biết đến. Hiện tại, sau thời gian dài loay hoay với việc đưa hàng vào siêu thị, Long Triều mới thâm nhập được vào hệ thống Big C thông qua chương trình "Đồng hành cùng thương hiệu Việt" của Big C.

Theo ông Nguyễn Xuân Tồn, doanh nghiệp nhỏ và vừa muốn xây dựng được thương hiệu phải có sự đồng hành giúp đỡ của các hệ thống phân phối, nhà quản lý... Có như vậy, doanh nghiệp mới đứng vững trên thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

Nhờ có sự hỗ trợ về vốn, sản xuất, tiếp thị... của Big C mà Long Triều mạnh dạn phát triển sản phẩm và xây dựng được thương hiệu. Khởi nghiệp với cơ sở sản xuất chỉ 30m2, đến nay, Long Triểu đã phát triển lên đến 4.000m2, và dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp đã nhận được chứng nhận quản lý sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 2000.

Tự thân và ngoại lực

Ở góc độ nhà tư vấn, bà Nguyễn Phi Vân - thành viên sáng lập và phát triển Công ty World Franchise Associates khu vực Đông Nam Á cho rằng, muốn tồn tại và cạnh tranh trong thế giới phẳng, các doanh nghiệp cần phải mở rộng tầm nhìn đến tầm quốc tế để có thể lớn mạnh ngay cả trên sân nhà.

"Phải có tư duy lớn, từ đó huy động nguồn lực, xây dựng thương hiệu vươn ra thị trường khu vực và thế giới. Thay đổi tư duy là đã đi được 50% đoạn đường", bà Nguyễn Phi Vân nói.

Và thực tế đã có những doanh nghiệp làm được điều bà Phi Vân nói. Bà Vũ Thị Thùy Linh - Phó tổng giám đốc Công ty CP Tân Cương Hòa Bình cho biết: "Muốn tồn tại và phát triển, doanh nghiệp phải nghiên cứu để đa dạng sản phẩm, phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh các loại trà bình dân, Công ty sản xuất sản phẩm cao cấp và đến nay đã đưa ra thị trường 50 loại trà khác nhau. Và cũng nhờ đó chúng tôi đã xuất khẩu sản phẩm sang các nước châu Âu".

Từ những thực tế trên, có thể nói, ngoài nỗ lực tự thân, doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng rất cần đến sự hỗ trợ từ kênh phân phối. Ông Philippe Broianigo - TGĐ Central Group Việt Nam và Big C Việt Nam cho biết, các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Central Group Việt Nam và Big C Việt Nam.

Từ tháng 10/2016, Big C Việt Nam phát động chương trình "Đồng hành cùng thương hiệu Việt" nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam mở rộng thị trường thông qua kênh bán lẻ hiện đại, góp phần làm nên thương hiệu Việt...

Thời gian qua, nhiều hệ thống phân phối trong nước cũng đã có những hỗ trợ cụ thể cho doanh nghiệp sản xuất, như Co-opmart không tăng chiết khấu trong khi các siêu thị ngoại tăng chiết khấu. Vingroup áp dụng chính sách chiết khấu thương mại ưu đãi mạnh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam tiêu thụ hàng qua hệ thống bán lẻ Vinmart của tập đoàn.

Theo HỒNG NGA

Doanh nhân Sài Gòn

Đọc tiếp »

Đa cấp Thiên Ngọc Minh Uy “lột xác” thành Nhã Khắc Lâm, Bộ Công thương lên tiếng

Bộ Công thương khẳng định công ty TNHH Nhã Khắc Lâm do chưa hoàn thành các thủ tục cần thiết nên chưa được phép tổ chức bán hàng đa cấp.

Trong thời gian vừa qua, dư luận đã đặt vấn đề nghi vấn về việc công ty con Nhã Khắc Lâm sẽ đảm nhiệm bán hàng đa cấp của công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy, còn bản thân Thiên Ngọc Minh Uy sẽ chuyển thành mô hình tập đoàn. Trong thông cáo phát đi chiều nay (28/4) Bộ Công thương đã thông tin rõ vụ việc.

Cụ thể, ngày 27/3 vừa qua, Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương đã nhận được hồ sơ về việc Công ty TNHH MTV Gano Excel Việt Nam, mã số doanh nghiệp 0313233676 (đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 27/4/2015 tại TP Hồ Chí Minh; cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp từ ngày 30/11/2015) được tiếp tục hoạt động từ ngày 4/4/2017 sau khi xin tạm dừng hoạt động từ ngày 17/7/2016.

Trong thời gian đó, Công ty TNHH MTV Gano Excel Việt Nam đã thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh: Đổi tên công ty từ Công ty TNHH MTV Gano Excel Việt Nam sang Công ty TNHH Nhã Khắc Lâm và chuyển chủ sở hữu công ty từ bà Bồ Thị Cẩm Nhung sang ông Huỳnh Vĩnh Lợi.

Sau khi sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh, Công ty TNHH MTV Gano Excel (với tên gọi mới là Công ty TNHH Nhã Khắc Lâm) đã nộp hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp để thay đổi tên công ty và chủ sở hữu.

Căn cứ theo quy định tại Nghị định 42/NĐ-CP, ngày 13/4/2017, Cục Quản lý cạnh tranh đã có thông báo số 137/TB-QLCT về việc xác nhận hồ sơ thông báo tiếp tục hoạt động bán hàng đa cấp của Công ty TNHH MTV Gano Excel (với tên gọi mới là Công ty TNHH Nhã Khắc Lâm).

Tuy nhiên, Bộ Công thương khẳng định, đến nay, do chưa hoàn thành việc bổ sung hồ sơ, thủ tục cho việc sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp nên Công ty TNHH Nhã Khắc Lâm chưa được phép tổ chức bán hàng đa cấp.

Còn đối với công ty Thiên Ngọc Minh Uy, Bộ Công thương cho biết đã nhận được hồ sơ thông báo chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp của công ty từ ngày 26/4.

Căn cứ hồ sơ thông báo chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp của Công ty TNMU, Bộ Công Thương đã có văn bản yêu cầu Công ty TNMU thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 42/2014/NĐ-CP và tuân thủ các trình tự, thủ tục chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BCT. Cụ thể:

- Niêm yết công khai Thông báo chấm dứt hoạt động tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, trang thông tin điện tử của Công ty và thông báo cho tất cả người tham gia bán hàng đa cấp của Công ty;

- Xây dựng phương án tiếp nhận, giải quyết khiếu nại và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người tham gia bán hàng đa cấp của Công ty tại trụ sở chính của Công ty và các địa phương thông qua các Chi nhánh của Công ty theo quy của pháp luật.

Theo Đức Minh

Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Thị trường văn phòng ở châu Á - Thái Bình Dương hút khách thuê trong năm 2017

Tại Hồng Kông, giá thuê dự báo của khu vực trung tâm đã được điều chỉnh tăng lên do nhu cầu cải thiện từ các công ty Trung Quốc Đại Lục. Giá thuê tại Singapore dự đoán sẽ tăng vào thời điểm cuối năm 2017 với nhiều dự án mới đang được triển khai.

Đó là thông tin mới đây từ CBRE, công ty chuyên về bất động sản có quy mô quốc tế, về thị trường.

Theo CBRE, Trong quý 1/2017, lợi nhuận đầu tư của khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng 6,2 % so với cùng kì năm ngoái nhờ vào tâm lí tự tin của nhà đầu tư dù tăng trưởng giao dịch không đáng kể so với cùng kì năm ngoái.

Ông Henry Chin, Trưởng Bộ phận Nghiên Cứu CBRE châu Á - Thái Bình Dương cho biết: “Trong khu vực, hiệu suất đầu tư có sự phân cấp theo từng thị trường khác nhau. Thị trường Singaporevà Nhật Bản ghi nhận hoạt động đầu tư sôi động nhất. Nhiều nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội “phản chu kì” tại Singapore, và ba giao dịch dự án văn phòng lớn đã được các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thành công trong quý này. Tại Nhật Bản, các nhà đầu tư có nhiều nhu cầu tìm kiếm các tài sản với lợi nhuân cao hơn tại các thành phố ngoại ô Tokyo, đặc biệt có thể kể đến Yokohama trong quý này.”

Trong khi đó, lợi nhuận đầu tư trong quý tại Úc giảm mạnh; đây được cho là nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm trong giao dịch. Lợi nhuận đầu tư trong quý tại Trung Quốc cũng giảm với giá trị giao dịch dưới 250 triệu đô la Mỹ. Các nhà đầu tư đã tìm đến các giao dịch nhỏ hơn tại Trung Quốc, bao gồm các tòa nhà văn phòng nằm ở khu vực ngoài trung tâm tại các thành phố cấp 1 trong quý 1/2017.

Với sự kiểm soát chặt chẽ hơn về dòng vốn đầu tư, đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đã chậm lại với ít giao dịch giá trị lớn. Một số nhà đầu tư Trung Quốc đã chọn tham gia vào những giao dịch trị giá thấp hơn. Đầu tư ra nước ngoài từ HongKong và Bắc Mỹ đã khởi sắc. Một số quỹ đầu tư bất động sản đã tận dụng vốn để đầu tư tại Nhật Bản, trong khi hai công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hồng Kông đã mua lại một số tòa nhà văn phòng tại Singapore.

Phân khúc văn phòng: Tại Tokyo tăng mạnh nhưng giảm nhẹ ở Singapore

Đối với phân khúc văn phòng, các dự án cao cấp lớn sắp hoàn thiện tại Trung Quốc và Singapore, cùng những ưu đãi cao tại Úc và Seoul dẫn đến việc khách thuê chú trọng vào chất lượng và giá trị khi chuyển văn phòng. Các hoạt động cho thuê được chi phối bởi các ngành công nghệ, truyền thông, viễn thông và các tổ chức tài chính trong nước.

Tại thị trường bán lẻ trong khu vực, tổng quan tình hình cho thuê đã cải thiện. Tuy nhiên, phần lớn các nhà bán lẻ tại châu Á - Thái Bình Dương vẫn cẩn trọng và bày tỏ nhu cầu lớn hơn trước các cơ hội với mức giá hợp lý. Tại Trung Quốc, thị trường hàng cao cấp ghi nhận mức tăng trưởng một con số do sự tiêu thụ hàng cao cấp chủ yếu được gói gọn trong thị trường nội địa.

Giá thuê văn phòng hạng A tại Tokyo hiện đang đạt đến mức cao đỉnh điểm, nhưng việc giá thuê tại Sydney và Melbourne tiếp tục tăng và giá thuê tại Singapore sụt giảm nhẹ đã khiến mức tăng trưởng giá thuê văn phòng trong khu vực duy trì ở mức tăng ổn định 0,6 % theo quý.

Phần lớn các thị trường văn phòng tại châu Á - Thái Bình Dương sẽ thu hút khách thuê trong năm 2017. Tại Hồng Kông, giá thuê dự báo của khu vực trung tâm đã được điều chỉnh tăng lên do nhu cầu cải thiện từ các công ty Trung Quốc.đại lục. Giá thuê tại Singapore dự đoán sẽ tăng vào thời điểm cuối năm 2017 với nhiều dự án mới đang được triển khai.

Giá thuê bán lẻ trung bình tăng 0,6% so với quý trước, ảnh hưởng bởi Tokyo và tốc độ suy giảm chậm lại tại Hồng Kông.

Ngành hàng ăn uống vẫn chi phối nguồn cầu của thị trường bán lẻ, với các nhãn hiệu nội địa độc lập đang ngày càng năng động hơn. Các ngành hàng hoạt động sôi nổi khác bao gồm vật dụng gia đình, dụng cụ thể thao và câu lạc bộ giải trí.

Giá thuê kho bãi tăng khoảng 0,2 % so với quý trước do tăng trưởng giá thuê tại các thành phố cấp 1 của Trung Quốc và khu vực Thái Bình Dương.

Tại Seoul, sự phát triển của ngành kinh doanh thực phẩm tươi sống trực tuyến đang thúc đẩy nhu cầu về kho vận, trong khi đó tại Singapore đang có nhu cầu về diện tích chứa chất bán dẫn.

Thế Trần

Theo Trí Thức Trẻ

Đọc tiếp »

Nguyên tắc số 0 bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng cần phải biết

“Số 0 sẽ chẳng mang nghĩa lý gì khi nó đứng một mình. Nhưng khi thêm con số bất kì đứng trước nó, con số đó sẽ trở nên cực kì giá trị”.

Khi còn nhỏ, ông nội gọi tôi lại và hỏi: “Subir, từ 0 đến 9, con số nào quyền lực nhất?”

Không một chút lưỡng lự, tôi trả lời: “Tất nhiên là 9 rồi ạ, vì nó lớn nhất. Số 0 đồng nghĩa với không có gì.”

“Cháu nhầm rồi”, ông bảo. “Hoàn toàn chính xác là số 0 nó sẽ chẳng mang nghĩa lý gì khi nó đứng một mình. Nhưng khi cháu thêm con số bất kì với nó, nó sẽ trở nên cực kì giá trị.”

“Có nghĩa là gì ạ?” Tôi thắc mắc.

“Cháu phải luôn ghi nhớ rằng bất kể cháu là ai, cháu sẽ không là gì nếu thiếu sự giúp đỡ của người khác. Hầu hết mọi người - từ quản lý, nhà lãnh đạo một khi trở nên quyền lực, họ lên giọng với người khác và quên đi vai trò của người ta trong sự thành công của mình. Điều quan trọng ở đây là mỗi chúng ta sẽ chẳng là gì nếu không có sự đóng góp, giúp sức của người khác. Nếu chúng ta biết tận dụng khả năng của người khác kết hợp với năng lực vốn có của mình, kết quả đạt được sẽ mạnh gấp bội lần. Con số 9 bây giờ sẽ thành 90.”

Như nhiều người trưởng thành khác, ông nội tôi sở hữu trí thông minh và kiến thức sâu rộng mà có lẽ rất lâu nữa tôi mới có thể sánh kịp. Trong cuộc sống, đôi khi bạn không trận trọng một vài thứ cho tới khi chúng ra đi. Ông nội tôi qua đời cách đây nhiều năm, nhưng những lời khuyên của ông vẫn còn đó, soi đường chỉ lối cho tôi mỗi ngày. Và kể từ khi tôi có những đứa cháu của riêng mình, dường như những điều ấy ngày càng trở nên đúng đắn hơn.

Quan điểm của nội tôi là nếu thiếu đi sự giúp đỡ của người khác, cuộc sống của ta sẽ thiếu đi phần nào ý nghĩa. Giấc mơ lẫn mục tiêu sống của ta sẽ chẳng thể nào thực hiện được. Nếu bạn muốn tiến về phía trước, bạn cần bàn tay của người khác kéo bạn đi lên, bạn đi từ con số 0 đến con số lớn hơn, và cứ thế, bạn trở nên mạnh mẽ. Bài học của nội tôi tuy nhỏ nhưng đã trở thành kim chỉ nam dẫn đường chỉ lối cho tôi, ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc sống của tôi mãi về sau.

Nếu bạn có bất cứ thách thức nào trong công việc, bạn sẽ chẳng bao giờ thoát khỏi con số 0 trước đó cho tới khi bạn đề nghị sự giúp đỡ người xung quanh. Mỗi chúng ta đều cần ai đó giúp mình đạt được ước mơ và những mục tiêu – trong công việc, chuyện gia đình và ra ngoài xã hội nữa. Hay nói cách khác, như những gì tôi đã viết ở cuốn sách “Sự khác biệt” (The Difference), chúng ta cần học cách đồng cảm và thông cảm với những người xung quanh.

Sự đồng cảm thể hiện mối quan tâm, thấu hiểu cho cảm xúc, suy nghĩ cũng như thái độ của người khác, chúng ta học cách đặt bản thân mình vào chính họ. Nếu thiếu đi sự đồng cảm, khó mà thoát ra khỏi con số 0. Sự đồng cảm có nghĩa rằng mỗi quyết định mà bạn đưa ra mỗi ngày đều không chỉ ảnh hưởng đến bản thân bạn – khi bạn định nghĩa được điều đó, bạn đã bước từ “tôi” sang “chúng tôi”. Và khi bạn bước từ “tôi” sang “chúng tôi”, bạn tự mở ra cho mình một cánh cửa tới cuộc sống hoàn thiện hơn. Và khi bạn trở nên tử tế - đồng cảm – bạn đạt được nhiều hơn những gì bạn muốn.

Nếu bạn là lãnh đạo của một tổ chức nào đó, cách bạn đối xử với nhân viên, nhà cung cấp và khách hàng sẽ quyết định bạn sẽ ở mức 0 hay trở nên thành công thực sự. Điều này cũng tương tự như khi bạn là một công chức mới đắc cử, nếu không có những cử tri, bạn làm sao có được vị trí hiện tại. Là một người bố, người mẹ, những đứa con sẽ làm cho cuộc sống gia đình trở nên trọn vẹn hơn. “3 cây chụm lại nên hòn núi cao”, tập thể sẽ luôn mạnh hơn từng cá thể.

Cách đây không lâu, tôi gặp một nhà điều hành tại một trong 100 khách hàng theo bảng xếp hạng Fortune. Đó là một giám đốc điều hành cực kì thông minh, có tố chất lãnh đạo và khôn ngoan. Anh ta điều hành công việc một cách chặt chẽ và có tính kỷ luật. Anh không phải dạng người có thể chấp nhận những lời bào chữa từ người khác. Và tôi chắc là bạn cũng biết kiểu người không thích những cuộc tán gẫu, mà chỉ hoàn toàn nghiêm túc thôi. Họ thường thông minh và tài năng nhưng thiếu đi sự thấu hiểu và đồng cảm. “John” có xấp xỉ 20 lần phản ánh trực tiếp và hàng trăm lần theo cách gián tiếp. Người đàn ông làm việc không mệt mỏi, anh ta cực kì đòi hỏi ở chính mình và chính những người xung quanh.

Tôi bắt đầu cuộc trò chuyện với John bằng cách hỏi anh ấy kỳ nghỉ vừa qua của anh như thế nào. Tôi thích mở đầu một cuộc hội thoại như vậy vì nó phần nào giảm bớt đi sự căng thẳng quanh đây và giúp tôi hiểu hơn về khách hàng của mình. Nó mang tính chất khêu gợi nhưng thật bất ngờ thay, John đã dành 15 phút để kể về chuyến du lịch của anh ta (ngoài thời gian dự tính của chúng tôi). Anh ta miêu tả chuyến đi tuyệt vời ra sao và rõ ràng mà nói, kì nghỉ đó thực sự có ảnh hưởng sâu sắc đối với John. Khi John kể xong câu chuyện của mình, tôi bèn nói: “John này, kỳ nghỉ của anh có vẻ tuyệt vời quá; đồng đội của anh nghĩ như thế nào?” Anh ta đáp: “Tôi không nói chuyện với họ; chẳng có gì để phải bàn với họ về chuyện đó. Đó không phải là văn hóa công ty tôi. Anh biết điều đó chứ, Subir?”

Tôi không ngần ngại đáp trả John: “Thế, anh thử thay đổi văn hóa xem sao. Nếu anh muốn mọi người quan tâm đến tổ chức của mình, hãy chỉ cho họ thấy rằng anh đang thực sự để ý và quan tâm đến họ. Nếu anh dành thời gian kể cho tôi về chuyến du lịch của mình, anh cũng có thể làm điều tương tự với những nhân viên cấp dưới của anh. Chia sẻ trải nghiệm của anh với tất cả mọi người để họ thấy rằng anh đang đủ quan tâm đến họ và muốn chia sẻ những trải nghiệm của mình với họ. Đó là cách khuyến khích động viên họ chia sẻ những câu chuyện của họ với anh.”

Bằng cách đó, chúng ta đang thêm số 0 sau số 9.

Tạo ra văn hóa tích cực sẽ góp phần tạo nên một sự khác biệt lớn trong tổ chức của bạn. Mỗi người đều muốn biết là một nhà lãnh đạo, bạn quan tâm đến họ như thế nào. Không ai trong chúng ta có thể đi một mình, bởi thế đừng làm như vậy!

Truyền cảm hứng cho nhân viên, các thành viên trong gia đình hay những người hàng xóm của bạn thử xem, rồi bạn sẽ nhận ra sự khác biệt cực kì lớn. Tôi kiếm tiền nhờ việc giúp đỡ những thương hiệu nổi tiếng củng cố quá trình sản xuất của họ và tôi biết chắc chắn rằng không phải tất cả mọi thứ đều có thể cân đo đong đếm. Nhưng tôi có thể chắc chắn rằng thể hiện sự đồng cảm với người khác sẽ luôn tạo ra giá trị thặng dư.

* Subir Chowdhury là một trong những nhà tư vấn và nhà tư tưởng quản lý hàng đầu thế giới. Ông làm việc với các công ty trong danh sách Fortune 500, nhằm củng cố quy trình sản xuất, vận hành và chất lượng của chúng. Ông là tác giả của cuốn sách bán chạy nhất mang tên “The powerful of six sigma” và “The ice cream maker”.

Trang-Ps

Theo Trí Thức Trẻ/BI

Đọc tiếp »

Trong vòng 10 năm tới, trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế một nửa số lao động hiện nay

Tuy nhiên khác với các chuyên gia, một khảo sát gần đây cho thấy phần đông người lao động tin vào tác động tích cực mà công nghệ mới mang lại.

Ông Kai Fu Lee, sáng lập quỹ đầu tư mạo hiểm Sinovation Ventures, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ tại Trung Quốc, cho biết trong thập kỷ tới, robot sẽ đảm nhận 50% số công việc hiện nay của con người.

“Trí tuệ nhân tạo là phát kiến vĩ đại, lớn hơn tất cả những cuộc cách mạng công nghệ trước đây cộng lại, bao gồm: sáng tạo ra điện, internet, cải cách công nghiệp”.

Ông ví dụ trong một số công ty mà ông đã đầu tư, máy móc sẽ sớm có thể thực hiện các công việc như nhận diện 3 triệu khuôn mặt cùng một lúc hoặc thanh toán các khoản vay chỉ trong vòng 8 giây.

“Điều kỳ diệu sẽ đến với mọi ngành công nghiệp, tạo ra khối lượng của cải vật chất khổng lồ và loại bỏ tình trạng đói nghèo”, nhà đầu tư khẳng định.

Trả lời câu hỏi của CNBC về việc liệu con người có còn chỗ đứng trong một xã hội mà máy móc ngày càng thông minh hơn, ông Kai Fu Lee cho rằng không gì có thể thay thế được sự tương tác giữa con người với con người. “Chạm đến trái tim người dùng là điều máy móc không thể làm được, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ”.

Ông cũng nhấn mạnh trong khi làn sóng công nghệ đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, các công ty truyền thông như ngân hàng, bảo hiểm, bênh viện… lại có phần di chuyển khá chậm. Ví dụ Tencent và Alibaba đã hình thành phương thức thanh toán qua di động, thậm chí có thể trả tiền nhà, tiền vé tàu xe…trong khi các ngân hàng trung ương Trung Quốc mới bước đầu bắt kịp xu thế này.

Cũng giống Kai Fu Lee , những nhân vật có ảnh hưởng trong ngành công nghệ, nổi bật là Elon Musk và Stephen Hawking, đã bày tỏ sự lo ngại rằng trí tuệ nhân tạo sẽ trở nên quá mạnh và một ngày nào đó có thể chống lại con người. Tỷ phú Jack Ma còn nhận định trong khoảng 30 năm tới, robot có thể thay thế vị trí CEO của nhiều người.

Tuy nhiên, giới lao động và nhân viên văn phòng lại có thái độ khác hẳn. Một khảo sát gần đây do PwC thực hiện đối với 2.500 người trưởng thành tại Mỹ cho thấy 63% tin rằng trí tuệ nhân tạo giúp con người giải quyết các vấn đề phức tạp và có cuộc sống thoải mái hơn. Chỉ 46% người được khảo sát cho rằng robot sẽ “cướp” việc của con người và 23% tin rằng chúng sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng, tiêu cực đến cuộc sống hiện đại.

Hồng Lam

Theo Trí Thức Trẻ

Đọc tiếp »

Thứ Tư, 3 tháng 5, 2017

Cổ đông Vinasun hiến kế cạnh tranh với Grab, Uber: Kinh doanh thêm xe ôm, lãnh đạo nên thay bớt người nhà bằng người tài bên ngoài...

Thay bớt người nhà bằng người ngoài, mở dịch vụ xe ôm, hành động quyết liệt hơn... đó là những điều mà cổ đông gợi ý Vinasun để bước qua giai đoạn khó khăn trước sự cạnh tranh khốc liệt của Grab và Uber.

Cạnh tranh với các hãng công nghệ là chủ đề nóng của ĐHCĐ Vinasun ngày 28/4. Rất nhiều cổ đông đã bày tỏ ý kiến giúp công ty vượt qua giai đoạn khó khăn sau một năm đầy sóng gió của hãng taxi truyền thống này. Năm 2017, cả doanh thu và lợi nhuận của Vinasun theo kế hoạch sẽ giảm sâu.

Chúng tôi chọn ra 10 ý kiến đáng chú ý nhất của các cổ đông trong buổi đại hội:

1. Tôi thấy rằng lãnh đạo công ty đã nhận thức được sức ép của các công ty công nghệ. Có điều duy nhất là nên quyết liệt hơn. Theo tôi, năm qua công ty đã nhận thức được sự nguy hại của các mô hình kinh doanh mới, nền tảng kinh doanh mới và có sự thích nghi. Tuy nhiên, Vinasun có vẻ chậm quá. Càng chậm thì mức tổn hại, thua thiệt đến giá trị công ty càng lớn.

Tôi hiểu là công ty đang quyết liệt trong việc chuyển đổi mô hình kinh doanh . Cụ thể là trước đây, công ty mua xe và kinh doanh trên những chiếc xe tự mua thì bây giờ mình có những ý tưởng liên quan đến mô hình chia sẻ, giao khoán….

Công ty có định hướng nhưng vấn đề là thực hiện có quyết liệt hay không. Quan sát trong thời gian vừa qua, tôi nhận ra rằng công ty phản ứng còn chậm. Grab, Uber thu hút khách hàng bằng cách trợ giá, xâm lấn thị trường và tạo thói quen cho người tiêu dùng. Vinasun đang dùng cách truyền thống qua tổng đài và lượng khách quen cũ. Tôi không hài lòng với Vinasun vì gọi phần mềm xong thì vẫn thanh toán bằng tiền mặt, không liên kết đến các hệ thống thẻ. Đây là sự bất cập trong phần mềm.

Thứ hai là chính sách giá. Công ty không thể chỉ tồn tại trên công-tơ-mét không. Tôi nghĩ nên linh hoạt theo giờ về giá để có những phân khúc khách hàng khác nhau.

2. Vinasun cũng nên áp dụng công nghệ để gọi điện thoại nhanh và kinh doanh thêm xe ôm, đồng thời vẫn làm taxi.

3. Vinasun cạnh tranh vẫn thủ công. Nên theo tôi nghĩ, cách tốt nhất là liên doanh với nước ngoài để nâng cao khả năng quản lý và lái xe.

4. Tham khảo những mô hình xe sạch, thân thiện môi trường. Vì như vậy, vừa giúp tiết kiệm chi phí, vừa giúp bảo vệ môi trường.

5. Về vấn đề đầu tư xe mới, có thể dùng tiền thanh lý để làm 3 vấn đề sau: cải tạo chất lượng xe, trả bớt nợ vay và mua lại cổ phiếu. Nhiều nước như Singapore, Nhật… họ cũng dùng xe cũ, không phải mới.

Đặc biệt là vấn đề vệ sinh trong xe. Khi khách bước vào thì đã có cảm giác thoải mái vì xe sạch, thơm tho. Nếu xe mới mà quản lý không tốt thì dở hơn xe cũ. Về nợ vay, nếu lãi suất tăng thì vấn đề này sẽ là gánh nặng cho công ty.

6. Về nhân sự, công ty nên sử dụng người tài bên ngoài hơn là sử dụng phần lớn là người nhà như hiện tại.

7. Tôi không biết lãnh đạo công ty có trực tiếp nghe ý kiến của cấp thấp hơn không hay nghe từ bên thứ ba? Nếu lãnh đạo chưa trực tiếp thì mong công ty sẽ trực tiếp lắng nghe ý kiến của tài xế và cấp thấp hơn kể từ bây giờ.

8. Theo tôi nghĩ cạnh tranh là vấn đề lớn nhất. Còn các vấn đề khác thì ban điều hành quá hiểu, tôi không góp ý thêm. Năm trước, chúng ta nói đến Grab, Uber… và năm nay chúng ta cũng nói đến chuyện đó.

Theo tôi, Uber và Grab xuất hiện, chúng ta phải chấp nhận, đó là cuộc chơi. Vấn đề là chúng ta có chấp nhận quyết liệt hay từ từ.

Một khi chúng ta xác định đó là cuộc chơi thì cần phân tích rõ xem Grab, Uber trốn thuế và nhờ đó thì họ có lợi hơn bao nhiêu. Chúng ta có thể cạnh tranh được hay không? Tôi muốn nhấn mạnh lại rằng cạnh tranh với Uber, Grab là điều tất yếu và chúng ta phải nhận thức rất nhanh và quyết liệt. Nếu chấp nhận một cách chậm chạp thì chúng ta sẽ thua thiệt.

9. Theo tôi, không nên mua quá nhiều xe. Trong thời gian tới, tăng thị phần có thể bằng cách tận dụng những người có sẵn xe. Đây là chiến lược của Uber và Grab. Mình có thể áp dụng để giảm chi phí. Grab và Uber thành công ở chỗ đó. Họ không phải đặt vốn về việc trang trải cho xe.

10. Tôi thấy vấn đề là ở tâm lý. Theo tôi, người ta chọn Uber, Grab, giá chỉ là một phần thôi. Có những lúc họ đắt hơn cả Vinasun nữa. Vấn đề là sĩ diện của người Việt Nam. Các chàng trai muốn chứng minh với các cô gái rằng mình đi xe hơi. Grab và Uber có dấu hiệu nhận diện không rõ ràng và do đó đánh trúng vào tâm lý khách hàng.

Thế Trần

Theo Trí Thức Trẻ

Đọc tiếp »